Trong bối cảnh giá điện sinh hoạt và kinh doanh ngày càng tăng cao, tiết kiệm luôn là chủ đề được chú ý. Lựa chọn thiết bị có công suất tiêu thụ điện thấp, hiệu suất cao trở thành ưu tiên hàng đầu. Tại các gia đình và cơ sở kinh doanh, đặc biệt là cửa hàng liên quan đến mặt hàng thực phẩm, tủ đông và công suất tiêu thụ điện của tủ đông là vấn đề thường gặp. Một tủ đông “ngốn” nhiều điện không chỉ làm hóa đơn tiền điện leo thang mà còn ảnh hưởng đến tuổi thọ máy nén. Từ đó phát sinh chi phí bảo trì định kỳ, thậm chí ảnh hưởng đến chất lượng bảo quản thực phẩm. Do đó, tìm hiểu công suất tiêu thụ điện của tủ đông sẽ giúp người dùng:
Lập dự toán chi phí điện hàng tháng chính xác hơn.
So sánh hiệu quả năng lượng giữa các dòng tủ
Đưa ra quyết định mua sắm thông minh, tiết kiệm lâu dài.
Khi chọn mua tủ đông, hầu hết người dùng đều quan tâm đến bảng thông số kỹ thuật để xem công suất tiêu thụ điện. Nhưng không phải ai cũng đọc hiểu chính xác ý nghĩa của các thuật ngữ sử dụng tại đây.
Về cơ bản, công suất điện là lượng điện năng mà tủ đông sử dụng trong một đơn vị thời gian. Nó thường được tính bằng Watt (W) hoặc Kilowatt (kW). Trên tem nhãn sản phẩm, bạn sẽ thường thấy một con số như 150W, 200W, 300W… Đó chính là công suất điện mà tủ cần dùng để hoạt động trong điều kiện chuẩn. Như vậy, đây cũng chính là công suất tiêu thụ điện của tủ.
Công suất định mức của một sản phẩm chính là mức điện tiêu thụ tối đa của sản phẩm ấy trong điều kiện chuẩn. Giá trị này được xác định trong điều kiện thử nghiệm. Với tủ đông, nó cũng thường là giá trị được công bố trên tem nhãn. Tuy nhiên, nó sẽ không hoàn toàn đúng với thực tế.
Trong quá trình sử dụng, tủ đông không liên tục hoạt động ở công suất cao. Máy nén sẽ bật/tắt tự động tùy theo nhiệt độ trong tủ. Vì vậy công suất tiêu thụ điện thực tế thường thấp hơn so với công suất ghi trên nhãn. Độ chênh lệch này nhiều hay ít sẽ tùy thuộc vào điều kiện môi trường và cách thức sử dụng của mỗi khách hàng.
Ví dụ: Tủ đông có công suất định mức 300W, nhưng nếu tổng thời gian chạy chỉ khoảng 10 giờ mỗi ngày và máy nén hoạt động 60% thời gian, thì công suất tiêu thụ điện thực tế sẽ là:
0.3kW × 10h × 0.6 = 1.8kWh/ngày
Nắm được sự khác biệt giữa công suất định mức và công suất tiêu thụ thực tế sẽ giúp bạn dự tính chi phí điện chính xác hơn. Vì vậy, khi tìm hiểu công suất tiêu thụ điện của tủ đông, đừng chỉ nhìn vào thông số in trên sản phẩm. Hãy cân nhắc đến thói quen sử dụng và các yếu tố ảnh hưởng khác để có cái nhìn sát thực tế.
Không phải tủ đông nào cũng “ăn điện” như nhau. Dưới đây là 5 yếu tố chính tác động trực tiếp đến công suất tiêu thụ điện của tủ đông. Xem ngay để đưa ra những lựa chọn phù hợp và thông minh nhé.
Tủ đông có dung tích càng lớn thì mức tiêu thụ điện đương nhiên sẽ càng cao. Ngoài ra, kiểu dáng tủ đông cũng có ảnh hưởng đáng kể vì nó liên quan đến khả năng giữ nhiệt:
Tủ đông nằm có nắp mở bên trên, trong khi hơi lạnh luôn chìm xuống phía dưới nên giúp giữ lạnh tốt hơn. Tủ đông nằm hạn chế thất thoát hơi lạnh khi mở tủ.
Tủ đông đứng tiện lợi cho việc phân loại, bảo quản thực phẩm nhưng có thể tiêu hao nhiều điện hơn khi sử dụng vì hơi lạnh phía chân tủ dễ bị tràn ra ngoài.
Tuy nhiên, bằng cách cải tiến thiết kế thì vấn đề này vẫn có thể khắc phục được. Ví dụ như với dòng Tủ Đông Đứng Nofrost SK Sumikura, khoang tủ được chia thành các ngăn kín hỗ trợ tốt cho hiệu quả giữ nhiệt. Hơi lạnh được phân bố đều và “giam” trong từng ngăn chứa. Nên khi mở tủ, lượng hơi lạnh thất thoát giảm đi đáng kể so với các dòng tủ đứng thông thường.
Yếu tố công nghệ ảnh hưởng rất lớn đến tiêu thụ điện của tủ đông, nhất là các công nghệ giúp tối ưu hiệu suất của máy nén.
Tủ đông sử dụng công nghệ Inverter có khả năng điều chỉnh tốc độ máy nén tùy theo nhu cầu làm lạnh, giúp tiết kiệm điện đáng kể (có thể đến 30–50% so với tủ thường).
Tủ non‑Inverter chạy theo cơ chế bật/tắt liên tục. Ở mỗi lần bật lại, điệu sẽ bị tiêu tốn nhiều hơn. Lâu ngày, cách vận hành này cũng gây hao mòn lớn hơn cho linh kiện.
Các mẫu tủ đông Inverter là gợi ý tốt cho người tiêu dùng đang quan tâm đến tiết kiệm điện. Tuy nhiên, vẫn cần chú ý cân nhắc trên cách sử dụng để đảm bảo hiệu quả của công nghệ.
Một số thương hiệu vì tối ưu giá thành mà sử dụng máy nén và linh kiện chất lượng thấp có thể làm tăng công suất tiêu thụ điện của tủ đông do hoạt động kém ổn định, nhanh nóng và dễ hư hỏng. Trong khi đó, các thương hiệu uy tín có năng lực để chú trọng chất lượng. Ho có thể dùng linh kiện cao cấp để tối ưu hiệu suất tiêu thụ điện, độ bền dài hạn, giúp người dùng an tâm hơn trong quá trình sử dụng.
Dù sử dụng công nghệ hiện đại hay không, tủ đông cũng sẽ ít tiêu hao điện hơn khi tần suất đóng mở thấp hơn. Cùng một model tủ, chiếc chỉ sử dụng trong nhà chắc chắn sẽ ít tốn điện hơn so với khi phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đó, việc đặt tủ ở vị trí nào cũng ảnh hưởng đến công suất tiêu thụ điện. Tủ đông ít tiếp xúc với các loại nguồn phát nhiệt tự nhiên và nhân tạo sẽ giữ hơi lạnh tốt hơn. Từ đó tiết kiệm điện hiệu quả hơn.
Đến đây, có thể bạn sẽ băn khoăn “Tủ đông có tốn nhiều điện không?” hoặc “Làm sao biết được mỗi tháng tốn bao nhiêu tiền điện?”. Câu trả lời nằm ở cách bạn hiểu và áp dụng đúng công thức tính công suất tiêu thụ điện của tủ đông.
Để tính chi phí điện hàng tháng cho tủ đông, bạn chỉ cần áp dụng công thức đơn giản sau:
Chi phí điện (đồng/tháng) = Công suất tiêu thụ (kW) × Số giờ sử dụng/ngày × Số ngày sử dụng × Giá điện (đồng/kWh)
Trong đó:
Công suất tiêu thụ là công suất thực tế (thường nhỏ hơn công suất định mức).
Giá điện hiện hành với hộ gia đình là khoảng 2.000 - 3.000 đồng/kWh tùy bậc thang.
Ví dụ: Một tủ đông có công suất 200W (0.2kW), hoạt động trung bình 10 giờ/ngày. Với giá điện 2.500 đồng/kWh, thì chi phí điện 1 tháng (30 ngày) là: 0.2 × 10 × 30 × 2.500 = 150.000 đồng/tháng
Dưới đây là con số ước tính chi phí điện mỗi tháng dựa trên công suất tiêu thụ điện trung bình của các dòng tủ đông phổ thông trên thị trường:
Tủ nhỏ (100L–200L): Tiêu thụ điện thấp, phù hợp cho gia đình nhỏ hoặc người ở trọ. Chi phí điện trung bình 30.000–50.000 đồng/tháng.
Tủ trung (200L–500L): Phù hợp với gia đình đông người, kinh doanh nhỏ. Chi phí điện có thể vào khoảng 60.000–90.000 đồng/tháng.
Tủ lớn (500L trở lên): Dành cho cửa hàng, siêu thị. Chi phí có thể lên đến 150.000–250.000 đồng/tháng.
Dù công suất tiêu thụ điện của tủ đông có cao hay thấp, cách sử dụng của bạn cũng ảnh hưởng rất lớn đến chi phí điện hàng tháng. Dưới đây là một số mẹo đơn giản nhưng hiệu quả giúp bạn tiết kiệm điện khi dùng tủ đông.
Đặt tủ cách tường ít nhất 10 – 15 cm để tản nhiệt tốt hơn.
Tránh đặt tủ gần bếp, lò nướng, khu vực có ánh nắng trực tiếp hoặc nơi ẩm thấp.
Nền tủ nên bằng phẳng và khô ráo, tránh rung lắc gây hao điện.
Tránh nhồi nhét thực phẩm quá nhiều, vì luồng khí lạnh sẽ bị cản trở, làm máy nén phải hoạt động nhiều hơn.
Không để tủ trống hoàn toàn – nên giữ mức đầy khoảng 60–80% để duy trì ổn định nhiệt độ.
Phân chia thực phẩm theo khu vực, giúp lấy ra nhanh chóng, tránh mở tủ quá lâu.
Vệ sinh tủ định kỳ mỗi tháng 1–2 lần giúp tủ hoạt động hiệu quả hơn.
Gioăng cửa bị rách, hở sẽ khiến hơi lạnh thoát ra ngoài và gây lãng phí điện – hãy kiểm tra và thay mới nếu cần.
Không nên để lớp đá tuyết dày bám trong tủ vì sẽ cản trở trao đổi nhiệt.
Nếu đang tìm mua một chiếc tủ mới, bạn hãy ưu tiên chọn mẫu mới. Chúng thường có chi phí cao hơn nhưng đi kèm đó là những công nghệ hiện đại, được sử dụng để khắc phục/cải tiến những khuyết điểm ở đời máy trước, trong đó có vấn đề hiệu suất.
Dòng tủ đông đứng Nofrost SKFU của SK Sumikura là ví dụ cụ thể. Ngoài thiết kế hộc tủ kín như lớp giữ nhiệt cộng thêm hay công nghệ Nofrost ngăn hình thành tuyết, thì thế hệ mới còn có thêm công nghệ Inverter tăng cường thêm hiệu suất năng lượng.
Trên đây là những thông tin khách quan về chủ đề công suất tiêu thụ điện của tủ đông. Mong rằng bài viết đã đầy đủ và hữu ích với bạn. Nếu bạn quan tâm đến tủ đông đứng Nofrost, hãy liên hệ SK Sumikura để tìm hiểu thêm nhé.