Khu công nghiệp là khu vực được quy hoạch để phục vụ hoạt động sản xuất hàng công nghiệp hoặc thực hiện dịch vụ công nghiệp. Quy mô các khu công nghiệp lớn nhỏ rất khác nhau. Nhưng so với một công trình xây dựng thông thường, đó luôn là khu vực rộng lớn với nhiều nhà xưởng, công ty tập trung bên trong. Tùy vào chức năng của từng phân khu mà cấu trúc xây dựng có sự khác biệt. Ví dụ, tòa nhà trung tâm, khu văn phòng thường được xây theo dạng nhà cao tầng thông thường. Nhưng khu vực xưởng sản xuất có thể được xây khá thoáng với cấu trúc mở, trần có thể chỉ lợp tôn và cửa có thể luôn mở rộng. Điểm chung là mỗi phân khu trong khu công nghiệp đều có diện tích rộng lớn.
Mỗi công trình trong khu khu công nghiệp đều là nơi diễn ra hoạt động lao động sản xuất cường độ cao. Ngoài việc sinh nhiệt lượng lớn thì còn có nhiều bụi bẩn. Độ ô nhiễm không khí đo được tại khu công nghiệp luôn cao hơn trung bình nên hiệu quả thông gió cần phải được chú trọng.
Một điểm đáng chú ý khác ở khu công nghiệp là nguồn điện. Để phục vụ hoạt động sản xuất, nơi đây vốn đã tập trung rất nhiều loại máy móc công suất lớn. Công suất điều hòa cần lắp đặt tại đây chắc chắn cũng có công suất không nhỏ. Bởi vậy, chủ đầu tư và kỹ sư cần chú ý thiết kế hệ thống cấp điện và cách đi dây điện, đường ống. Tính toán kỹ lưỡng vấn đề này sẽ giúp đảm bảo an toàn, tính ổn định và hiệu suất hoạt động của hệ thống.
Các nguồn sinh nhiệt trong khu công nghiệp có thể bao gồm:
Máy móc và thiết bị: Số lượng máy móc, thiết bị nhiều cùng công suất thiết kế lớn khi hoạt động trong quá trình sản xuất sẽ tạo ra nhiệt độ đáng kể.
Thân nhiệt con người: Tương tự như máy móc, lượng người tập trung đông cùng quá trình lao động sẽ làm tăng nhiệt lượng tỏa ra.
Mặt trời: Ngoài đặc điểm khí hậu tự nhiên, quy hoạch khu công nghiệp với cường độ bê tông hóa cao càng làm tăng sức nóng mặt trời.
Hệ thống điều hòa: Bản thân điều hòa cũng là nguồn sinh nhiệt lớn ở trong khu công nghiệp. Công suất càng lớn, dành nóng điều hòa càng tỏa nhiệt nhiều hơn.
Nhận diện các nguồn nhiệt sẽ giúp bạn tính toán công suất điều hòa chuẩn hơn, cũng như kết hợp nhiều giải pháp làm mát khác nhau cho tiết kiệm và hiệu quả.
Khi lắp đặt hệ thống điều hòa cho khu công nghiệp, chủ đầu tư sẽ quan tâm đến các yếu tố sau:
Hiệu suất năng lượng: Khách hàng quan tâm đến khả năng tiết kiệm điện của hệ thống điều hòa để giảm chi phí vận hành và bảo vệ môi trường.
Công suất làm mát: Đảm bảo hệ thống điều hòa có khả năng làm mát hiệu quả trong không gian công nghiệp lớn để duy trì môi trường làm việc thoải mái cho người lao động và bảo vệ thiết bị.
Độ tin cậy và bền bỉ: Khách hàng mong đợi một hệ thống điều hòa đáng tin cậy và bền bỉ, có thể chịu được cường độ sinh nhiệt của môi trường công nghiệp và hoạt động hiệu quả trong dài hạn.
Bảo trì và bảo dưỡng: Hệ thống điều hòa nên hoạt động trơn tru với yêu cầu vệ sinh, bảo dưỡng thấp. Bên cạnh đó, dịch vụ bảo trì định kỳ nhanh chóng, đơn giản và đáng tin cậy cũng rất quan trọng để tránh ảnh hưởng đến tiến độ làm việc.
Như vậy, điều hòa âm trần cho khu công nghiệp lý tưởng sẽ cần đáp ứng đầy đủ các nhu cầu kể trên.
Hệ thống điều hòa chiller là loại hệ thống làm lạnh trung tâm được sử dụng rộng rãi trong các khu công nghiệp, tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại và các công trình quy mô lớn khác. Trên thị trường, điều hòa chiller có 2 loại là làm lạnh ly tâm và làm lạnh bằng trục vít:
Nguyên Lý Hoạt Động: Chiller hoạt động bằng cách sử dụng nước để hấp thụ nhiệt từ môi trường xung quanh và tạo ra không gian mát mẻ. Nước được làm lạnh, sau đó dẫn tuần hoàn qua các phòng nhờ máy bơm và hệ thống các cuộn dây fan coil đặt trong các phòng.
Cấu Tạo: Hệ thống chiller bao gồm các thành phần chính là máy nén, bộ làm lạnh (dàn bay hơi), dàn nóng (dàn ngưng tụ), hệ thống tuần hoàn nước (bơm nước, đường ống, bể chứa) và hệ thống điều khiển (van tiết lưu, họng gió) để điều chỉnh nhiệt độ và áp suất.
Loại Chiller: Có nhiều cách phân loại chiller khác nhau như chiller hệ thống kín, chiller hệ thống hở, chiller giải nhiệt nước, chiller giải nhiệt gió, chiller môi chất lạnh. Tùy thuộc vào mục đích của từng công trình mà người ta chọn loại chiller tương ứng.
Ứng Dụng: Chiller được sử dụng phổ biến trong các xưởng thủy hải sản đông lạnh, khu công nghiệp, trung tâm thương mại,... Nói chung là những nơi có diện tích lớn và nhu cầu làm lạnh cao.
Ưu Điểm: Chiller có hiệu suất làm lạnh cao, linh hoạt trong việc điều chỉnh nhiệt độ, tiết kiệm năng lượng và có tuổi thọ dài.
Khuyết Điểm: Chi phí đầu tư ban đầu cao, đòi hỏi bảo trì định kỳ và nhận sự vận hành để duy trì hiệu suất hoạt động.
VRV và VRF là hai cách gọi khác nhau cho cùng một loại hệ thống điều hòa trung tâm. Đây là hình thức điều hòa mẹ - con khi dàn nóng công suất lớn có thể được kết nối và phân chia tải công suất của mình cho cùng lúc nhiều dàn lạnh. Hệ thống điều hòa VRV/VRF cũng được sử dụng rộng rãi trong các công trình quy mô lớn như khu công nghiệp.
Nguyên Lý Hoạt Động: Hệ thống VRV/VRF gồm một cụm dàn nóng trung tâm có vai trò cấp lạnh một cách linh hoạt (cường độ lạnh và lưu lượng gió) đến nhiều dàn lạnh qua hệ thống ống gió và miệng thổi. Tất cả phối hợp tạo thành một hệ thống tổng thể, cùng nhau phân phối hơi lạnh cho cả khu vực.
Cấu Tạo: Hệ thống VRV/VRF vẫn bao gồm các thành phần chính là cụm dàn nóng, hệ thống dàn lạnh, hệ thống ống nối, bộ điều khiển và hệ thống ống gió.
Ứng Dụng: Hệ thống VRV/VRF thường được sử dụng trong các công trình quy mô lớn như văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại, nhà máy sản xuất để cung cấp không gian mát mẻ và thoải mái cho người sử dụng.
Ưu Điểm: Hệ thống VRV/VRF có hiệu suất làm lạnh cao, tiết kiệm năng lượng, dễ vận hành và quản lý. Nhưng nổi bật nhất chính là khả năng thay đổi công suất linh hoạt. VRV/VRF cho phép phân bổ công suất hợp lý cho từng khu vực. Ngoài ra, công suất tổng của VRV/VRF cũng có thể được tăng thêm dễ dàng theo kế hoạch quy hoạch khu công nghiệp.
Khuyết Điểm: Chi phí đầu tư ban đầu có thể cao hơn so với các hệ thống điều hòa truyền thống, đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao để lắp đặt và bảo trì.
Các loại điều hòa thương mại cục bộ gồm:
Điều hòa âm trần cassette: Điều hòa cassette khác biệt vì có thể tỏa hơi lạnh đồng đều theo nhiều hướng.
Điều hòa âm trần nối ống gió: Loại điều hòa cho tính thẩm mỹ cao nhất vì hoàn toàn được giấu trong trần/tường, chỉ để lộ miệng gió phả hơi lạnh ra ngoài.
Điều hòa áp trần: Loại điều hòa có thể áp sát trên trần nhà hoặc đặt đứng tùy nhu cầu. Nó khác biệt với 2 loại trên ở chỗ không đi âm trần nên có thể lắp cho những nơi trần mỏng, không đủ điều kiện đi âm.
Điều hòa cây: Loại điều hòa dạng tủ, đứng sàn. Thích hợp để làm mát những nơi có thiết kế mở, cần luồng gió thổi xa hoặc vách tường giả không thể treo điều hòa.
Bạn có thể tùy ý chọn loại điều hòa cục bộ hoặc hệ thống để lắp đặt cho khu công nghiệp. Tuy nhiên, so với hệ thống chiller và VRV/VRF, điều hòa cục bộ sẽ làm tốn nhiều thời gian và chi phí hơn cho việc lắp đặt vì phải đi lẻ từng bộ. Hơn nữa, hiệu suất trong quá trình hoạt động cũng sẽ kém hơn và thiếu linh hoạt, gây khó khăn cho việc điều khiển, quản lý và vận hành. Bạn đâu thể đi khắp khu công nghiệp để kiểm tra từng bộ điều hòa mỗi ngày được có phải không nào? Bởi vậy, điều hòa cục bộ chỉ nên là lựa chọn bổ sung thêm, dùng cho một vài khu vực nhất định. Tại khu công nghiệp, bạn vẫn nên chọn chiller hoặc VRV/VRF làm hệ thống điều hòa chính.
Với hệ thống VRV/VRF, bạn có thể chọn điều hòa âm trần cho các phân khu. Các model điều hòa âm trần trong bộ VRV/VRF vẫn có đầy đủ hình thức âm trần cassette, âm trần nối ống gió và áp trần. Đây sẽ là lựa chọn lý tưởng hơn để tối ưu hiệu suất đầu tư, vận hành cho hệ thống điều hòa khu công nghiệp.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về điều hòa âm trần cho khu công nghiệp nhằm tối ưu hiệu suất đầu tư, mong rằng đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Để tìm hiểu thêm về các thiết bị điều hòa SK Sumikura phục vụ khu công nghiệp, hãy liên hệ 1900 545 537.