Cách chọn chế độ dry của điều hòa

  • 05/05/2023
Chế độ dry của điều hòa là một trong các tính năng hữu ích có sẵn trên mỗi chiếc điều hòa. Tuy vậy, mỗi loại điều hòa đều có cách sử dụng riêng. Chính vì điều này nó sẽ khiến người dùng trở nên lúng túng. Cùng chúng tôi tìm hiểu cách chọn chế độ này.

Chế độ dry của điều hòa là gì?

Trước hết nhiều người sẽ lầm tưởng tính năng dry và cool là giống nhau. Chính vì điều này dễ dẫn đến sai lầm trong việc chọn sao cho thích hợp với nhu cầu và sử dụng điều hòa một cách tối ưu.

Khái niệm

Hoạt động dry của thiết bị điều hòa chính là tính năng hút ẩm và cân bằng nhiệt độ phòng nhưng hiệu năng làm mát nó chỉ ở mức trung bình. Kí hiệu nhận biết hoạt động dry là giọt nước. Cơ thể chúng ta 70% là nước cho nên khi chúng ta hoạt động trong môi trường oi bức thì dẫn đến việc tiết ra nhiều mồ hôi gây khó chịu. Với cơ chế hoạt động hút bớt độ ẩm để cân bằng không khí, không gian sẽ trở nên thoáng và dễ chịu hơn. Lỗ chân lông bớt bị tắc nghẽn do hơi nước cũng trao đổi nhiệt tốt hơn, khiến chúng ta cảm thấy mát mẻ.

Đặc điểm của chế độ dry

Với cơ chế hoạt động hút ẩm thì nhiệt độ trong phòng sẽ không làm tăng hoặc giảm thay vào đó là luôn cân bằng độ ẩm không gian. Thông thường những ngày mưa ẩm ướt chế độ này sẽ hoạt động tốt nhất bởi độ ẩm lúc này khá cao trong khoảng 60- 70%.

Cách chọn chế độ dry của điều hòa - Tin tức

Cách chọn chế độ dry của điều hòa

Để kích hoạt chế độ này dễ dàng và nhanh chóng thì bạn nên làm theo hướng dẫn như sau:

Bước đầu tiên: Khởi động điều hòa

Mỗi điều hòa đều có mỗi thiết bị điều khiển đi kèm theo. Trên mỗi nút điều khiển đều có nút chức năng On/Off màu đỏ, xanh, cam hoặc xám. Bạn chỉ cần ấn vào nút On/Off sau đó trên màn hình điều khiển hiển thị On. Cùng lúc này, màn hình trên điều hòa sáng đèn và hiển thị các thông số chính là điều hòa đang hoạt động.

Bước tiếp theo: Chọn chế độ dry

Một số dòng điều hòa sẽ có nút Mode trên điều khiển chứa 4 chức năng phổ biến như: auto, cool, dry, heat. Bạn chỉ cần nhấn vào nút Mode và dùng nút mũi tên lên xuống hoặc nhấn vào Mode nhiều lần đến khi chuyển đến chế độ dry. Lúc này trên màn hình điều khiển hiển thị chữ dry hoặc hình giọt nước.

Một số dòng điều hòa khác thì sẽ có sẵn nút Dry trên bàn phím điều khiển. Lúc này, bạn ấn vào phím dry thì màn hình hiển thị chữ hoặc ký hiệu trên màn hình điều khiển là được. Âm báo tiếng bíp có thể phát ra để cho biết chế độ đã được thiết lập (tùy thuộc vào nhãn hàng có/không có thiết kế này). Ngoài ra với một số dòng điều hòa thì bạn có thể bấm thêm nút Fan để chọn cường độ quạt gió phù hợp hơn khi thổi qua dàn lạnh điều hòa.

Bước kế tiếp: Hoàn tất cài đặt

Nếu bạn đang dùng dòng điều hòa cũ thì bước cuối để cài đặt thành công thì chọn thêm nút SET để hoàn tất thiết lập.

Tuy nhiên, đa số điều hòa hiện nay đã lược bớt bước này để đơn giản hóa thao tác. Như vậy, chế độ sẽ được vận hành ngay sau khi bạn chuyển sang chế độ Dry.

Bước cuối cùng: Tắt chế độ dry

Khi bạn không muốn sử dụng nữa thì bạn có thể tắt hoặc chọn chế độ khác bằng các cách sau:

  • Chọn nút Mode để chuyển qua chức năng khác
  • Chọn nút Cancel để hủy cài đặt tính năng này
  • Nhấn nút Off để tắt điều hòa trực tiếp.

Cách chọn chế độ dry của điều hòa - Tin tức

Ưu nhược điểm của chế độ dry của điều hòa

Không phải lúc nào chế độ dry cũng chỉ có lợi ích là hút ẩm không khí. Hơn nữa, nó cũng có thêm những tiện ích khác tốt cho gia đình. Ngoài ra, khó tránh khỏi những bất tiện khi dùng chế độ này.

Ưu điểm của chế độ dry:

Mang lại bầu không khí sạch sẽ, ngăn ngừa vi khuẩn:

Kích hoạt chức năng dry của điều hòa với giống với việc làm lạnh và cân bằng độ ẩm giúp chúng ta duy trì được thân nhiệt thích hợp với môi trường. Ngay lúc này, bạn sẽ thấy mát mẻ không quá lạnh mà cũng không quá nóng khi ở trong phòng điều hòa. Nếu như cơ thể chúng ta bị đổ mồ hôi và khó chịu thì dùng tính năng này sẽ khiến chúng ta dễ chịu hơn.

Môi trường ẩm ướt là nguồn gốc của nấm mốc, vi khuẩn phát triển. Việc hút độ ẩm hạn chế được quá trình sản sinh ra nấm mốc, vi khuẩn. Tránh cho không gian trở nên gay gắt do mùi nấm mốc mọc lên mà không phải ai cũng chịu được mùi này.

- Giảm mức ẩm không khí và duy trì trạng thái mát mẻ:

Nếu bạn thích cảm giác mát mẻ thì chế độ này sẽ đáp ứng đúng nhu cầu của bạn. Đặc biệt cơ chế này giúp bạn cảm nhận nhiệt độ giảm xuống nhẹ nhàng chứ không có cảm giác lạnh như ở chế độ cool. Bởi các chế độ cool cũng có cơ chế làm mát không khí tương tự nhưng sẽ mang đến cảm giác lạnh sẽ khiến cho nhiều người không thích điều này.

- Ngăn chặn hư hỏng cho các thiết bị điện tử:

Các loại nấm mốc cũng như vi khuẩn gây gia tăng số lượng khi điều kiện không gian ẩm ướt, không thoáng mát. Nguyên lý hoạt động của dry tốt hơn những chế độ khác vì nhằm vào việc hút ẩm. Ngăn chúng tiếp xúc làm hư hại các thiết bị điện tử: máy tính, tivi, bếp… Đồng thời, độ ẩm giảm sẽ hạn chế nấm mốc sinh sôi.

- Loại bỏ mùi hôi trong phòng:

Nấu ăn trong phòng, thức ăn ôi thiu chưa đi vứt kịp, rác sinh hoạt bốc mùi… thì chắc chắn mùi hôi sẽ bám đầy quanh nhà bạn. Nếu như môi trường nhà bạn đang ẩm ướt thì sẽ khiến cho các mùi hôi trong phòng trở nên nặng hơn bao giờ hết. Bằng việc hút ẩm của chế độ này sẽ khiến cho bạn đỡ khó chịu và phòng thông thoáng hơn.

- Tiết kiệm điện năng hơn:

Hiệu năng khi bật chế độ dry chỉ ở mức hút ẩm kèm theo làm mát nhẹ không phải giống những cơ chế khác của điều hòa. Chính vì thế, công suất khi máy vận hành sẽ giảm, góp phần kiểm soát điện năng hao tổn một cách lãng phí.

- Hạn chế tiếng ồn:

Chức năng này làm mát nhẹ nhàng nên sử dụng công suất thấp hơn trong quá trình sử dụng. Cánh quạt của thiết bị vẫn chạy nhưng không tỏa ra khí lạnh. Máy nén quay chậm hơn nên tiếng ồn giảm xuống đáng kể tránh gây ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.

Nhược điểm của chế độ dry

Bất kể ai khi sử dụng thiết bị điều hòa quá lâu đều dễ bị khô da. Hoạt động hút ẩm cũng không ngoại lệ. Bên cạnh đó, cơ chế hút ẩm cũng dễ gây nứt nẻ, khô miệng. Đặc biệt vào mùa đông cơ thể dễ mất nước khá nhiều.

Khi nào nên sử dụng chế độ dry của điều hòa

Theo các chuyên gia, chế độ chỉ được dùng khi mức độ ẩm dao động khoảng 60% đến 70%. Cụ thể vào những ngày trời mưa, độ ẩm cao, đầu đông, mùa xuân, mùa thu là những thời điểm thích hợp không khí có độ ẩm nhiều. Nếu bạn muốn chắc chắn thì nên dùng dụng cụ tiến hành kiểm tra nhiệt độ phòng trước.

Ngoài ra smartphone cũng có những ứng dụng có thể hỗ trợ bạn kiểm tra. Những lúc gia đình có trẻ nhỏ hoặc người lớn có sức đề kháng kém thì cũng có thể sử dụng chế độ này để làm mát vừa phải nhằm bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, cơ chế chủ yếu của chế độ này là hút độ ẩm cho nên khi bật bạn sẽ cảm thấy mát mẻ chứ không có làm mát. Chính vì thế nếu chúng ta vì muốn tiết kiệm điện mà sử dụng lâu vào những ngày oi bức thì dễ gây trình trạng khô da, bong tróc.

Cách chọn chế độ dry của điều hòa - Tin tức

Những lưu ý khi sử dụng chế độ dry điều hòa

Những lúc khí hậu khô nóng chức năng dry sẽ không thích hợp để dùng. Mùa hè nhiệt độ lên cao nên chế độ Dry không đủ sức làm mát. Bên cạnh đó, độ ẩm lúc này thường không quá cao. Nếu như dùng thêm chế độ dry làm cho nhiệt độ trở nên khô hơn, làn da của bạn nứt nẻ, cơ thể mất nước dễ gây ra các bệnh về hô hấp.

Khi thời tiết ẩm ước, bạn nên bật chức năng dry ở mức 25 độ C để nó hoạt động tối ưu nhất. Lúc này, độ ẩm căn phòng dao động khoảng 90%, máy sẽ thực hiện việc làm khô không khí đến khi nhiệt độ xuống khoảng 25 độ C và dừng lại. Khi độ ẩm tăng lên khiến nhiệt độ tăng cao trở lại, máy sẽ tiếp tục hoạt động để duy trì độ ẩm thấp.

Bất kể chế độ nào của điều hòa nào cũng nên dùng trong khoảng 3 đến 4 tiếng. Thêm vào đó, dry mang tính hút ẩm giúp phòng thoáng mát thì càng nên dùng trong khoảng thời gian phù hợp để bảo vệ sức khỏe. Nếu bạn để không khí khô quá lâu thì dễ dẫn đến sự khó chịu cho cơ thể.

Sau khi dùng chế độ dry, nếu bạn thấy nhiệt độ căn phòng đã trở nên ổn định thì có thể chuyển sang chế độ khác. Thay đổi linh hoạt các cơ chế điều hòa sẽ đem đến trải nghiệm tốt hơn. Chỉ dùng một tính năng trong khoảng thời gian dài đồng nghĩa với lãng phí vật lực vì bạn không tận dụng được hết chức năng máy.

Kiểm tra máy thường xuyên. Chức năng dry của điều hòa hút ẩm trong không gian bạn sống. Vì vậy, khó tránh khỏi việc máy bị bụi bẩn, vi khuẩn bám lại trên máy. Lau chùi vệ sinh trong thời gian quy định của nhà sản xuất đưa ra. Tốt nhất là 2 đến 3 tháng vệ sinh 1 lần nếu bạn có thời gian. Còn không thì 3 đến 6 tháng nên vệ sinh để thiết bị luôn ổn định và tiết kiệm điện.

Trước khi sử dụng chế độ dry, bạn nên cân nhắc thời tiết, không khí, nhu cầu bản thân để kích hoạt chế độ này. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn dùng thiết bị đo độ ẩm trong phòng để biết khi nào nên dùng. Hoặc bạn dùng smartphone có những app có thể đo lường được điều đó.

Hỗ trợ khách hàng
Bài viết khác
zalo-img.png