Trong quá trình sử dụng điều hòa, người dùng thường mong muốn vừa có một môi trường mát mẻ mà không phải lãng phí điện. Nhiều người tin rằng nhiệt độ càng thấp sẽ đi đôi với tăng tiêu thụ điện, cho nên họ chuyển sang bật điều hòa 30 độ để tiết kiệm điện hơn và thực tế, ở con số này vẫn mang lại cảm giác thoải mái. Cho nên vấn đề "bật điều hòa 30 độ có tốn điện không" đã gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng.
Bật điều hòa 30 độ C có thể tạo ra không gian mát hơn so với nhiệt độ phòng ban đầu, nhưng nhiều tình huống thì nó không phải là lựa chọn hoàn hảo với nhiều người. Dưới đây là một số yếu tố cần xem xét:
Một số trường hợp, 30 độ C có thể làm không gian trở nên nóng gây mệt mỏi, mất nước, da khô. Đối với người lớn tuổi, khả năng kiểm soát nhiệt độ cơ thể kém thường dẫn đến mất nước, mất cân bằng điện giải, mệt mỏi, nhức đầu. Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh cực kỳ nhạy cảm hơn với nhiệt độ môi trường, nếu cài số nhiệt không phù hợp gây khó thở, khó ngủ, tăng nguy cơ mất nước cho bé.
- Tuổi thọ:
Bật điều hòa 30 độ không ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền vì mỗi thiết bị có phạm vi nhiệt hoạt động cụ thể nhưng muốn đạt mức mong muốn thì máy hoạt động ở công suất cao hơn nên “ngốn” năng lượng và hao mòn nhanh hơn.
- Gas
Bật điều hòa 30 độ không ảnh hưởng trực tiếp đến gas nhưng mở mức nhiệt cao sẽ tăng áp suất và tải trọng cho máy dễ gây rò rỉ gas hoặc hỏng hóc các thành phần khác của hệ thống.
- Vệ sinh
Đặt nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho bụi bặm, cặn bẩn bám vào hệ thống. Chúng sẽ làm giảm hiệu suất tạo lạnh của máy và chất lượng không khí được thổi ra. Do đó, tần suất vệ sinh cần điều chỉnh dựa trên mức độ bụi bẩn cộng với môi trường hoạt động để đảm bảo điều hòa hoạt động tốt.
Tiêu thụ nhiều năng lượng cho việc tạo lạnh có thể góp phần vào sự ô nhiễm và biến đổi khí hậu.
Cài điều hòa 30 độ chỉ tạo điều kiện thoải mái bằng cách hạ nhiệt độ không khí đến mức chấp nhận được.
Tóm lại, điều hòa để 30 độ có tốt không phụ thuộc sự thoải mái và ưu tiên cá nhân của bạn. Nếu cảm thấy thoải mái và không gặp vấn đề về sức khỏe hoặc môi trường thì sẽ không vấn đề gì nếu tiếp tục sử dụng. Ngược lại thì người dùng nên xem xét điều chỉnh nhằm tiết kiệm điện và hạn chế tác động tiêu cực lên môi trường.
Chắc hẳn trong quá trình sử dụng điều hòa, chúng ta đã không ít lần nghe rằng bật ở nhiệt độ càng thấp thì sẽ càng tiêu tốn nhiệt điện năng và bật điều hòa nhiệt độ cao sẽ giảm bớt tiền điện mỗi tháng hơn. Vì thế nhiều người sử dụng đã lựa chọn bật điều hòa 30 độ nhằm tiết kiệm điện? Thực sự, việc để điều hòa 30 độ có tốn điện không?
Thực tế, việc bật điều hòa 30 độ có tốn điện không là tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố tác động khác nhau, trong đó có sự chênh lệch của nhiệt độ bên trong phòng so với môi trường. Trong trường hợp bình thường, điều hòa sẽ hoạt động và làm mát hiệu quả nếu như nhiệt độ phòng khoảng 19 độ và nhiệt độ ở dàn nóng nhỏ hơn 48 độ. Lúc này, người dùng có thể tiết kiệm điện khi sử dụng thiết bị bằng cách điều chỉnh điều hòa chênh lệch với bên ngoài từ 6 – 10 độ C. Khi bạn cài điều hòa ở giá trị này sẽ xảy ra hai tình huống khác nhau.
Ví dụ nếu nhiệt độ bên ngoài là 40 độ, bạn bật điều hòa 30 độ sẽ hợp lý, tiết kiệm điện vì vừa đủ làm mát lại tiết kiệm điện. Nếu lúc này, cài đặt điều hòa dưới 30 độ thì chắc chắn sẽ tiêu tốn rất nhiều điện năng do máy cần phải hoạt động hết công suất. Hơn thế máy hoạt động trong suốt một thời gian dài rất dễ gây ra các vấn đề về cháy nổ hoặc suy giảm tuổi thọ của máy.
Tuy nhiên nếu như nhiệt độ bên ngoài phòng chỉ giao động khoảng từ 30 cho đến 35 độ C thì bạn không nên bật điều hòa 30 độ vì nó không tạo cảm giác mát mẻ rõ rệt mà còn tiêu tốn rất nhiều điện năng do cục nóng của thiết bị cần phải bật/tắt liên tục. Mỗi lần cục nóng bật/tắt thì sẽ làm hao tổn một lượng điện năng lớn.
Như với chia sẻ ở trên, bạn có thể bật điều hòa 30 độ nếu như nhiệt độ ở bên ngoài là từ 36 – 40 độ C. Khi nhiệt độ bên ngoài ở mức nhiệt này, nếu bạn điều chỉnh nhiệt độ phòng 30 độ thì thiết bị sẽ làm mát vừa đủ giúp căn phòng không quá nóng và cũng không quá lạnh.
Theo các chuyên gia không nên bật điều hòa bằng nhiệt độ ngoài trời. Nếu bạn muốn tiết kiệm điện và giúp cho thiết bị vận hành hiệu quả, thì người dùng nên giữ mức nhiệt độ chênh lệch giữa trong và ngoài phòng chỉ từ 6 – 10 độ C. Thông thường, nhiệt độ lý tưởng nhất sẽ giao động từ 24 độ C đến 30 độ C. Trong đó mức nhiệt từ 27 độ C – 30 độ C sẽ phù hợp cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh hoặc là người già. Nhiệt độ từ 24 độ C cho đến 28 độ C sẽ là mức nhiệt phù hợp với người bình thường.
Như vậy, với những chia sẻ ở trên, bạn đã hiểu hơn về việc bật điều hòa 30 độ có tốn điện không rồi đúng không nào. Theo đó, để sử dụng máy lạnh hiệu quả và lâu dài cũng như có lợi cho sức khỏe, tiết kiệm điện người dùng cũng nên chú ý đến một vài kinh nghiệm sử dụng điều hòa sau:
Trong quá trình sử dụng, người dùng có thể chọn các chế độ tiết kiệm điện nhằm giúp tiết kiệm điện năng khi mở máy điều hòa. Các chế độ hỗ trợ tiết kiệm điện được ưa chuộng có thể kể đến như hẹn giờ (tắt/mở máy trong khoảng thời gian thật sự cần thiết, tránh bị quên lãng), chế độ tiết kiệm năng lượng, chế độ ngủ, chế độ ECO,... Đương nhiên, nguyên lý chụng của chế độ tiết kiệm điện là giảm bớt thời gian/công suất vận hành, cân bằng cảm giác thoải mái với lượng điệu tiêu thụ. Do đó, độ mát lạnh, dễ chịu có thể sẽ bị giảm đi đôi chút.
Trong quá trình sử dụng việc bảo dưỡng vệ sinh máy điều hòa định kỳ là điều mà người dùng cần thực hiện. Thông thường điều hòa nên được vệ sinh từ 3 – 6 tháng lần tùy vào tần suất hoạt động nhằm loại bỏ các lớp bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc bám dày ảnh hưởng đến quá trình làm mát và mang lại luồng không khí trong lành, sạch sẽ an toàn cho sức khỏe. Đồng thời người dùng cũng nên chú ý thời gian bảo trì bảo dưỡng máy điều hòa ít nhất 1 năm/1 lần.
Nếu không sử dụng điều hòa trong một thời gian dài, từ 3 tiếng trở lên thì bạn nên tắt điều hòa. Đặc biệt khi ra khỏi phòng thì bạn chỉ cần đóng chặt cửa, phòng vẫn sẽ đảm bảo mát mẻ. Trong trường hợp thời gian không sử dụng điều hòa lâu hơn từ 6 tiếng trở lên, trước khi đi làm hoặc sau khi tan ca rời khỏi văn phòng làm việc của mình người dùng nên ngắt luôn cả nguồn.
Rất nhiều người có thói quen bật tắt máy liên tục khi ra khỏi phòng có điều hòa. Họ cho rằng trong khoảng thời gian mình đi vắng, việc bật điều hòa không thật sự cần thiết. Tuy nhiên nếu chỉ ra khỏi phòng dưới 2 tiếng đồng hồ hoặc vài phút thì điều này là không nên. Bật tắt máy điều hòa khiến cho thiết bị phải hoạt động hết công suất từ đầu nên rất tốn nhiều tiền điện.
Một trong những lý do khiến máy điều hòa tiêu tốn rất nhiều điện năng đó chính là các lỗ hở trong phòng hoặc ánh nắng trực tiếp chiếu vào phòng. Vì thế người dùng nên kiểm tra lại căn phòng của mình, đảm bảo việc các lỗ hở đã được xử lý. Đối với phòng có nhiều cửa kính, nên sử dụng rèm treo để che chắn, điều này giúp tiết kiệm điện hiệu quả trong quá trình sử dụng.
Máy điều hòa thường chỉ làm mát cho một khoảng không gian nhất định ngay dưới vị trí lắp đặt. Vì thế để cho khí mát được phân bổ, tiết kiệm điện năng, người sử dụng nên phối hợp thêm quạt khi điều hòa vừa khởi động. Việc sử dụng quạt trong phòng điều hòa còn giúp hạn chế tình trạng gây khô da, tất cả mọi người trong phòng đều có thể tận hưởng được hơi mát từ mát điều hòa.
Hầu hết mọi người thường nghĩ rằng tắt điều hòa bằng remote là đủ. Thực tế, nếu chỉ tắt máy bằng rờ mót mà không ngắt cầu dao/atmotphe, thiết bị vẫn ngầm tiêu thụ điện ở mức nhất định, thường là khoảng 15W (tùy từng dòng sản phẩm).
Sử dụng điều hòa 24/24 không được khuyến cáo bởi nó dễ gây hại cho sức khỏe, ảnh hưởng hệ hô hấp, làn da do không khí khó lưu thông, giảm độ ẩm phòng, đặc biệt là những ngày thời tiết nóng và độ ẩm thấp. Ngoài ra, việc vận hành liên tục dẫn đến tốn nhiều điện hơn, gây mài mòn các chi tiết bên trong và giảm tuổi thọ của máy.
Tốt nhất, bạn hãy bật điều hòa khi cần thiết: ngủ trưa hoặc vào ban đêm. Các thời điểm khác trong ngày nếu không quá nóng, chúng ta có thể mở quạt để tiết kiệm hóa đơn điện hàng tháng.
Tắt các thiết bị như tivi, đèn, laptop, máy in...nếu không sử dụng sẽ giúp hạ nhiệt độ tổng thể trong phòng và giảm tải hoạt động cho điều hòa.
Theo nhiều chuyên gia, việc tắt điều hòa trước khi ra khỏi nhà tầm 30 phút vẫn giữ được nhiệt độ phòng thoải mái mà vẫn tiết kiệm điện. Hạ nhiệt từ từ cũng giúp cơ thể thích nghi và tránh tình trạng sốc nhiệt.
Trên đây là những thông tin hữu ích về việc bật điều hòa 30 độ có tốn điện không. Mong rằng những chia sẻ ở trên sẽ giúp người dùng hiểu hơn về việc cài đặt nhiệt độ trong quá trình sử dụng thiết bị sao cho đảm bảo hiệu quả làm mát cũng như tiết kiệm điện tốt nhất. Nếu bạn vẫn còn nhiều thắc mắc trong quá trình sử dụng điều hòa, hãy liên hệ với SK Sumikura để giải đáp.
Điều hòa 1 chiều bật 30 độ có ấm không?Về cơ chế thì điều hòa 1 chiều chỉ duy nhất chức năng lạnh “Cool”, tức là giảm nhiệt độ phòng xuống mức người tiêu dùng yêu cầu. Nếu bạn hy vọng bật 30 độ để làm ấm phòng thì hoàn toàn không thể. Bởi điều hoà chỉ chạy khi nhiệt độ ngoài trời cao hơn nhiệt độ cài trên điều khiển, nếu bật điều hòa cao hơn nhiệt độ ngoài trời thì nó trong trạng thái đứng yên. Điều hòa 1 chiều sẽ không hoạt động nếu đặt 30 độ ở mùa đông (khoảng 16 độ C), vì cảm biến nhiệt độ báo máy biết nhiệt độ căn phòng đã đạt đến giới hạn yêu cầu và chỉ tốn điện vô ích. Tốt nhất bạn nên sử dụng điều hòa 2 chiều (sưởi “Heater”, làm lạnh “Cool”) cho phép điều chỉnh nhiệt độ một cách linh hoạt. |