Điều hòa âm trần nối ống gió là hệ thống khá đặc biệt. Ngoài các bộ phận dàn nóng, dàn lạnh thông thường thì thợ còn phải lắp thêm đường ống gió. Nên xét tổng quan, việc lắp hệ thống này cầu kỳ hơn, mất nhiều thời gian và đòi hỏi kỹ thuật cao hơn. Sau đây là một số khó khăn thợ lắp phải đối mặt khi thi công hệ thống điều hòa âm trần nối ống gió so với điều hòa thông thường:
Kết cấu phức tạp: Máy lạnh âm trần nối ống gió có độ linh hoạt cao hơn, đáp ứng được những căn phòng “khó” như hẹp, nhiều vách ngăn, ngoằn ngoèo… Nên rất có thể, bạn sẽ bắt gặp một không gian khá thách thức khi nhận lắp đặt một hợp đồng điều hòa nối ống gió.
Tiêu chuẩn kỹ thuật: Ngoài yêu cầu của dàn nóng, dàn lạnh, thợ còn phải chú ý tuân thủ đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật của ống nối gió. Cộng với điều kiện trần thực tế, bạn sẽ phải tìm cách thỏa mãn các tiêu chí kích thước, chất liệu và lưu lượng không khí trong thi công.
Kết nối phụ kiện: Phụ kiện sử dụng nhiều hơn, các bước lắp đặt dài hơn đòi hỏi kỹ năng vững vàng cũng như mức độ cẩn thận cao để kiểm soát tỷ lệ lỗi.
Cách âm và cách nhiệt: Thao tác xử lý vật liệu cách âm và cách nhiệt cần phải cẩn thận và tỉ mỉ hơn vì đường ống gió có thể rất dài, đặc biệt là nếu không gian có thêm những yêu cầu đặc biệt.
Bảo trì và sửa chữa: Việc lắp đặt âm trần chắc chắn sẽ hạn chế khả năng tiếp cận và bảo dưỡng hệ thống về sau. Nên từ lúc lắp đặt, bạn cần chú ý tính toán vị trí để thuận lợi hơn cho việc kiểm tra, về sinh, bảo trì.
Mặc dù có độ khó cao hơn, nhưng chỉ cần có kỹ thuật và sự trang bị tốt, người thợ vẫn có thể hoàn thành hệ thống điều hòa âm trần nối ống gió một cách hoàn hảo. Hơn nữa, hệ thống này cũng mang đến cho thợ thu nhập tốt hơn. Nên chẳng lý do gì bạn lại không học hỏi, nâng cao kỹ năng của mình
Để thi công hệ thống điều hòa âm trần nối ống gió đúng kỹ thuật, cần tuân thủ các bước và lưu ý sau. Việc này sẽ giúp công việc của bạn đạt hiệu quả tốt nhất, đảm bảo hoạt động ổn định của hệ thống mang về cho bạn danh tiếng tốt trong ngành.
Xác định cụ thể yêu cầu của hệ thống: Trước tiên, bạn cần phải xác định rõ yêu cầu về công suất, kích thước, và chất lượng của hệ thống ống gió.
Kiểm tra vị trí lắp đặt: Xác định vị trí lắp đặt máy lạnh âm trần và đường ống gió để đảm bảo không gian đủ lớn, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và thuận lợi cho thao tác thực hiện.
Thiết kế hệ thống ống gió: Lập kế hoạch thi công dựa trên thông tin yêu cầu đã thu thập được và chuẩn bị vật liệu, công cụ cần thiết cần cho công việc.
Chuẩn bị vật liệu và thiết bị: Đảm bảo bạn có đầy đủ những công cụ và vật liệu cần thiết như ống gió, phụ kiện ốc vít, và cả những dụng cụ mang tính chất dự phòng như dây rút, băng dính,...
Tất nhiên, thiết bị điều hòa và vật liệu ống gió cần dùng loại đảm bảo chất lượng thì mới có thể hoạt động hiệu quả về lâu dài. Tuy nhiên trong đa số trường hợp, thiết bị sẽ do chủ đầu tư quyết định. Nhiệm vụ của người thi công lúc này là đảm bảo vật liệu đi kèm đúng theo tiêu chuẩn, tương thích với máy và điều kiện trần thực tế để đảm bảo hoạt động ổn định của hệ thống. Để rõ hơn, phần này sẽ được tiếp tục phân tích trong phần sau của bài viết.
Đi cùng với đó, họ dĩ nhiên sẽ phải sử dụng thiết bị chuyên dụng phù hợp để thi công một cách chính xác và nhanh chóng.
Đây chính là bước chính yếu và quan trọng nhất. Người thi công cần theo dõi và tuân thủ kế hoạch thi công đã lập trước đó để đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc.
Lắp đặt ống gió phải đúng tiêu chuẩn và hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh các vấn đề sau này.
Lắp đặt ống gió đúng vị trí và hướng dẫn của thiết kế để đảm bảo lưu lượng không khí và hiệu suất hoạt động.
Sử dụng phụ kiện ống gió đầy đủ như khuỷu, van, và kết nối thật chặt chẽ, chắc chắn để tránh rò rỉ và mất áp suất không khí.
Lắp đặt máy lạnh âm trần:
Lưu ý tuân thủ theo hướng dẫn kỹ thuật và các lưu ý của nhà sản xuất để đảm bảo máy lạnh âm trần hoạt động ổn định và hiệu quả.
Kết nối ống gió và điện mạch của máy đúng cách và chắc chắn để đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả.
Lắp đặt xong vẫn chưa phải là hoàn tất, bạn còn phải thực hiện bước kiểm tra tổng thể.
Sau khi hoàn thành thi công, bạn kiểm tra toàn bộ hệ thống từ dàn nóng đến dàn lạnh, từ máy chính đến các ống gió để đảm bảo không có lỗi kỹ thuật và điểm rò rỉ, toàn bộ hệ thống đang hoạt động đúng cách.
Trong trường hợp có phát hiện lỗi, người thợ lắp đặt phải lập tức khắc phục, điều chỉnh để đưa hệ thống về trạng thái phù hợp, đúng điều kiện để hoạt động ổn định và hiệu quả.
Khi mọi thứ đã sẵn sàng, người thợ thông báo cho chủ đầu tư/chủ nhà để tiến hành nghiệm thu hệ thống. Ở đây, việc hướng dẫn sử dụng thường được thực hiện đồng thời. Người thợ sẽ vừa chạy hệ thống vừa cung cấp cho người sử dụng cuối những lời khuyên, dặn dò về cách vận hành và bảo dưỡng hệ thống ống gió. Bước này nhằm giúp họ sử dụng máy đúng cách để bảo vệ hiệu suất và tuổi thọ máy.
Đây là một bước phụ, phát sinh trong quá trình sử dụng của người dùng. Sau mỗi một khoảng thời gian hoạt động, điều hòa âm trần nối ống gió chắc chắn sẽ cần được thực hiện bảo dưỡng để duy trì và nâng cao hiệu suất. Lúc này, người dùng có xu hướng liên hệ lại với thợ lắp đặt để sử dụng thêm dịch vụ vệ sinh, bảo dưỡng hệ thống ống gió.
So với cách lắp điều hòa âm trần nối ống gió, các bước vệ sinh tương đối đơn giản. Tuy nhiên, nhân viên thực hiện vẫn cần được đào tạo về quy trình và kỹ thuật.
Dựa theo thiết bị điều hòa và bản vẽ thiết kế, người lắp đặt cần chọn loại ống gió phù hợp cho hệ thống điều hòa âm trần. Khi chọn, bạn cần xem xét các yếu tố sau đây:
Bạn cần xác định diện tích phòng, lượng gió cần phân phối cũng như yêu cầu kỹ thuật máy để chọn kích thước ống gió phù hợp. Đường kính ống gió phải đủ lớn thì mới lưu thông tốt lượng không khí cần thiết cho toàn bộ hệ thống.
Chỉ số ống tuân thủ tiêu chuẩn và quy định điều hòa là quan trọng nhất. Nó quyết định mức độ hiệu quả và an toàn cho hệ thống, nên luôn phải được đảm bảo. Các yếu tố khác có thể được tiết giảm hoặc bỏ qua tùy theo yêu cầu thực tế.
Chất liệu ống gió cần phù hợp với nhu cầu sử dụng và môi trường xung quanh. Có các loại chất liệu phổ biến trên thị trường như tôn mạ kẽm, nhôm, thép không gỉ, hay nhựa PVC. Chọn đúng chất liệu thì ống gió chịu áp lực và nhiệt độ của hệ thống điều hòa tốt hơn.
Bạn nên chú ý đến khả năng cách âm và cách nhiệt của ống gió để giảm tiếng ồn và giữ nhiệt độ ổn định cho không gian. Một trong những cách cơ bản để đảm bảo công năng này là xem lớp cách âm và cách nhiệt có đủ dày và chất lượng hay không.
Trong một số trường hợp, việc đi ống gió như thế nào được giao cho thợ lắp đặt quyết định. Lúc này, dựa vào kinh nghiệm của mình cùng cấu trúc phòng thực tế, thợ nên thiết kế sơ đồ ống gió sao cho vừa phù hợp với công trình, vừa dễ dàng lắp đặt và bảo trì về sau. Đương nhiên, vị trí ống gió phải đúng yêu cầu kỹ thuật để làm tốt chức năng lưu thông không khí.
Chọn ống gió có chất lượng cao và giúp tối ưu công năng, tiết kiệm năng lượng vận hành cho máy điều hòa. Chất lượng máy có thể được xem xét các yếu tố như độ mịn của bề mặt ống gió. Bởi nó giúp giảm ma sát và tăng hiệu quả lưu thông không khí.
Bằng cách xem xét kỹ lưỡng chia sẻ bên trên, bạn có thể rút ra cho mình những kiến thức hữu ích về cách lắp điều hòa âm trần nối ống gió. Mong rằng qua đó, bạn có thể thi công các hệ thống điều hòa loại này một cách thuận lợi hơn.
Còn nếu bản thiết kế của bạn còn thiếu những thiết bị điều hòa đáng tin cậy, hãy liên hệ SK Sumikura. Chúng tôi mang đến những model chất lượng cao, được nhập khẩu nguyên kiện, chắc chắn có thể đáp ứng nhu cầu của bạn.