Tủ đông càng trở nên quen thuộc với nhiều nhà hàng, quán ăn, cửa hàng tạp hóa, siêu thị và gia đình. Sử dụng tủ đông sau một thời gian dài, bạn cũng khó tránh khỏi những sự cố ngoài ý muốn. Tuy nhiên, những lỗi thường gặp ở tủ đông không phải lỗi nào cũng cần đến đơn vị chuyên nghiệp, đôi khi bạn cũng có thể tự khắc phục tại nhà để không phải tốn thêm chi phí. Nếu bạn nhận thấy được nguyên nhân cũng giúp bạn sớm phát hiện ra vấn đề và sửa chữa kịp thời để hạn chế hư hỏng thêm.
Dưới đây là 13 lỗi phổ biến nhất ở tủ đông mà chúng tôi tổng hợp và đưa ra những biện pháp phù hợp cho từng lỗi.
Biểu hiện
Tủ đông không chạy và không làm lạnh, thực phẩm trữ bên trong không lạnh.
Nguyên nhân
Nhiều nguyên nhân làm cho tủ không hoạt động. Tủ bị mất kết nối do chưa cắm dây nguồn vào ổ điện hoặc ổ cắm chưa có điện vào. Đôi khi điện áp quá thấp hoặc quá cao nên tủ không hoạt động hoặc dây điện của tủ đông có vấn đề không nhận nguồn điện.
Cách khắc phục
Các hướng dẫn dưới đây chỉ mang tính tham khảo nếu bạn có kinh nghiệm còn không thì hãy gọi nhân viên kỹ thuật để hỗ trợ đảm bảo an toàn.
Bạn nên nhớ rút điện trước khi kiểm tra hệ thống điện trong nhà để phòng ngừa trường hợp dây điện đứt. Nếu có thể bạn nên dùng đồng hồ đo chuyên dụng để tiến hành kiểm tra. Bạn phải kiểm tra kỹ nguồn điện và dây cắm điện của tủ đông cũng như ổ cắm điện để đảm bảo nguồn điện ổn định, khi cắm điện vào ổ mà vẫn có thể vận hành ổn định.
Với những nơi nguồn điện không được ổn định (quá cao hoặc quá thấp) so với tiêu chuẩn sử dụng điện của tủ đông. Bạn hãy trang bị thêm một chiếc ổn áp hoặc biến thể để làm ổn định nguồn điện giúp tủ động hoạt động hiệu quả.
Nếu như bạn đã kiểm tra những khả năng có thể xảy ra như trên mà tủ vẫn không hoạt động, bạn không nên tự ý tháo tủ ra sửa chữa. Trong trường hợp dây điện có vấn đề, bạn nên liên hệ với bên sửa chữa để kiểm tra và sửa lại. Tránh làm bản thân bị giật trong quá trình sửa chữa.
Biểu hiện
Khi mở cửa tủ ra, bạn ngửi thấy mùi hôi khó chịu bay ra ngoài. Việc này có thể làm ảnh hưởng đến những thực phẩm khác bên ngoài.
Nguyên nhân
Bạn để những thực phẩm đã bị hư hỏng lâu ngày vào tủ khiến vi khuẩn sinh sôi tạo ra mùi hôi. Đôi khi những loại thực phẩm nặng mùi như mắm, cá…không được bọc kỹ mà đã bỏ vào tủ. Tủ lâu ngày không được vệ sinh hoặc vệ sinh không sạch dẫn đến các thực phẩm bị rơi rớt lâu ngày phát sinh mùi hôi.
Khắc phục
Cách khắc phục hiệu quả nhất là kiểm tra lại toàn bộ thực phẩm đang được bảo quản trong tủ. Nếu gặp thực phẩm nào bị hỏng thì cần loại bỏ ngay. Trước khi đặt thực phẩm vào tủ, bạn nên bao bọc cẩn thận hoặc đóng hộp chúng sạch sẽ. Ngoài ra, tủ được dùng trong thời gian dài mà không vệ sinh cũng khiến vi khuẩn phát sinh và gây mùi. Vì vậy, bạn nên định kỳ vệ sinh tầm 2 đến 3 tháng 1 lần.
Biểu hiện
Một trong những biểu hiện mà bạn dễ nhận thấy khi gặp trường hợp này là thực phẩm để qua ngày thậm chí để mãi mà không đạt đến độ làm tối ưu để bảo quản thực phẩm. Đôi khi bạn thấy tủ làm lạnh lâu hoặc tủ đông chạy mà không lạnh. Đây đều là những lỗi khiển người dùng bối rối.
Nguyên nhân
Bạn dự trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ cùng một lúc. Đôi khi người tiêu dùng còn có hành động thường xuyên đưa đồ ăn còn nóng vào tủ đông cũng làm cho khả năng làm lạnh của tủ đông giảm đi.
Thời tiết nắng nóng thất thường cũng làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tủ đông. Mùa hè khi nhiệt độ bên ngoài cao thì khả năng làm lạnh của tủ sẽ giảm, tốn nhiều thời gian hơn để làm lạnh thực phẩm.
Lớp băng tuyết trong tủ quá dày hạn chế sự lưu thông khí lạnh bên trong của tủ, làm cho luồng khí không đồng đều khắp tủ.
Ngoài ra, thói quen xếp thực phẩm quá dày làm cho không khí lạnh không lưu thông được dẫn đến tủ không thể làm lạnh đều.
Khắc phục
Đôi khi không cần thiết sử dụng đến tủ đông thì bạn cũng không nên đóng mở nhiều lần trong ngày.
Bạn nên lưu trữ thực phẩm đúng cách, không vượt quá định mức. Cách tốt nhất là bạn nên đặt vừa đủ trong tủ chứ không nên nhồi nhét quá nhiều khiến cho luồng khí lạnh trong tủ không lưu thông được.
Nếu như tủ bị đóng tuyết bên trong nhiều, bạn hãy lấy hết thực phẩm ra sau đó, rút điện và để đến khi lớp tuyết tan hết thì hãy vệ sinh tủ lại sạch sẽ.
Biểu hiện
Khi bạn mở tủ đông nhưng không thấy đèn chiếu sáng bật lên hoặc khi bạn thấy tủ vẫn đang hoạt động nhưng đèn báo không sáng thì rất có thể đèn đang bị hỏng. Đây đều là những lỗi thường gặp của tủ đông mà bạn có thể gặp phải.
Nguyên nhân
Lý do lớn nhất dẫn đến hiện tượng này có thể là đèn báo của tủ bị hỏng. Hoặc đôi khi bạn chưa bật công tác đèn của tủ đèn báo chưa có nguồn để hoạt động
Khắc phục
Bạn nên kiểm tra nguồn điện trước tiên để chắc chắn điện được cung cấp cho tủ ổn định không, ổ cắm điện đã vào hoặc công tác đã bật chưa.
Trường hợp đèn báo bị hỏng mà tủ vẫn hoạt động bình thường, bạn không nên tự thay để đảm bảo an toàn. Lúc này, bạn cần liên hệ trung tâm bảo hành hoặc trục tâm sửa chữa tủ đông uy tín để được kiểm tra và sửa chữa kịp thời.
Không thể đóng cửa tủ
Biểu hiện
Khi bạn đã đóng cửa tủ đông nhưng vẫn thấy hơi lạnh thoát ra ngoài hay cửa tủ bị kẹt không thể đóng kín được. Việc này sẽ làm cho độ lạnh trong tủ đông bị thất thoát.
Nguyên nhân
Khắc phục
Bạn cần lấy hết những bao bì bị kẹt ở cửa tủ. Nếu vẫn chưa giải quyết được do có nhiều thức ăn làm cấn cửa tủ thì bạn cần sắp xếp lại thực phẩm, đóng gói cẩn thận hoặc sử dụng hộp đựng thực phẩm để bên trong tủ trở nên rộng thoáng. Điều này vừa tránh được thực phẩm kẹt vào cửa tủ vừa giúp không khí lạnh bên trong tủ được lưu thông đến mọi ngóc ngách và làm lạnh thực phẩm được đều hơn.
Bạn phải kiểm tra tủ đông có được đặt đúng chỗ, chân tủ có bị nghiêng, lệch về một bên hay không. Nơi để bạn lắp đặt tốt nhất là bề mặt bằng phẳng để kê tủ đông một cách chắc chắn, không bị xô lệch.
Biểu hiện
Tủ đông phát ra tiếng ồn khi vận hành quá lớn.
Nguyên nhân
Khắc phục
Trước tiên, bạn cần quan sát nơi để tủ đông có được cân bằng chưa. Nếu tủ bị lệch thì nên đặt lại tủ như đúng quy định.
Bạn cần sắp xếp lại thực phẩm một cách gọn gàng. Nếu như ngừng tiếng ồn thì do vấn đề này nên mới phát ra tiếng ồn
Nếu như bạn đã thực hiện 2 cách trên nhưng vẫn có tiếng ồn thì khả năng lỗi linh kiện khá cao. Bạn nên báo cho bên sửa chữa, bảo hành để được khắc phục lỗi sớm nhất nhé.
Biểu hiện
Cửa tủ đông khó mở, đôi khi do giăng dính chặt rất khó mở.
Nguyên nhân
Áp suất bên trong và ngoài chênh lệch làm cho cửa tủ bị dính chặt. Sau khi tủ đông kích hoạt và làm lạnh đến nhiệt độ thích hợp, không khí bên trong tủ co lại làm cho áp suất của tủ thấp hơn bên ngoài. Do đó, cánh tủ bị hút mạnh mẽ khi bạn mở cửa. Đây là hiện tượng bình thường nhất là đối với tủ cắm lần đầu hay tủ chứa quá ít đồ bên trong.
Do gioăng tủ lạnh bị bẩn, dính bám bụi.
Khắc phục
Biểu hiện
Tủ đông bị chảy nước bên trong và ra cả sàn nhà.
Nguyên nhân
Khắc phục
Đầu tiên, ban phải kiểm tra van thoát nước của tủ có bị hở không. Nếu van bị hở bạn cần đậy kín nắp van. Nếu lỗ thoát nước bị tắc thì cần dùng vật nhọn, cứng để làm sạch lỗ thoát, sau đó đóng van lại.
Nếu van thoát nước vẫn bình thường, bạn hãy quan sát khay chứa nước có đặt đúng vị trí hoặc có đang gặp sự cố như: vết nứt, vết lõm, hỏng... Nếu có thì bạn cần thay thế khay chứa mới.
Biểu hiện
Tương tự như tình trạng đọng sương, đọng hơi nước bên trong và bên ngoài tủ đông, trên gioăng cửa bên trong sẽ thấy hơi nước đọng lại.
Nguyên nhân
Khắc phục
Nếu như tủ không khép kín được, bạn cần quan sát gioăng tủ có vấn đề gì không, gặp trường hợp rách, hỏng thì cần thay mới. Gioăng bị bong hoặc giãn nở bạn có thể dùng máy sấy hơ hóng để nó trở về độ đàn hồi ban đầu, rồi dùng băng dính dán kín cửa tủ trong vài tiếng để gioăng khít lại.
Bạn cần sắp lại thực phẩm trong tủ cho hợp lý, có thể để thức ăn, trái cây… vào hộp đựng rồi mới đặt vào tủ. Bạn cũng nên tránh vị trí gió lan tỏa ra bên trong tủ để khí lạnh được lưu thông nhiều hơn và tránh cho thực phẩm còn nóng vào.
Trong trường hợp do thời tiết, bạn nên vệ sinh tủ thường xuyên là được nhé.
Biểu hiện
Tủ lạnh chạy liên tục để đảm bảo độ lạnh hoặc chạy rồi ngắt nghỉ liên tục.
Nguyên nhân
Khắc phục
Nếu như bạn gặp phải vấn đề như: cửa tủ đông không kín, đèn chiếu sáng hỏng hoặc nhiệt độ bên trong tủ không ổn định thì bạn nên xem xét nguồn điện cấp cho tủ có đủ không để điều chỉnh cho phù hợp.
Trong các trường hợp rơ le, đèn báo hiệu bên trong tủ, thiếu gas hay máy nén hư hỏng thì cần liên hệ với thợ sửa chữa hoặc trung tâm bảo hành đến để kiểm tra và khắc phục vấn đề.
Biểu hiện
Nếu bạn sờ vào hai bên hông tủ cảm giác nhiệt độ quá cao và rất nóng.
Nguyên nhân
Khắc phục
Nếu tủ không quá nóng thì đây không phải là lỗi, đó là hiện tượng thường gặp ở tủ đông khi dàn nóng hoạt động bạn không cần phải lo lắng.
Có thể xung quanh không gian tủ quá chật hẹp. Hãy để tủ ở vị trí thoáng hơn, cách với mặt tường và các thiết bị khác ít nhất 15-20cm. Đủ chỗ trống để hơi nóng tỏa ra từ dàn nóng khi hoạt động được lưu thông và giảm nhiệt. Đặt tủ đông tránh xa bếp gas, bếp lò và những thiết bị tỏa nhiệt.
Biểu hiện
Khi rút điện tủ đông ra để dọn dẹp hoặc di chuyển đến nơi ở mới, khi mới tủ về nhà, bạn cắm tủ đông vào điện liền thì tủ không hoạt động.
Nguyên nhân
Tủ đông mới di chuyển không nên bật ngay vì khí gas chưa ổn định.
Khắc phục:
Sau khi quá trình vận chuyển đến chỗ đặt, bạn cần để tủ ổn định tầm 30 phút đến 2 tiếng sau mới ghim điện. Sau khi bạn cúp điện nguồn, tủ cần ít nhất sau 5 phút mới bật lại. Nếu vô tình bạn lỡ rút điện tủ đông thì cần sau 5 phút mới có thể bật lại vì trong thời gian quá ngắn sẽ gây tổn hại tới thiết bị.
Một số vấn đề sau không phải do lỗi trong lúc kích hoạt tủ đông
Khi tủ đông làm việc, bên ngoài máy thường nóng lên, đặc biệt là vào những ngày hè. Điều này xảy ra do bức xạ nhiệt từ dàn nóng, đây là hiện tượng bình thường.
Ngưng tụ
Hiện tượng này chỉ xuất hiện trên bề mặt bên ngoài và ở ron cửa tủ đông khi độ ẩm trong môi trường lớn. Đây là điều hiển nhiên và bạn dễ dàng giải quyết nó bằng cách lau sạch nước ngưng tụ bằng khăn khô.
Âm thanh của luồng gió thổi
Chất làm lạnh tuần hoàn trong các đường dẫn chất làm sạch sẽ tạo ra tiếng ồn và tiếng xì xào. Điều đó là bình thường và không ảnh hưởng đến hiệu quả làm lạnh.
Tiếng vù vù
Tiếng vù vù được tạo ra khi chạy máy nén, đặc biệt là khi khởi động hoặc tắt máy.
Tiếng lách cách
Van điện từ (van đảo chiều điện) sẽ tạo ra tiếng lách cách. Điều này cũng là trường hợp bình thường mà cũng không gây ảnh hưởng đến tủ đông.
Để hạn chế các lỗi thường gặp của tủ đông kể trên, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
Để hạn chế các lỗi thường gặp của tủ đông, bạn nên thường xuyên vệ sinh tủ để kịp thời phát hiện những lỗi như: gioăng tủ bị bẩn, tủ bị đóng tuyết hay tủ có mùi hôi. Việc vệ sinh không chỉ giúp bạn hạn chế được mùi hôi, vi khuẩn phát triển mà còn giúp tăng tuổi thọ cho tủ.
Việc bảo trì tủ định kỳ sẽ giúp bạn sớm phát hiện các vấn đề và có thể sửa chữa kịp thời tránh để tủ hư hỏng nặng.
Theo nhiều chuyên gia thì thời gian thích hợp để vệ sinh tủ đông tối ưu là mỗi tháng 1 lần. Tuy nhiên, còn tùy vào mức độ sử dụng và các yếu tố ngoại vi mà bạn có thể tăng hoặc giảm số lần vệ sinh cho phù hợp.
Tủ đông nếu không được làm sạch định kỹ sẽ tích tụ nhiều vi khuẩn gây hại ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm cũng như hiệu suất làm việc của máy. Trình trạng này kéo dài lâu ngày không được khắc phục chính là nguyên nhân lớn nhất gây ra các lỗi thường gặp trên tủ đông, làm phát sinh thêm nhiều chi phí sửa chữa.
Trên đây, chúng tôi tổng hợp những lỗi thường gặp của tủ đông và cách khắc phục từng lỗi tương ứng. Trong quá trình sử dụng chắc chắn bạn không thể tránh khỏi việc tủ đông gặp sự cố, ảnh hưởng đến sinh hoạt của chúng ta. Hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công.