Điều hòa không chỉ cần thiết trong mùa hè mà còn rất hữu ích khi vào đông. Ngoài cơ chế làm mát, làm lạnh, quạt, tự động ra, điều hòa loại 2 chiều còn thêm tính năng sưởi ấm. Vậy làm thế nào để sử dụng chế độ này đúng cách là câu hỏi rất lớn được nhiều người quan tâm.
Mùa đông nhất là gần dịp tết ở những khu vực miền Bắc thường không khí trở nên se lạnh, thậm chí trở nên rét buốt. Khoảng thời gian này, các hộ gia đình sẽ lựa chọn bật chế độ sưởi ấm trên điều hòa. Tuy nhiên, có một số cho rằng bật điều hòa vào mùa đông đặc biệt còn dùng chế độ sưởi rất hao tốn điện năng. Nhưng trên thực tế, nếu chúng ta biết cách dùng hợp lý thì vẫn có thể sử dụng thoải mái để vừa làm ấm cho căn phòng mà vẫn tiết kiệm điện. Tuy nhiên việc dùng thế nào, cài đặt bao nhiêu độ, tần suất ra sao thì không phải ai cũng biết. Cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra cách chỉnh chế độ sưởi ấm điều hòa đúng cách.
Heat được định nghĩa như hoạt động cho phép điều hòa sưởi ấm căn phòng. Tính năng này làm cho điều hòa tạo ra không khí ấm hơn cho nơi bạn đang sinh sống và thích hợp với thân nhiệt con người. Chức năng này chỉ được mọi người ưa chuộng sử dụng khi nhiệt độ xuống thấp ở những khu vực miền núi, cao nguyên hoặc màu đông miền Bắc.
Cách nhận biết điều hòa có chế độ sưởi ấm
Heat là tính năng mà chỉ tích hợp ở điều hòa 2 chiều. Có 2 cách thông dụng để nhận biết điều hòa có tích hợp chức năng này. Cách đơn giản nhất là kiểm tra mã model mà nhà sản xuất dán/in trên sản phẩm. Ví dụ, với điều hòa 2 chiều SK Sumikura thì sẽ có thêm ký tự “H” ở trước chỉ số công suất.
Nếu máy bạn mua quá lâu hoặc mất tem nhãn, trầy xước hoặc đã lắp đặt quá cao bạn không thể xem được. Điều khiển điều hòa chính là công cụ để kiểm tra xem thiết bị có cài đặt trước đó hay không. Hãy thử dùng nút Mode để chuyển sang chức năng sưởi (màn hình hiển thị biểu tượng mặt trời). Sau đó kiểm tra luồng gió thổi ra là ấm hay mát. Nếu cảm thấy ấm, điều hòa của bạn là 2 chiều. Còn nếu vẫn là gió mát, điều hòa chắc chắn chỉ có 1 chiều lạnh.
Hình: Kí hiệu mặt trời của chế độ Heat
Hình: Kí hiệu chữ của chế độ heat
Dựa vào từng nhà sản xuất mà có những cách sử dụng khác nhau. Dưới đây chúng tôi chia sẻ những cách thường dùng nhất.
Bước 1: Bật cầu giao (aptomat) để máy sử dụng nguồn điện kích hoạt.
Bước 2: Bật nút On/Off để khởi động máy. Trên bàn phím remote có chút nút On/Off với màu đỏ, cam, vàng, xanh… tùy vào nhãn hàng tạo ra. Hoặc có thể ghi bằng kí hiệu nút nguồn. Bật nút đó thì máy bắt đầu hoạt động. Lúc này, màn hình hiện chữ On hoặc kèm theo tiếng bíp để cho thấy máy đang sẵn sàng.
Bước 3: Chọn Mode màn hình hiển thị các chế độ khác như auto, cool, dry, fan, heat. Hoặc remote cũng có sẵn nút heat thì bạn ấn vào. Dùng nút lên xuống để chọn dừng lại tại vị trí heat. Hay biểu tượng mặt trời tùy theo từng nhà sản xuất.
Bước 4: Chọn thêm nút mũi tên để cài đặt nhiệt độ mong muốn. Cùng lúc đó, màn hình remote hiển thị chữ heat hoặc kí hiệu mặt trời cho biết chế độ này được kích hoạt. Bạn có thể chọn thêm nút Swing chọn hướng gió thổi mong muốn.
Ấn nút mode chuyển đến tính năng heat như nhu cầu. Nhấn nút mũi tên để điều khiển tăng/giảm mức nhiệt độ thiết lập. Chọn tiếp nút swing để điều khiển vị trí cánh đảo gió theo mong muốn.
Lưu ý: khi bạn không muốn dùng chế độ này chỉ cần chọn Mode để chuyển sang chế độ khác. Ngoài ra, bạn nhấn nút On/Off là được.
Hiện nay, chúng ta lầm tưởng việc sử dụng tính năng làm ấm trong những ngày trời trở lạnh khiến điều hòa tiêu tốn điện nhiều hơn. Trên thực tế, lượng điện mà điều hòa tiêu thụ dựa vào mức nhiệt độ khác biệt so với môi trường bên ngoài và trong phòng. Nguyên tắc hoạt động của máy khi sử dụng sưởi ấm so với làm lạnh là không đổi cho cả 2 trường hợp.
Ví dụ, Khi nhiệt độ bên ngoài đang lạnh bạn muốn điều chỉnh ấm lên 10 độ C (từ 17 độ C lên đến 27 độ C), thì máy vẫn sử dụng công suất tiêu tốn điện tương tự như chỉnh làm lạnh giảm 10 độ C. Ngoài ra, máy chỉ thêm một bộ phận van đổi chiều để chuyển đổi tích hợp 2 chế độ sưởi ấm và làm lạnh. Do đó, dàn máy trong nhà và dàn máy bên ngoài trời hoán đổi cho nhau. Lúc này, máy sử dụng thêm một lượng điện nhỏ để cung cấp đủ cho van đảo chiều trong quá trình chạy sưởi ấm. Chính vì thế chế độ heat sẽ tốn điện hơn một ít nhưng không đáng kể so với điều hòa 1 chiều.
Muốn sử dụng cơ chế sưởi một cách hiệu quả thì người dùng nên dựa trên tiêu chí công suất hoạt động, diện tích phòng. Vì vậy, căn cứ vào một số liệt kê dưới đây để chọn sản phẩm có công suất phù hợp.
Diện tích | Công suất phù hợp |
8-15 m2 | 9000 BTU (1 HP) |
15-20 m2 | 12000 BTU (1.5 HP) |
20-30 m2 | 18000 BTU (2 HP) |
30-40 m2 | 24000 BTU (2.5 HP) |
Điều hòa có hiệu năng 9000BTU(1HP) đạt hiệu quả tốt nhất cả làm mát và sưởi ấm cho phòng có kích thước từ 8 đến 15 mét vuông. Điều hòa 12.000BTU (1,5 HP) làm nóng tốt trong khu vực từ 16 đến 22 mét vuông. Chẳng hạn, đối với điều hòa có công suất 18000BTU (2HP) thì phù hợp với phòng có diện tích dưới 20-30m2, điều hòa có công suất 24000BTU (2.5HP) thích hợp sử dụng trong phòng 30-40m2. Tuy nhiên vị trí lắp đặt cũng tác động một phần tới hiệu quả làm việc của thiết bị vì vậy gia đình bạn nên chọn vị trí lắp đặt điều hòa phù hợp.
Các nhà sản xuất luôn khuyến cáo mọi người chỉ nên bật chức năng sưởi trong mức độ mà họ đưa ra tốt nhất là 5 đến 10 độ C. Nếu như sự chênh lệch quá cao dễ dẫn đến sốc nhiệt khi đi lại giữa 2 môi trường, gây ra các bệnh về hô hấp. Nếu như quá thấp thì máy tiêu tốn nhiều điện năng hơn để đáp ứng nhu cầu của mọi người.
Mùa đông, bạn chỉ cần thay đổi giảm thấp hơn 2 độ C giúp bạn tránh lãng phí được cỡ 10% điện năng tiêu thụ. Mức nhiệt độ lý tưởng dành cho thời tiết vào mùa đông là khoảng 20-22 độ C. Do mùa đông mọi người mặc quần áo nhiều nếu bạn để nhiệt độ quá cao mọi người cảm thấy nóng. nếu bạn hạ xuống thì sẽ không cảm nhận rõ sự thay đổi về nhiệt độ. Chính vì vậy mức nhiệt độ này vừa đáp ứng được bạn vừa tiết kiệm điện.
Nếu như không khí bên ngoài quá thấp khoảng dưới 7 độ C thì điều hòa chưa thể hoàn thành được như cầu của bạn. Nếu cứ tiếp tục sử dụng như thế, hiệu quả làm ấm kém đi và làm lãng phí rất nhiều điện. Lúc đó, bạn nên kết hợp thêm các thiết bị làm ấm khác như: quạt sưởi, đèn sưởi… hoặc sử dụng cùng lúc đểlàm ấm cơ thể.
Hướng quạt của hoạt động sưởi sẽ khác so với tính năng làm lạnh của quạt gió. Khi bật máy điều hòa mọi người nên chỉnh hướng gió đi lên trên để đưa hơi ẩm ra ngoài, làm không khí khô tránh ẩm thấp dễ gây vi khuẩn, nấm mốc mà không gây cảm giác ngộp. Sau khi đã cân bằng, chỉnh hướng gió lại bình thường để hạn chế khô da và kích hoạt chế độ sưởi sẽ tiết kiệm điện hơn.
Giả sử bạn dùng để sưởi thì nên thay đổi quạt gió di chuyển đến vị trí thấp hơn có thể, vì đặc điểm của hơi nóng là bốc lên cao nên luồng khí dễ bị làm nguội. Nên người dùng điều hòa để sưởi thường có cảm giác chúng hoạt động không mấy hiệu quả so với lúc sử dụng để làm mát trong mùa hè. Đó là bởi không khí lạnh thoát ra từ điều hòa sẽ có xu hướng lan tỏa gần mặt đất, mặt sàn của căn phòng, cũng là nơi sinh hoạt chính.
Khi phòng dùng điều hòa bạn nên đóng kín cửa để hạn chế gió lừa vào và nhiệt độ trong nhà được cân bằng và tiết kiệm điện năng. Mặc dù đây cũng là một cách tốt nhưng sẽ làm cho không khí không được lưu thông và dễ tổn thương đến sức khỏe. Bù lại, chúng ta sẽ mở cửa để không khí lưu thông khi không cần dùng điều hòa. Mở cửa để gió lùa vào trao đổi không khí với bên trong phòng là cách tránh gây ngộp và hạn chế vi khuẩn hình thành tốt nhất.
Mùa đông thường làm cho thời tiết trở nên giá rét. Sử dụng hoạt động sưởi của điều hòa quá lâu khiến bạn bị mất nước, da khô, nứt nẻ. Do đó, bạn cần chú ý đến việc gia tăng độ ẩm cho phòng. Có thể dùng chậu nước giữ độ ẩm hợp lý vừa khiến máy hoạt động hiệu quả hơn. Hoặc những chiếc máy tạo độ ẩm để bảo vệ làn da và hệ hô hấp khi dùng điều hòa. Nên dùng các máy điều hòa có công nghệ sưởi ấm không khô da và kháng khuẩn khử mùi.
Điều hòa là những thiết bị sử dụng hằng ngày, nên khó tránh được bộ lọc không khí bám đầy bụi bẩn do trao đổi nhiệt. Vì thế, bạn nên vệ sinh bộ phận này thường xuyên, tránh các bệnh về hô hấp do bụi bẩn vi khuẩn hay nấm mốc gây ra. Nếu như máy bị bụi bẩn bám nhiều quá, ảnh hưởng đến hoạt động của máy thì sẽ tiêu tốn nhiều điện năng hơn. Nên thường xuyên vệ sinh để tăng khả năng giữ ẩm bảo vệ sức khỏe của gia đình.