Có rất nhiều khách hàng có xu hướng lựa chọn điều hòa dựa vào hình dáng hay tính năng như thế nào để vừa với túi tiền. Tuy nhiên, thực tế là bạn nên xem xét đến yếu tố diện tích, không gian phòng đầu tiên, xem liệu cần máy có công suất 28000btu hay nhỏ/lớn hơn. Điều này giúp cho máy hạn chế phải làm việc quá sức hoặc máy có công suất quá lớn gây lãng phí điện. Bài viết sau xin được chia sẻ về cách tính công suất và khả năng tiêu tốn điện của điều hòa 28000btu. Mời bạn cùng tham khảo.
Sau khi bạn biết được diện tích phòng như nào để thích hợp lắp điều hòa 28000btu. Một vấn đề khác mà người tiêu dùng hay quan tâm là lượng điện tiêu thụ của thiết bị như thế nào.
Mức độ điện năng của điều hòa phụ thuộc phần lớn vào cấu tạo của điều hòa đó. Mỗi chiếc điều hòa khác nhau sẽ có cấu tạo khác nhau và mức độ tiêu thụ điện khác nhau. Tuy nhiên, ta vẫn có thể tính cơ bản theo công thức:
A = P x t
Trong đó:
A: số lượng điện tiêu thụ trong một khoảng thời gian cụ thể
P: công suất của máy (đơn vị kW)
T: thời gian sử dụng (đơn vị giờ)
Ngoài ra, nếu bạn muốn biết điện năng tiêu thụ của điều hòa 28000btu trong 1 tiếng, bạn chú ý đến tem của sản hoặc thông số kỹ thuật của thiết bị có ghi công suất tối đa hoặc điện năng tiêu thụ nhỏ nhất – lớn nhất (đơn vị W). Ví dụ, điều hòa SK Gold Inverter 1 chiều 28000 BTU có thông số kỹ thuật ghi chú điện năng tiêu thụ nhỏ - lớn nhất, trung bình là 830W, thì trong một tiếng, nó sẽ tiêu thụ hết khoảng 0.83kWh điện năng.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cứ 830W là sẽ tiêu thụ hết 0.83 kWh điện trong một tiếng sử dụng, bởi không phải lúc nào điều hòa cũng chạy ở mức đó, nó sẽ chênh lệch một chút. Do đó, một số nhãn hàng ghi chú thêm điện năng tiêu thụ nhỏ - lớn nhất để khách hàng có thể hiểu rõ hơn về mức tiêu thụ của sản phẩm. Nếu như bạn sử dụng dòng điều hòa Inverter, công suất tiêu thụ điện năng của sản phẩm thấp hơn so với các dòng điều hòa thông thường. Nhờ vào bộ xử lý Inverter, máy nén cùng hệ thống quạt dàn nóng và mô tơ sẽ giúp cho bạn tiết kiệm được điện năng lên đến khoảng 69%.
Điều hòa 28000btu dùng cho phòng có diện tích từ 40m2 đến 50m2 nhưng phải có chiều cao dưới 3m. Những không gian như phòng khách gia đình có nhiều người và rộng rãi hoặc sảnh chờ, văn phòng, nhà hàng, quán café, khách sạn…thì bạn nên lựa chọn điều hòa 28000btu để tránh trình trạng quá tải ở điều hòa, hạn chế khả năng làm mát cũng như ảnh hưởng đến độ bền của máy.
Tuy nhiên, ở những khu vực như phòng khách gia đình có ít người thì bạn có thể lựa chọn điều hòa đúng với công suất và diện tích. Hoặc trường hợp căn phòng có diện tích nhỏ khoảng 30m2 bạn vẫn có thể lựa chọn máy lạnh có công suất 24000btu để làm mát cho không gian nhà.
Có 2 cách để tính tiền điện đơn giản, chuẩn xác mà bạn có thể tham khảo như:
Tự tính tiền điện, điện năng tiêu thụ đơn giản theo công tơ
Để tính được những con số chính xác, công tơ điện chính là yếu tố cho ra con số điện đúng nhất, bạn cũng cần dựa vào các bậc điện do Điện lực quy định rồi nhân lên. Bạn có thể tham giá bậc điện ở bên dưới đây:
Giá bán lẻ điện sinh hoạt |
Giá bán điện (đồng/kWh) |
---|---|
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 |
1.678 |
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 |
1.734 |
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 |
2.014 |
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 |
2.536 |
Bậc 5: Cho kWh từ 301 - 400 |
2.834 |
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên |
2.927 |
Theo bảng giá điện, số điện bạn sử dụng càng cao thì hóa đơn bạn phải trả hàng tháng tăng theo. Công thức để tính toán tiền điện như sau:
Tiền điện bậc X = Giá điện bậc X x Số điện tiêu thụ bậc X
Giả sử, bạn nhìn vào công tơ điện thì hết tháng này bạn đã dùng 100 số điện (kWh), 50 số điện đầu được tính theo giá điện bậc 1 và 50 số điện tiếp theo sẽ được tính theo giá điện bậc 2.
Công thức để tính tổng tiền điện (bao gồm 10% VAT): (Tiền điện bậc 1 + tiền điện bậc 2) + (tiền điện bậc 1 + tiền điện bậc 2) x 10% VAT. Áp dụng theo công thức tính tổng tiền điện trên thì 100 số điện được tính như sau: (83.900 + 86.700) + (83.900 + 86.700) x 10% VAT = 187.660 đồng.
Diện tích và thể tích phòng là 2 cách mà chúng tôi dựa vào để tìm ra với diện phòng hoặc thể tích phòng như nào sẽ thích hợp với công suất 28000btu. Thường công suất của điều hòa sẽ được tính bằng đơn vị Btu. Đây là đơn vị dùng để đo công suất của các thiết bị sưởi hoặc làm lạnh.
Với cách tính theo diện tích, thông thường 1m2 tương ứng với khoảng 600btu. Diện tích phòng thì chúng ta chỉ nói về cách tính cơ bản dựa theo mặt bằng vuông hoặc chữ nhật để dễ tính. Tuy nhiên, công thức này chỉ vận dụng được những tình huống chiều cao của phòng dưới 3m thì trải nghiệm sản phẩm mới có hiệu quả. Công thức như sau:
Công suất phù hợp = diện tích phòng (chiều dài x chiều rộng) x 600btu
Giả sử: phòng bạn dài 9m, rộng 5m thì diện tích mà ta tính được 45m2. Bạn vận dụng công thức như sau: 45m2 x 600btu = 27000btu. Vậy với điều hòa 28000 btu thích hợp với những diện tích khoảng 40m2 đến 50m2. Diện tích khá lớn như này thường là không gian phổ biến như: gia đình, quán café, nhà hàng, khách sạn, văn phòng làm việc. Mời bạn tham khảo gợi ý công suất máy lạnh theo diện tích phòng
Công suất máy lạnh |
Diện tích phòng |
1 HP ~ 9000 BTU |
Dưới 15 m2 |
1.5 HP ~ 12.000 BTU |
Từ 15 đến 20 m2 |
2 HP ~ 18.000 BTU |
Từ 20 đến 30 m2 |
2.5 HP ~ 24.0000 BTU |
Từ 30 đến 40 m2 |
Khi nói về thể tích phòng, quy ước được tính bằng 1m3 rơi vào khoảng 200btu để cho bạn dễ tính toán được công suất thích hợp. Cách tính này có ưu điểm là đáp ứng được tính chuẩn xác cao hơn nhờ có đo lường được chiều cao cụ thể của phòng. Do đó, phương pháp này thích hợp những nơi như nhà có trần cao, phòng trọ có gác thông từ trên xuống…Công thức cụ thể như sau:
Công suất phù hợp = thể tích phòng (chiều dài x chiều rộng x chiều cao) x 200btu
Ví dụ như: chiều dài của không gian 7m, rộng 5m, cao 4m thì thể tích 140m3. Bạn áp dụng công thức như sau: 140m3 x 200 = 28000btu. Vậy máy điều hòa 28000btu thích hợp cho thể thích từ 120m3 đến 140 m3. Mời bạn tham khảo gợi ý công suất máy lạnh theo thể tích phòng.
Công suất máy lạnh |
Thể tích phòng |
1 HP ~ 9000 BTU |
Dưới 45 m3 |
1.5 HP ~ 12.000 BTU |
Dưới 60 m3 |
2 HP ~ 18.000 BTU |
Dưới 80 m3 |
2.5 HP ~ 24.0000 BTU |
Dưới 120 m3 |
Tuy nhiên, thực tế 2 cách này có thể mang tính tham khảo bởi ngoài diện tích, thể tích còn rất nhiều yếu tố tác động đến công suất của máy, có thể kể đến như: số lượng cửa sổ, hướng phòng, cách nhiệt của phòng, bao nhiêu người sử dụng phòng, đồ gia dụng nào có tỏa nhiệt… Nếu gia đình bạn không có nhu cầu dùng điều hòa vào mùa đông thì nên chọn những dòng điều hòa 1 chiều, đặc biệt là dòng Inverter để không phải lãng phí điện hàng tháng.
Những cách dùng điều hòa dưới đây đảm bảo giúp cho hóa đơn tiền điện của nhà ban giảm đáng kể sau mùa nắng nóng này.
Không nên bật tắt điều hòa liên tục
Một trong những thói quen tai hại của nhiều người mắc phải đó là thói quen bật tắt điều hòa liên tục, họ thường bật điều hòa liên tục, đợi đến khi phòng lạnh thì tắt đi sử dụng quat đến khi nóng thì tiếp tục bật máy lạnh lên rồi tắt đi. Thói quen này thoạt nhìn thấy tiết kiệm điện nhưng trên thực tế bạn đang làm lãng phí điện năng hàng tháng rất nhiều mà còn làm giảm tuổi thọ của thiết bị. Bởi để máy hoạt động lại thì thiết bị cần rất nhiều điện để khởi chạy máy nén và quạt.
Nếu bạn đang có thói quen này thì nên dừng ngay. Ngày nay, các dòng điều hòa đều được trang bị hệ thống cảm biến nhiệt độ, tức là nhiệt độ trong phòng của bạn bằng với nhiệt độ bằng với nhiệt độ cài đặt trên điều khiển thì thiết bị sẽ tự động ngừng hoạt động để tiết kiệm điện mà không cần chúng ta can thiệp vào.
Nếu như bạn có dự định phải rời khỏi phòng thì một số các chuyên gia cũng khuyên chúng ta nên tắt điều hòa trước khi ra ngoài tầm 30 phút. Điều này không chỉ giúp căn phòng tăng nhiệt độ từ từ mà còn hạn chế được trình trạng sốc nhiệt đột ngột khi chúng ta đột ngột rời khỏi nhà.
Tắt công tắc điện của máy lạnh
Có lẽ nhiều người dùng vẫn suy nghĩ chỉ cần tắt điều hòa bằng remote đi kèm là được. Thực tế thì khi bạn vẫn mở aptomat của điều hòa thì thiết bị vẫn hoạt động cầm chừng và tiêu tốn khoảng 15W, tùy thuộc vào từng sản phẩm. Vậy nên nếu muốn tiết kiệm tối đa chi phí tiền điện thì bạn cũng nên chú ý đến chi tiết này.
Không sử dụng điều hòa 24/24
Mùa hè chính là lúc điều hòa được sử dụng 24/24. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực điều hòa chỉ ra việc bật điều xuyên suốt như thế ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đặc biệt là hô hấp và làn da. Ngoài ra, điều hòa hoạt động cả ngày cũng sẽ khiến thiết bị tiêu tốn nhiều điện năng hơn, các chi tiết bên trọng bị mài mòn làm giảm tuổi thọ sản phẩm.
Hẹn giờ bật/tắt máy vào ban đêm
Đa số các dòng điều hòa hiện tại đều có chức năng bật tắt máy vào ban đêm. Tuy nhiên, lại có ít người dùng chú ý đến nó và sử dụng hợp lý. Ban đêm, khi chúng ta ngủ thì nhiệt độ cơ thể xuống thấp. Để tránh bị cảm và giấc ngủ có thể nguyên vẹn thì bạn hãy sử dụng tính năng hẹn giờ bật tắt điều hòa và cài thời gian sau cho hợp lý. Đây cũng là một cách tiết kiệm điện hiệu quả.
Đặt nhiệt độ điều hòa một cách hợp lý
Khi bật điều hòa của nhiều người là cài nhiệt độ cho thật thấp để được làm mát nhanh. Thế nhưng việc làm này chính một trong những lý do khiến cho tiền điện hàng tháng của bạn gia tăng. Thực tế khi bạn làm như thế, máy phải vận hành hết công suất ngay lập tức để đáp ứng nhu cầu khiến máy nhanh hỏng, hao tốn điện năng. Bạn nên mở nhiệt độ cao rồi từ từ hạ thấp xuống.
Theo như các chuyên gia của Mỹ thì nhiệt độ trong nhà và ngoài trời càng ít thì lượng điện năng tiêu thụ sẽ thấp hơn. Đồng thời cũng hạn chế gặp phải trình trạng sốc nhiệt khi bạn di chuyển giữa 2 môi trường khác nhau.
Hạn chế làm cho nhiệt độ trong phòng tăng lên
Thông thường, khi bật điều hòa bạn phải đảm bảo được không gian kín, vì nếu có hơi lạnh thoát ra được bên ngoài thì sẽ phải hoạt động với công suất lớn hơn để duy trì nhiệt độ được cài đặt làm lãng phí điện năng. Ngoài ra, nếu phòng bạn sử dụng cửa kính nên sử dụng rèm che để giảm bớt hấp thu nhiệt từ ánh sáng mặt trời qua lớp kính.
Vệ sinh điều hòa thường xuyên
Điều hòa dùng lâu ngày bị bụi bẩn, vi khuẩn bám vào. Nếu như bạn không kịp thời làm sạch thì chúng có thể làm hư hại đến những bộ phận bên trong dàn lạnh cũng như ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và giảm tuổi thọ của máy.
Tầm khoảng 3 – 4 tháng bạn nên thuê thợ hoặc bạn có kiến thức chuyên môn thì vệ sinh toàn bộ cánh quạt dàn nóng, dàn lạnh, bộ lọc khí…để máy được hoạt động tốt hơn. Hoặc bạn có thể gọi thợ sửa chữa đến bảo dưỡng sau khi sử dụng điều hòa liên tục trong thời gian dài.