Bé bị viêm phế quản có nên nằm máy lạnh không?

  • 16/03/2024
Viêm phế quản là một loại bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh dễ xảy ra khi bé bị nhiễm lạnh và có thể biến chứng, kéo dài. Vậy bé bị viêm phế quản có nên nằm máy lạnh không? Cùng tìm hiểu cách tạo không gian mát mẻ cho bé mà không lo nguy cơ viêm phế quản nhé.

Viêm phế quản là gì? 

Nguyên nhân gây viêm phế quản

Viêm phế quản là tình trạng sưng mềm xảy ra ở đường dẫn khí chính phân nhánh từ khí quản. Bệnh xảy ra khi phế quản bị các tác nhân gây hại xâm nhập, thường là các loại vi khuẩn, virus. Đôi khi, bệnh cũng do các nguyên nhân khác như nấm, amoniac, axit clohidric, lưu huỳnh đioxit, khí nito, tia bức xạ,... 

Tác nhân gây bệnh viêm phế quản làm hỏng tế bào niêm mạc bằng cách thay đổi/ làm tê liệt/ phá hủy lông mao. Theo đó, chức năng của lông mao bị ảnh hưởng, không thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, virus mà chỉ có thể loại bớt chất nhờn. Khi nguyên nhân không được giải quyết triệt để, vi khuẩn sinh sôi và tốc độ tiết nhầy tăng lên. Lượng chất nhầy này dần tích tụ, trở thành một loại dị vật cản trở đường thở. Vì thế, trẻ nhỏ sẽ hô hấp khó khăn, và ho chính là phản ứng của cơ thể như một cơ chế tống khứ chất nhầy.

Hậu quả của viêm phế quản

Tùy vào nguyên nhân mà sẽ có 2 loại viêm phế quản với các biểu hiện và hậu quả khác nhau:

Viêm phế quản cấp tính: Bệnh có biểu hiện dữ dội và tiến triển rất nhanh. Từ cơn ho khan kèm chảy nước mũi ban đầu, bé có thể xuất hiện sốt, đau họng, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, có đờm vàng/xanh lục/ lẫn máu (chỉ khi niêm mạc có vết thương nhỏ). Chất nhầy nhiều làm phế quản sưng lên và thu hẹp lại, trở nên tắc nghẽn và co cứng. Tiếng thở khò khè chính là biểu hiện của giai đoạn này. Viêm phế quản cấp tính nên được điều trị kịp thời để tránh chuyển thành viêm phổi.

Viêm phế quản mãn tính: Bệnh cũng khiến bé bị ho có đờm, chảy nước mũi màu trắng đục hoặc có màu vàng nhạt. Tuy nhiên so với tình trạng cấp tình thì các biểu hiện này nhẹ nhàng hơn, bé cũng ít gặp khó khăn khi hô hấp, hầu như vẫn có thể hít thở bình thường. Tuy nhiên, không vì thế mà cha mẹ có thể chủ quan. Vì trong khi bị viêm mãn tính, phế quản vẫn có thể gặp thêm tác nhân kích thích (từ ô nhiễm, khuẩn hại) mà trở nên trầm trọng. Hơn nữa, bệnh mãn tính kéo dài cũng có thể kéo theo các vấn đề khác, ví dụ giảm chức năng phổi. Trong trường hợp xấu, bệnh có thể làm giảm chức năng hô hấp vĩnh viễn.

Bé bị viêm phế quản có nên nằm máy lạnh không? - Tin tức

Các tác nhân kích thích

Bên cạnh tác nhân gây bệnh chính là khi khuẩn, virus, viêm phế quản cũng có thể tăng nặng khi bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kích thích sau đây:

  • Khói thuốc lá: Đây là nguyên nhân thúc đẩy bệnh hàng đầu. Bé ở trong môi trường thường có khói thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

  • Bụi bẩn và ô nhiễm: Các thành phần lơ lửng trong không khí như bụi vải, bụi mịn, khói xe, hóa chất bay hơi đều là yếu tố kích thích, có thể khiến lông mao phế quản tê liệt và phổi thì căng phồng quá mức.

  • Trào ngược dạ dày: Các cơn nôn trớ có thể gây kích thích cổ họng, làm tăng nguy cơ viêm cho phế quản

  • Sức đề kháng kém: Bé có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên mọi cơ quan trong cơ thể đều dễ bị tổn thương. Viêm phế quản tiến triển nhanh cũng là điều dễ hiểu.

Bé bị viêm phế quản có nên nằm máy lạnh không?

Với những phân tích trên, có thể thấy viêm phế quản không liên quan trực tiếp đến gió lạnh hay nhiệt độ phòng ở. Nên cha mẹ không cần băn khoăn bé bị viêm phế quản có nên nằm máy lạnh không.

Trái lại, ta còn có thể thấy trong điều kiện phòng máy lạnh, bé được thuận lợi hơn để phòng tránh và hồi phục. Bởi phòng máy lạnh thường là phòng kín, hạn chế tác nhân ô nhiễm xâm nhập từ bên ngoài. Hơn nữa, máy lạnh có thể lọc không khí, để phòng ở càng sạch và an toàn hơn. Vậy nên, nếu cha mẹ muốn con cảm thấy dễ chịu khi thời tiết trở nên nóng bức thì hoàn toàn có thể cho con nằm máy lạnh.

Tuy nhiên, không phủ nhận máy lạnh cũng có mặt tiêu cực, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Nên việc ba mẹ cần làm là đảm bảo dùng máy đúng cách cho bé. Sau đây là những nguyên tắc nằm máy lạnh an toàn. Cha mẹ nên tuân thủ dù bé có bị viêm phế quản hay không.

Sử dụng máy lạnh thế nào khi bé đang bị viêm phế quản?

Lựa chọn nhiệt độ phù hợp

Mục đích của máy lạnh là tạo môi trường sống dễ chịu, nên nhiệt độ nên luôn được kiểm soát ở mức vừa phải. Với trẻ nhỏ, nhiệt độ cài đặt nên là 25 - 27oC. Nếu mở máy lạnh ở nhiệt độ quá thấp, quá trình hạ nhiệt kéo dài sẽ làm không khí trong phòng khô hơn. Với bé khỏe mạnh, tình trạng mất nước làm giảm chức năng bảo vệ. Với vé đang bị viêm phế quản, lượng chất nhầy sẽ đặc lại, tăng cảm giác khó chịu.

Chú ý thời gian sử dụng

Thời gian mở máy là yếu tố cần lưu tâm thứ 2 bên cạnh mức nhiệt độ. Bên cạnh cảm giác mát mẻ, bé cũng nên được hít thở không khí tự nhiên thông thoáng. Bạn nên cân bằng không khí tự nhiên và máy bằng cách chọn thời điểm dùng và kiểm soát thời gian. Hãy mở máy vào khoảng giờ trưa, khi nhiệt độ trong ngày cao nhất. Vào sáng sớm và chiều tối, nhiệt độ và hoạt động sản xuất, sinh hoạt đều giảm, không khí mát mẻ trong lành hơn thfi nên cho con ra ngoài hoạt động.

Bé bị viêm phế quản có nên nằm máy lạnh không? - Tin tức

Điều chỉnh hướng gió thổi

Lưu ý quan trọng tiếp theo là về hướng gió. Bất kể là dù bạn đang dùng máy ở nhiệt độ hay chế độ nào, cũng nên chắc chắn gió không trực tiếp thổi vào cơ thể con đặc biệt là vùng đầu, ngực vì dễ khiến bệnh trở nặng.

Đảm bảo máy lạnh vệ sinh

Ô nhiễm luôn có hại cho sức khỏe. Không chỉ tiềm tàng mầm bệnh, bạn thân các loại bụi bẩn đã là yếu tố kích thích lông mao phế quản, khiến chúng nhạy cảm và tổn thương. Do đó, các ổ bụi bẩn cần được loại bỏ trong không gian sống của trẻ nhỏ. 

Khi dùng máy lạnh, cha mẹ phải luôn nhớ trong máy có lớp lưới lọc cần được vệ sinh định kỳ thường xuyên. Nếu thực hiện tốt, lưới lọc giúp thu giữ bụi bẩn, làm sạch không khí. Nhưng nếu bị bỏ quên, lưới lọc tích bẩn quá nhiều có thể bị phản tác dụng. Khi đó, chính nó trở thành nguồn phát tán bụi bẩn và vi khuẩn vào không khí. Và bé sẽ là người trực tiếp hít thở chúng hằng ngày.

Chế độ chăm sóc trẻ bị viêm phế quản

Bên cạnh những lưu ý trong cách sử dụng máy lạnh kể trên, bé bị viêm phế quản còn cần được chăm sóc đặc biệt hơn để hồi phục sức khỏe. Sau đây là những lời khuyên dành cho cha mẹ.

Phối hợp cùng bác sĩ

Khi phát hiện con có dấu hiệu ho, chảy mũi, thở khò khè, cha mẹ nên cho con đến cơ sở ý tế để được thăm khám cùng bác sĩ. Con càng nhỏ thì cha mẹ càng cần tránh tối đa việc tự ý mua thuốc ở các tiệm thuốc tây. Bởi dược sĩ có thể sẽ kê kháng sinh cho bạn, trong khi liều lượng kháng sinh cho trẻ rất cần được kiểm soát. Việc dùng tùy tiện là lợi bất cập hại, nó giúp ngưng ngay bệnh hiện tại nhưng có thể gây lờn thuốc về sau. Thay vào đó, đến khám với bác sĩ nhi khoa thì con được kiểm tra tình trạng cụ thể và theo dõi chặt chẽ.

Cho con uống nhiều nước

Việc dùng thuốc là khó tránh khỏi khi con bị viêm phế quản. Thuốc tây có tác dụng phụ là thường làm nóng người, tăng áp lực cho gan thận. Nên khi con dùng thuốc, cha mẹ hãy khuyến khích con uống nhiều nước để cơ thể được làm mát, chuyển hóa tốt hơn. Việc uống nước còn giúp làm ẩm vòm họng, giảm cảm giác ngứa, đau cổ họng và giảm ho.

Ngoài ra, cấp nước đầy đủ còn giúp hỗ trợ hấp thu dưỡng chất, giúp con tiêu hóa tốt, cơ thể khỏe mạnh. Nếu con mệt mỏi và lười uống nước, cha mẹ có thể thay nước lọc bằng các loại nước trái cây tươi. Như vậy, hương vị chua ngọt có tác dụng kích thích vị giác. Đồng thời, đây cũng là cách bổ sung vitamin C hữu hiệu để giúp con tăng đề kháng.

Thực đơn dễ tiêu hóa

Bị viêm phế quản thì không cần quá kiêng kỵ bất cứ thực phẩm gì. Bạn cứ cho con ăn theo chế độ thường ngày, ưu tiên thức ăn thanh đạm, hạn chế đồ chiên xào nhiều dầu mỡ vì có thể kích thích gây ngứa cổ. Nếu con đau họng nhiều, khó nuốt thì có thể làm các ăn lỏng cho con. Hãy đảm bảo con luôn được cung cấp đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng, thực phẩm tươi mới, đa dạng để nhận được nhiều vitamin tăng cường hệ miễn dịch.

Bé bị viêm phế quản có nên nằm máy lạnh không? - Tin tức

Giữ vệ sinh 

Tăng cường vệ sinh cơ thể và môi trường sống sẽ giúp con hạn chế tiếp xúc vi khuẩn - tác nhân trực tiếp gây viêm phế quản. Các biện pháp tăng cường vệ sinh bao gồm:

  • Rửa tay bằng xà bông thường xuyên

  • Súc họng, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý

  • Đeo khẩu trang khi đi ra nơi đông người

  • Don dẹp vệ sinh phòng ở thường xuyên

Lời kết

Mong rằng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin để bạn an tâm chăm sóc bé bị viêm phế quản. Nếu bạn muốn biết thêm các mẹo sử dụng máy lạnh hiệu quả hơn, hãy tìm đọc những bài chia sẻ của chúng tôi tại chuyên mục Tin Tức. Còn nếu bạn muốn tìm cho mình một chiếc máy lạnh chất lượng tốt với chi phí phải chăng, hãy liên hệ ngay SK Sumikura qua hotline 1900 545 537 để được hỗ trợ nhé.

 
Hỗ trợ khách hàng
Bài viết khác
zalo-img.png