Tủ đông là một thiết bị điện lạnh, cung cấp nhiệt độ thấp sâu dưới -25 độ C. Ở mức nhiệt này vi khuẩn không thể sinh sôi, phát triển vì thế mà không làm thực phẩm bị phân hủy giúp cho thực phẩm luôn tươi ngon, giữ trọn vẹn hương vị và dưỡng chất trong suốt một thời gian dài.
Câu trả lời chắc chắn là có, bởi vì tủ đông là một thiết bị lúc nào cũng sử dụng điện, hoạt động liên tục không ngừng nghỉ chính vì thế mà việc hao tốn điện năng là điều không thể tránh khỏi.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho tủ đông tiêu tốn nhiều điện năng, đầu tiên phải kể đến bản thân của tủ đông là thiết bị có công suất hoạt động lớn. Công suất hoạt động của tủ đông sẽ phụ thuộc vào thể tích tủ, nếu các loại tủ đông mini hay trữ sữa 150 lít có công suất hoạt động 88W (tủ đông SK Sumikura) thì tủ đông 300 lít trở lên có công suất hoạt động hơn 135 W.
Bên cạnh đó, đặc thù tủ đông là cung cấp nhiệt độ thấp, sâu. Thông thường 1 chiếc tủ đông cung cấp nhiệt độ từ -18 độ C cho đến -25 độ C và để đạt được nhiệt độ như thế thì bắt buộc thiết bị phải tiêu tốn nhiều điện năng.
Hơn thế nữa thì tủ đông được cắm điện và hoạt động liên tục không ngừng nghỉ. Nếu như các thiết bị khác chẳng hạn như điều hòa, máy giặt, lò vi sóng chỉ hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định thì tủ đông hoạt động 24/7. Khi hoạt động liên tục thì nó sẽ tiêu tốn rất nhiều điện năng.
Như vậy, có thể thấy, tủ đông là một thiết bị tiêu tốn khá nhiều điện năng khi sử dụng. Để biết được chính xác tủ đông sẽ tốn bao nhiêu tiền điện mỗi tháng, đừng bỏ qua thông tin dưới đây:
Thông thường, công suất của tủ đông sẽ được các nhà sản xuất công bố ở trong thông tin về thông số kỹ thuật. Thông qua thông số công suất đã được chia sẻ, người sử dụng có thể tính toán được lượng điện năng tiêu thụ của loại tủ đông đó trong vòng 1 giờ đồng hồ là bao nhiêu.
Ví dụ, ở sản phẩm tủ đông SK Sumikura với các mức dung tích khác nhau sẽ có công suất hoạt động khác nhau. Cụ thể tủ đông SK Sumikura 150 lít sẽ có công suất là 88W, tủ đông SK 210 lít có công suất là 115 W, tủ đông Sumikura 300 lít có công suất là 135 W…
Vì vậy để nắm được công suất tủ đông mình đang sử dụng bằng bao nhiêu W người sử dụng cũng có thể tham khảo thông số kỹ thuật sản phẩm từ chính nhà sản xuất mà mình đã mua. Từ đó tính toán điện năng tiêu thụ và số tiền điện mỗi tháng mà mình cần phải trả là bao nhiêu.
Để tính được lượng điện tiêu thụ của tủ đông là bao nhiêu, người sử dụng có thể áp dụng công thức tính điện năng tiêu thụ điện. Theo đó, công thức tính điện năng tiêu thụ điện của các sản phẩm, thiết bị gia dụng hiện nay sẽ được quy ước là: A = P.t (dùng công thức này tính).
Trong đó: A chính là lượng điện năng tiêu thụ của tủ đông trong khoảng thời gian t
P chính là công suất với đơn vị là KW
T chính là thời gian sử dụng đơn vị giờ
Ví dụ cụ thể: Loại tủ đông SK Sumikura 150l có công suất 88W thì đồng nghĩa trong vòng 1 giờ loại tủ đông này sẽ tiêu thụ khoảng 0.088 KWh điện năng và 1 ngày trong vòng 2.112 số điện. Loại tủ đông SK Sumikura 300 lít có công suất 135W thì đồng nghĩa trong vòng 1 giờ loại tủ đông này sẽ tiêu thụ khoảng 0.135 KWh điện năng và 1 ngày khoảng 3.24 số điện.
Lưu ý: Đây chỉ là công thức tính công suất tối đa của tủ đông trong vòng 24 giờ liên tiếp. Thực tế thì tủ đông chỉ đạt công suất tối đa lúc đầu vừa mới làm lạnh, sau đó tủ sẽ giảm/ngắt hoạt động cho đến khi nhiệt độ trong khoang tủ tăng lên.
Sau khi đã có thông tin về điện năng tiêu thụ của tủ đông, người dùng có thể ước tính tiền điện mỗi tháng của mình là bao nhiêu. Vì tủ đông là thiết bị được găm liên tục 24/24 giờ, vì thế bạn không cần phải suy nghĩ về thời gian mình sử dụng hằng ngày giống như điều hòa. Để tính tiền điện mỗi tháng thì chỉ cần tính điện năng tiêu thụ tủ đông trong vòng 1 tháng bao nhiêu KWh.
Theo đó, ở loại tủ đông SK Sumikura 150l ở trên điện năng tiêu thụ 1 ngày của nó sẽ là 2.112 số điện thì mỗi tháng nó sẽ tiêu thụ khoảng 63.4 số điện tương ứng với 117.000 đồng. Với loại tủ đông SK Sumikura 300 lít với điện năng tiêu thụ 1 ngày là 3.24 số điện thì trong vòng 1 tháng nó sẽ tiêu thụ khoảng 97.2 số điện tương ứng với 182.000 đồng.
Lưu ý: Sau khi tính được điện năng tiêu thụ tủ đông 1 tháng là bao nhiêu kWh người dùng chỉ cần truy cập vào “https://calc.evn.com.vn/#/TinhH” để tính số tiền mà mình chi trả.
Như vậy có thể thấy, tủ đông chiếm một phần đáng kể trong hóa đơn tiền điện mỗi tháng. Trong đó các loại tủ đông có dung tích càng lớn thì tiền điện càng cao và ngược lại. Để giảm hóa đơn tiền điện, bạn có thể áp dụng các cách tiết kiệm điện khi sử dụng tủ đông sau đây:
Đây là một trong những sự lựa chọn rất thông minh giúp sử dụng tủ đông tiết kiệm điện hơn. Các loại tủ đông sử dụng công nghệ biến tần sẽ góp phần giúp bạn tiết kiệm điện từ 30 cho đến 50% điện năng. Bởi do máy nén của thiết bị sẽ quay liên tục một cách từ từ không phải hoạt động hết công suất nên giảm bớt năng lượng tiêu thụ của thiết bị, giúp tủ đông ít tốn điện hơn.
Đặc biệt, tủ đông inverter của SK Sumikura được trang bị máy nén cao cấp nhập khẩu với tốc độ đông siêu nhanh, sâu cùng với ống đồng 100% nguyên chất giúp tăng hiệu suất làm lạnh, nhờ thế giảm điện năng tiêu thụ cho người dùng. Ngoài ra, tủ đông inverter còn được trang bị rất nhiều tính năng nâng cao trải nghiệm của người dùng.
Khi hoạt động trong điều kiện nhiệt độ thích hợp, tủ đông sẽ giúp đảm bảo độ bền và tuổi thọ. Đặc biệt, nó còn giảm lãng phí năng lượng và tiết kiệm năng lượng tối ưu. Vì thế việc cài đặt nhiệt độ phù hợp khi sử dụng tủ đông là rất quan trọng giúp bạn tiết kiệm điện hơn.
Ở ngăn mát tủ sẽ cung cấp nhiệt độ từ 0 đến 10 độ C , bạn nên cài đặt nhiệt độ 5 – 8 độ C là hợp lý nhất. Ngăn đông thường ở mức -30 độ C cho đến -5 độ C, nhiệt độ tốt nhất để duy trì là -18 độ C. Không nên cài đặt ở nhiệt độ làm lạnh cao nhất hoặc thấp nhất bởi nó vừa gây lãng phí điện lại không đảm bảo được hiệu quả bảo quản thực phẩm lâu dài.
Thực phẩm nếu được xếp quá dày có thể khiến cho đường lưu thông hơi lạnh bị cản trở dẫn đến hiệu quả làm lạnh kém và tình trạng quá tải. Điều đó vừa có thể làm tăng lượng điện tiêu thụ, vừa ảnh hưởng đến tuổi thọ thiết bị. Vì thế hãy chú ý sắp xếp thực phẩm khoa học để tủ đông có thể luân chuyển hơi lạnh đều cho từng ngóc ngách và chạm bao phủ từng loại thực phẩm khác nhau.
Nên chú ý để chừa một khoảng nhỏ khi sắp xếp từng loại thực phẩm. Tránh để thực phẩm ở gần và che kín bộ phận quạt trong ngăn đông. Điều này sẽ giảm hiệu suất làm lạnh tủ.
Thường xuyên đóng mở tủ sẽ khiến cho hơi lạnh bên trong bị thất thoát ra bên ngoài và hấp thụ nhiệt từ ngoài vào khiến tủ đông bị tăng nhiệt độ. Khi nhiệt độ trong tủ đông tăng lên thì máy nén lại phải hoạt động trở lại để làm mát và điều đó gây tiêu tốn nhiều điện năng.
Để dùng tủ đông không còn tốn quá nhiều điện nữa, nên hạn chế đóng mở cửa tủ liên tục nếu như không thật sự cần thiết. Hoặc nếu không nên sử dụng các loại tủ đông với mặt kính cường lực để nhìn rõ vào tất cả các sản phẩm được trưng bày, từ đó đóng mở cửa tủ nhanh hơn.
Vệ sinh và xả tuyết tủ đông là công việc quan trọng không chỉ nâng cao hiệu quả làm lạnh của thiết bị mà còn giúp thực phẩm được bảo quản trong một môi trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Khi tủ đông bị đóng tuyết hay cặn bẩn quá dày sẽ làm giảm hiệu quả truyền nhiệt. Như vậy, máy nén phải hoạt động nhiều hơn cần thiết gây tiêu tốn điện năng và giảm tuổi thọ.
Do đó nên xả tuyết và vệ sinh tủ đông mỗi tháng 1 lần hoặc khi thấy lượng tuyết phủ dày. Trong quá trình xả tuyết và vệ sinh cần tắt máy nhằm đảm bảo an toàn khi thực hiện.
Trên đây là những thông tin hữu ích về việc dùng tủ đông có tốn điện không, hi vọng giúp người dùng có cái nhìn cụ thể về thiết bị này. Bên cạnh đó chúng tôi cũng đã chia sẻ đến bạn những giải pháp giúp tiết kiệm điện khi sử dụng tủ đông, dù là cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp, chỉ cần áp dụng tất cả các cách đó thì hóa đơn tiền điện mỗi tháng của bạn sẽ được giảm đi rất nhiều.