Điều hòa là một trong những thiết bị tiêu tốn nhiều năng lượng điện của gia đình. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng hoặc giá rét thì nhu cầu sử dụng điều hòa ngày càng tăng cao. Hãy tham khảo những cách bật điều hoà tiết kiệm điện để căn phòng vừa ôn hòa đúng ý và vừa tiết kiệm điện một cách hiệu quả.
Điều hòa còn có tên gọi khác là điều hòa không khí hoặc điều hòa nhiệt độ là một thiết bị cần lượng điện tương đối lớn của gia đình để vận hành. Máy dùng để điều chỉnh nhiệt độ, cải thiện chất lượng không khí của một không gian nhất định theo ý muốn của người sử dụng, đem đến sự tiện nghi, thoải mái cho các thành viên trong gia đình.
Công nghệ ngày càng phát triển nên điều hòa có nhiều phân khúc, mẫu mã, dòng máy khác nhau. Chúng tôi nêu ra một số loại để các bạn dễ hình dung hơn về điều hòa.
Phân loại dựa theo khả năng xử lý nhiệt:
Phân loại theo khả năng xử lý nhiệt thì máy được chia thành 2 loại cơ bản:
Điều hòa 1 chiều: chỉ có cơ chế làm lạnh, rất thích hợp với khí hậu nóng bức. Miền nam là nơi hầu như nóng nhiều nên loại máy này sẽ thích hợp.
Điều hòa 2 chiều: có chế độ làm mát và sưởi ấm, thích hợp với 2 mùa rõ rệt trong năm là nóng và lạnh. Dòng máy này sẽ thích hợp với nơi có khí hậu 4 mùa như miền Bắc, vùng cao, Đà Lạt, Lâm Đồng.
Phân loại dựa theo kiểu dáng gồm treo tường, âm trần, tủ đứng…
Điều hòa treo tường là dòng phổ biến nhất trên thị trường. Do chúng giá rẻ hơn những dòng khác, thuận tiện lắp đặt. Công suất của máy thường ở mức nhỏ, phù hợp với hộ gia đình, khoảng công suất thông dụng nhất là từ 9000Btu đến 28000Btu. Dòng máy này được trang bị cho gia đình, phòng ngủ, nhà nghỉ, văn phòng, quán ăn, spa….
Điều hòa tủ đứng đa số có công suất vừa và lớn, giá thành theo đó mà tương đối cao, yêu cầu diện tích mặt sàn thay vì vách tường. Dòng máy này sẽ phù hợp với những nơi có diện tích lớn như cửa hàng, văn phòng công ty… thì việc lắp đặt sẽ hợp lí hơn. Công suất của máy thường nằm ở mức 21000Btu đến 120000Btu.
Điều hòa âm trần mang đến cho khách hàng tính thẩm mỹ cao nhờ thiết kế nhỏ gọn phù hợp để lắp bên trong trần nhà. Không chỉ tiết kiệm không gian, làm thoáng tầm nhìn mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ. Sản phẩm này thường được ứng dụng trong những siêu thị, cửa hàng, văn phòng, nhà hàng… Công suất của máy cũng rất lớn, dao động từ 21000btu đến 120000btu.
Đối với những không gian lắp đặt điều hòa, phòng nên được thiết kế thật kín, việc này giúp cho động cơ của máy hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, khả năng làm mát của máy điều hòa tăng lên, giảm thời gian chờ và điện tiêu thụ. Những phòng có ánh nắng chiếu vào trực tiếp, nhiều cửa kính thì nên lắp thêm rèm che nắng. Chúng sẽ giúp hạn chế tối đa việc hấp thụ nhiệt vào trong căn phòng thông qua những lớp kính.
2. Chọn hướng gió và sử dụng thêm quạt để tiết kiệm điện:
Chọn hướng gió:
Chức năng auto tự động điều chỉnh cánh quạt của điều hòa hướng sang trái, phải, lên, xuống để làm mát vị trí người dùng. Bên cạnh đó, máy còn kiểm soát cường độ quạt để tối ưu hiệu quả. Nếu bạn chỉ đang muốn làm mát ở 1 hướng nhất định thì bạn nên chủ động chọn hướng gió đến vị trí mong muốn, tập trung làm mát cho bạn mà không cần phải chỉnh nhiệt độ điều hòa quá thấp.
Dùng thêm quạt:
Mỗi lần để điều hòa khởi động sẽ cần một khoảng thời gian để làm mát căn phòng. Lúc này, bạn có thể kết hợp thêm quạt và điều hòa để gia tăng hiệu suất làm việc. Nhiều người cho rằng sử dụng cùng lúc điều hòa và quạt điện là tốn điện gấp đôi nhưng sự thực không hẳn là vậy. Trái lại, nếu bạn sử dụng đúng cách thì vừa hiệu quả vừa tiết kiệm điện.
Phối hợp thêm quạt điện khoảng 15 đến 20 phút đầu sẽ giúp làm mát không gian nhanh hơn vì quạt mang luồng gió lạnh từ thiết bị điều hòa lan tỏa khắp phòng hiệu quả hơn. Khi không khí trong phòng đã giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn, bạn nên tắt bớt quạt để sử dụng điều hòa tiết kiệm điện hơn.
Nhiều chuyên gia khuyến cáo chúng ta không nên sử dụng điều hòa suốt 24/24. Điều hòa chỉ được dùng như một sản phẩm tạm thời để làm mát trong những ngày nắng nóng. Dùng điều hòa suốt thì không khí trong phòng và bên ngoài không được lưu thông, gây cảm giác ngột ngạt khó chịu và ảnh hưởng đến hô hấp của chúng ta. Tình trạng này cũng ảnh hưởng đáng kể đến làn da của bạn.
Vào những thời điểm trong ngày mà chúng ta không cảm thấy quá nóng, thì sử dụng quạt thay thế điều hòa là hành động nên làm. Như vậy vừa giúp giảm hóa đơn tiền điện cuối tháng, vừa cho điều hòa có được thời gian nghỉ ngơi, hạ nhiệt, đảm bảo tuổi thọ cho các chi tiết bên trong của máy.
Sau một thời gian sử dụng, điều hòa sẽ lưu lại rất nhiều bụi bẩn nên các linh kiện, bộ phận đều cần được vệ sinh, bảo dưỡng. Tầm khoảng 3 tháng là lớp bụi bám trên tấm lọc và bề mặt dàn nóng, dàn lạnh có thể làm cho khả năng lưu thông không khí của điều hòa bị suy giảm.
Do vậy, bạn cần vệ sinh các bộ phận này hoặc nhờ nhân viên bảo dưỡng đến nhà để vệ sinh đúng cách. Nếu bạn khá bận rộn thì tầm 6 tháng có thể vệ sinh một lần. Điều này giúp cho không khí lạnh được tỏa ra sạch sẽ hơn, loại bỏ vi khuẩn nấm mốc tích tụ sau 1 khoảng thời gian sử dụng.
Rất nhiều người vẫn còn vướng phải thói quen bật tắt điều hòa liên tục. Họ thường chỉnh cho nhiệt độ của máy thật mát rồi đợi đến khi máy đã đáp ứng đủ thì lại tắt đi, đến khi nhiệt độ trở nên nóng hơn thì bật lại. Họ lặp đi lặp lại như thế suốt thời gian sử dụng vì nghĩ rằng đây là cách tiết kiệm điện cho gia đình.
Trên thực tế thì điều này hoàn toàn sai lầm. Mỗi khi máy khởi động cần tiêu tốn rất nhiều điện năng, động cơ phải hút điện để nhanh chóng đạt tốc độ hoạt động nhanh nhất mới có thể tạo lượng khí lạnh cần thiết. Ngoài ra, quạt và các bộ phận khác cũng phải vận hành ở tốc độ tương ứng. Nếu thường xuyên phải vận hành trong trạng thái rối loạn, khác với thiết kế ban đầu thì thiết bị đương nhiên sẽ mau chóng xuống cấp, ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy.
Hiện nay, các dòng máy điều hòa có thêm hệ thống cảm biến tự động điều chỉnh nhiệt độ. Đồng nghĩa với việc bạn không cần phải bật tắt hay điều chỉnh nhiệt độ liên tục. Thay vào đó, khi bạn cài đặt nhiệt độ trên điều khiển thì khi máy hoạt động đạt đến mức nhiệt đó sẽ tự ngừng/giảm tốc thiết bị để tiết kiệm điện mà không cần chúng ta phải thao tác bằng tay liên tục.
Hơn nữa, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực điều hòa cũng khuyên chúng ta nên tắt điều hòa trước khi ra khỏi phòng 30 phút. Việc này giúp cho bạn thích nghi được với nhiệt độ bình thường bên ngoài, hạn chế nguy cơ cơ thể bị sốc nhiệt khi đột ngột tiếp xúc với các môi trường nhiệt độ chênh lệch cao.
Ngắt aptomat:
Nhiều người lầm tưởng việc tắt điều hòa bằng nút off trên remote là sẽ cho máy ngưng hoàn toàn. Nhưng trên thực tế, máy vẫn sẽ tiếp tục tiêu thụ điện năng nhỏ mà bạn không biết. Nếu có kế hoạch không sử dụng trong thời gian dài (qua mùa nóng hoặc chuẩn bị đi du lịch), bạn nên tắt cầu dao điều hòa hay còn gọi là aptomat. Với biện pháp này, máy sẽ hoàn toàn ngưng tiêu thụ điện. Đây là giải pháp tiết kiệm điện triệt để nhất.
Nhiều khách hàng hay có xu hướng cài đặt nhiệt độ ở mức thấp nhất tầm cỡ 16 độ C vì nghĩ nhiệt độ càng thấp điều hòa càng nhanh mát. Tuy nhiên, công suất của làm lạnh của máy có giới hạn, máy cần thời gian để kéo nhiệt độ từ từ thì mới làm lạnh được. Hơn nữa, nhiệt độ càng thấp thì máy sẽ càng tiêu tốn nhiều điện hơn. Do vậy, việc bạn điều chỉnh theo nhiệt độ 25 hay 16 độ C cũng không thể làm cho máy thay đổi nhiệt độ trong phòng được.
Điều chỉnh nhiệt độ quá thấp đồng nghĩa với việc yêu cầu làm điều hòa chạy hết công suất trong thời gian dài hơn. Về lâu dài khiến cho tuổi thọ của máy suy giảm một cách đáng kể và ngược lại còn làm cho máy tiêu tốn nhiều điện năng hơn. Do vậy khi mở máy các bạn nên hạ nhiệt một cách từ từ, để tầm 27 độ đến 25 độ sau đó với chỉnh nhiệt thấp xuống nếu muốn lạnh sâu hơn nữa nhé.
Theo các chuyên gia ở Mỹ thì nhiệt độ thích hợp nhất để duy trì cho ngôi nhà của bạn dao động ở mức 24 đến 28 độ C. Khoảng nhiệt này là thích hợp để điều hòa hoạt động ổn định, cơ thể thấy dễ chịu và không chênh lệch quá nhiều so với bên ngoài. Do đó, nó vừa cho trải nghiệm thoải mái mà vừa an toàn cho sức khỏe người dùng. Ngoài ra khoảng cách chênh lệch giữa nhiệt độ bên ngoài môi trường với trong phòng càng ít thì càng tiết kiệm điện.
Chỉ cần chỉnh nhiệt độ lên 1 độ thôi cũng đủ để làm giảm bớt hóa đơn tiền điện rồi. Cho nên các bạn không nên giữ nguyên điều hòa ở 1 mức cố định. Về tối và đêm có thể điều chỉnh tăng nhiệt lên để tiết kiệm điện nhiều nhất có thể nhé. Tránh hiện tượng bật điều hòa lạnh phải đắp chăn và nằm đệm như vậy rất ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chế độ hẹn giờ hầu hết đều được cài sẵn trên thiết bị. Tuy nhiên, một số ít người lại hạn chế sử dụng chúng. Đôi lúc chúng ta quên tắt điều hòa khi ra ngoài hoặc muốn phòng đã được mát trước khi từ bên ngoài về. Thì chức năng hẹn giờ sẽ là giải pháp hữu hiệu cho tình huống này. Chúng ta hạn chế được trình trạng lãng phí điện cho gia đình.
Ban đêm, nhiệt độ của con người hạ thấp xuống đặc biệt là trong quá trình ngủ. Đôi lúc chúng ta phải thức giấc để tắt máy điều hòa do nhiệt độ xuống thấp gây cảm giác rét, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Chế độ sleep ra đời sẽ giúp bạn cải thiện điều này. Nó sẽ tự động đo lường nhiệt độ phòng và điều chỉnh cứ mỗi 1 đến 2 tiếng tăng lên 0,5 đến 1 độ C để phù hợp với thân nhiệt người khi đi ngủ.