Máy lạnh được tạo ra để giúp không gian sống được thoải mái, dễ chịu. Nên mặc dù nhiệm vụ chính của nó là ổn định nhiệt độ, nhưng máy phải đồng thời kiểm soát tiếng ồn và mùi hôi thì mới thực sự hữu ích với người dùng. Đa số dòng máy hiện đại ngày nay đã thực hiện điều này rất tốt. Mùi hôi được hạn chế nhờ các thế hệ gas điều hòa mới hoàn toàn không gây mùi. Còn tiếng ồn được khống chế bởi công nghệ và kỹ thuật. Tuy nhiên, trong quá trình lắp đặt, sử dụng, vẫn khó tránh các trường hợp lỗi khiến tiếng ồn phát sinh, gây ra nhiều tác động tiêu cực đến trải nghiệm của người dùng như:
Gây ảnh hưởng xấu đến khả năng tập trung, giảm hiệu quả học tập và làm việc
Làm gián đoạn giấc ngủ và thời gian thư giãn, nghỉ ngơi
Gây ra các hư hỏng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến hiệu quả làm mát và tiêu thụ năng lượng.
Khi máy lạnh phát ra kêu rè rè, bạn có thể xác định ngay đây là dấu hiệu bất thường. Tiếng kêu có thể xuất phát từ một vị trí cụ thể, như là dàn nóng hoặc dàn lạnh. Mặc dù tiếng rè rè khó chịu đến từ đâu thì cũng nên được xử lý, nhưng nếu xác định là ở dàn nóng thì lại càng cần khắc phục ngay
Cục nóng máy lạnh là một phần quan trọng trong hệ thống làm lạnh. Nơi đây tập trung hầu hết bộ phận linh kiện có kích thước lớn và trọng lượng nặng, như một nhà máy sản xuất và vận chuyển sản phẩm (hơi lạnh). Ở cục nóng, nhiệt độ cao thu nhận từ trong phòng sẽ được chuyển đổi thành nhiệt độ thấp thông qua quá trình nhiệt trao đổi. Một mặt, quạt công suất lớn giải phóng nhiệt độ cao ra ngoài không khí. Một mặt, sự thay đổi áp suất kéo theo giảm nhiệt độ gas điều hòa, làm mát vùng không khí xung quanh. Đây lẽ ra là chu trình làm việc nhịp nhàng và êm ái. Tuy nhiên, khi cục nóng gặp vấn đề nào đó, chu trình làm việc không còn mượt mà sẽ dễ dàng gây ra tiếng ồn rè rè khó chịu.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tiếng ồn phiền toái. Với việc hiểu rõ nguồn sinh tiếng ồn, chúng ta sẽ suy ra giải pháp để xử lý nó.
Nếu bạn chỉ vừa lắp mới chiếc điều hòa mà đã gặp tình trạng tiếng ồn khó chịu, thì khả năng cao là thao tác lắp đặt có lỗi.
Cấu tạo chung của cục nóng máy lạnh là có block máy ở một bên (thường là bên phải). Nên yêu cầu tối quan trọng đầu tiên là cố định máy thật chắc chắn vào bề mặt sàn. Nhưng đôi lúc, sẽ có thợ điều hòa chủ quan, mới vặn chặt vít một bên mà bỏ sót bên còn lại. Đến khi máy hoạt động, công suất quạt lớn tạo ra lực rất mạnh, tác động vào bên vít bị lỏng làm thành hiện tượng rung lắc dữ dội.
Ngoài chi tiết vít vặn, bất cứ sự lỏng lẻo nào cũng sẽ gây ra rung lắc và tiếng ồn, như là giá đỡ cong vênh, các bộ phận bên trong bị bung khỏi vị trí mà không được phát hiện.
Cục nóng rất nặng vì bên trong nó là nhiều bộ phận linh kiện có trọng lượng lớn. Do đó, trạng thái cân bằng là yêu cầu luôn cần được đảm bảo. Trong lớn trường hợp, tính cân bằng là đạt yêu cầu trong thời gian đầu. Nhưng sau một thời gian sử dụng thì xảy ra những sự cố hoặc hao mòn nên không còn được như trước như:
Miếng đệm cao su lót phía dưới 1 chân đế nào đó của dàn nóng bị chai, giòn vì tác động của nắng gió, mất đi khả năng đàn hồi hoặc bị vỡ hoàn toàn. Lúc này, đế máy và sàn xuất hiện khoảng trống, sẽ va đập vào nhau khi máy vận hành.
Phần sàn dưới chân cục nóng bị bể vì nguyên nhân khách quan thì đương nhiên không còn đảm bảo độ bằng phẳng cần thiết.
Ốc vít bị lỏng dần sau thời gian dài sử dụng.
Quạt gió là bộ phận tạo tác động lực mạnh mẽ nhất nên nếu nó có vấn đề sẽ dễ khiến máy lạnh bị kêu rè rè. Ví dụ như:
Vào mùa mưa, nước mưa tạt vào máy lâu ngày làm khô hoặc cuốn trôi lớp dầu bôi trơn của thiết bị. Không có lớp dầu này, sự ma sát khi quạt quay tạo ra tiếng động khó chịu và hao mòn chi tiết máy.
Quạt bị bể cánh do tác động ngoại cảnh. Phần cánh quạt rơi xuống nhưng bị vướng lại trong máy, cọ vào phần còn lại của quạt và các bộ phận khác, hình thành tiếng ồn đáng sợ.
Vít cố định quạt lỏng làm quạt mất cân bằng khi quay, va đập vào vỏ cục nóng.
Cục nóng lắp đặt ở ngoài trời, mỗi ngày đều hứng chịu nắng mưa cùng vô số bụi bẩn cùng nguy cơ xâm nhập của động vật nhỏ. Thế nhưng, thực tế là trong quá trình sử dụng, chúng ta ít chú trọng việc vệ sinh cục nóng hơn so với dàn lạnh. Các trường hợp sử dụng hàng năm trời mà không hề nhớ vệ sinh định kỳ không hề ít. Lúc này, bụi bẩn, cát đất đã đóng thành lớp dày trên quạt, dàn tản nhiệt và nhiều vị trí khác, khiến máy móc không thể hoạt động trơn tru. Tiếng ồn khó chịu phát sinh trong trường hợp này cũng là hệ quả tất yếu.
Khá tương tự với nguyên nhân trên, nếu cục nóng máy lạnh bị xâm nhập bởi vật thể lạ nào đó, như là lá cây, đá sỏi, hoặc xác của loài côn trùng, động vật nhỏ, thì lúc vận hành nó có thể phát sinh tiếng ồn. Âm thanh sinh ra từ nguyên nhân này thường sẽ chóng qua đi sau vài ngày. Nhưng đương nhiên, bạn khắc phục sớm ngày nào thì tốt hơn cho chính bạn ngày đó.
Cách khắc phục hiệu quả tình trạng máy lạnh bị kêu rè rè cũng có nhiều, ứng với từng nguyên nhân như sau:
Hẳn nhiên, hầu hết người dùng không thể chủ động tránh lỗi này vì nó phụ thuộc vào độ lành nghề của thợ kỹ thuật. Nếu muốn an tâm hơn, bạn nên sử dụng dịch vụ lắp đặt chính hãng hoặc các bên công ty/ cửa hàng điện máy lâu năm. Vì thợ ở các đơn vị này được đào tạo và kiểm tra tay nghề bài bản. Chính sách hậu mãi, bảo hành của những nơi này cũng tốt và uy tín hơn.
Ngoài ra, sau khi thợ lắp đặt, bạn nên khởi động máy thử để kiểm tra trạng thái hoạt động của cả 2 dàn trong và ngoài phòng. Nếu phát hiện tiếng rè rè bất thượng hoặc bất cứ dấu hiệu kỳ lạ nào, thợ sẽ trực tiếp kiểm tra và điều chỉnh lại cho bạn ngay.
Trong trường hợp bạn đã xác định thấy trạng thái cân bằng ở cục nóng, thì đương nhiên phải khắc phục vấn đề này theo cách tương ứng:
Nếu miếng đệm cao su bị hỏng, hãy thay mới chúng.
Nếu sàn bị bể, hãy tráng lại sàn hoặc tìm tấm gỗ/ván khác lót bên dưới, miễn là có thể tạo ra một bề mặt bằng phẳng mới.
Nếu giá đỡ bị cong vênh, bạn hãy thay mới chúng.
Nếu con vít nào bị lỏng, hãy vặn lại cho thật chặt.
Những cách này đều khá đơn giản, chủ yếu liên quan đến khắc các yếu tố bên ngoài, không yêu cầu cao về kỹ thuật nên bạn có thể tự làm lấy.
Trường hợp quạt bị bể hoặc khô dầu, bạn sẽ cần phải mở vỏ cục nóng, để tra dầu hoặc thay mới quạt. Những thao tác này nghe qua tuy đơn giản nhưng tốt hơn là nên được thực hiện bởi thợ điều hòa chuyên nghiệp. Họ sẽ biết nên thay loại quạt nào, tra dầu ra sao là đúng và đủ. Hơn nữa, việc thay linh kiện máy như quạt cũng không nên tùy tiện. Bạn hãy liên hệ đến bộ phận bảo hành của hãng điều hòa đang dùng để họ kiểm tra thời gian bảo hành, chủng loại máy. Như vậy, thiết bị sẽ được xử lý đúng cách và quyền lợi của bạn được đảm bảo cao hơn.
Nếu phát hiện máy lạnh bị kêu rè rè mà đã lâu rồi bạn vẫn chưa vệ sinh máy, hãy ngắt nguồn điện và tiến hành thao tác vệ sinh ngay. Đương nhiên lần này, bạn sẽ cần làm sạch kỹ lưỡng cả cục lạnh và cục nóng máy lạnh. Với cục nóng, bạn dùng chổi nhỏ loại bỏ bụi bẩn bám trên cánh quạt, dàn tản nhiệt và block, tiếp đó làm sạch hoàn toàn bằng vòi xịt và xà phòng loãng. Phơi ráo hoàn toàn trước khi lắp lại vỏ máy, cuối cùng thử khởi động lại xem còn tiếng ồn hay không.
Cách này hiệu quả trong rất nhiều trường hợp. Tuy nhiên hãy lưu ý, vệ sinh điều hòa nên là việc làm định kỳ để phòng tránh trước, chứ không nên là biện pháp xử lý khi đã có những dấu hiệu hư hỏng. Bạn nên thực hiện mỗi 2 - 6 tháng một lần tùy vào điều kiện sử dụng thực tế.
Nếu tiếng ồn xuất hiện do vật lạ tình cờ rơi vào, bạn chỉ cần loại bỏ chúng đi. Thao tác này hết sức đơn giản, có thể làm xong ngay mà không cần gọi đến thợ điều hòa.
Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu những nguyên nhân và biện pháp đơn giản để xử lý nếu máy lạnh bị kêu rè rè. Nếu bạn đã thực hiện mà chưa hiệu quả, có thể do bạn thiếu kinh nghiệm hoặc đã có những hư hỏng nặng hơn trong chi tiết máy. Vậy thì hãy gọi ngay cho thợ điện lạnh của hãng hoặc cửa hàng bán máy lạnh cho bạn. Họ sẽ có trách nhiệm tiến hành kiểm tra và khắc phục, đảm bảo trả lại trải nghiệm tốt cho bạn.