Hướng dẫn sử dụng điều hòa tủ đứng đúng cách

  • 26/12/2022
Điều hòa tủ đứng ngày càng phổ biến và được ưa thích. Tuy nhiên với những người lần đầu lựa chọn sử dụng, nó trông khá mới mẻ. Vì thế, bài viết dưới đây SK Sumikura sẽ hướng dẫn sử dụng điều hòa tủ đứng đúng cách giúp thiết bị chạy bền, làm mát hiệu quả và tiết kiệm điện.

Điều hòa tủ đứng là gì

Hướng dẫn sử dụng điều hòa tủ đứng đúng cách

Điều hòa tủ đứng là một trong những thiết bị làm lạnh có khả năng tạo gió và làm mát cho không gian rộng lớn. Nó còn có những tên gọi thân thuộc khác chẳng hạn như điều hòa cây, máy lạnh tủ đứng. Sở dĩ tên gọi như vậy là do nó trông giống như những chiếc tủ gia đình. 

Điều đặc biệt của loại điều hòa này là chúng được lắp đặt ở dưới sàn nhà, mặt đất chứ không phải treo ở tường. Công suất của thiết bị lớn nên thường được ưu tiên lựa chọn dùng trong văn phòng, công ty hoặc những nơi có không gian rộng như phòng khách, phòng họp, hội trường.

Tương tự như một vài loại máy điều hòa khác có mặt trên thị trường, loại điều hòa tủ đứng cũng có các bộ phận như: dàn nóng, dàn lạnh, hệ thống ống đồng, điện. Dàn nóng được bố trí ở ngoài trời để xả nhiệt còn dàn lạnh được lắp đặt ở không gian trong nhà với cửa thổi gió đặt phía trên.

Ưu nhược điểm điều hòa tủ đứng

Khi mới ra mắt, những chiếc máy điều hòa tủ đứng đã trở thành sự lựa chọn của nhiều nhà đầu tư. Song bên cạnh những ưu điểm, loại điều hòa này cũng tồn tại một vài hạn chế. Nhằm giúp người dùng có quyết định đúng đắn, hãy tìm hiểu ưu và nhược điểm điều hòa tủ đứng dưới đây,

Ưu điểm điều hòa tủ đứng

Máy có kiểu dáng trông như những chiếc tủ nên cực kỳ nhỏ gọn, không chiếm không gian, không bị giới hạn không gian khác nhau. Thiết kế điều hòa tủ đứng tinh tế, sang trọng mang tính thẩm mỹ rất cao. Đặt chiếc điều hòa tủ đứng ngay ở trong căn phòng rộng giống như bạn bố trí chiếc tủ lưu trữ đồ thời trang, điều này một phần giúp làm tôn lên sự khác biệt.

So với các loại máy lạnh, điều hòa thông thường như các loại được treo ở tường, điều hòa thiết kế với dạng tủ đứng có cánh quạt thổi lớn tạo ra tốc độ làm lạnh nhanh và mạnh mẽ. Gió thổi ra từ thiết bị rất mạnh, có thể luồn tới mọi ngóc ngách trong nhà, không gian kể cả những góc phòng từ phía xa vì vậy đây là thiết bị làm lạnh lý tưởng nếu sử dụng ở nơi đông người.

Hướng dẫn sử dụng điều hòa tủ đứng đúng cách

Vì được lắp đặt ngay bên dưới sàn nhà, thiết bị vận hành ổn định và liên tục. Việc sử dụng điều hòa tủ đứng cũng đơn giản hơn, ít bị sửa chữa, hư hỏng. Nếu gặp sự cố về thiết bị, bảo trì, bảo dưỡng hoặc vệ sinh thì máy điều hòa tủ đứng cũng đơn giản, dễ tháo lắp.

Các loại dây kết nối với dàn lạnh và dàn nóng cũng được thiết kế giấu kín phía dưới sàn nhà hoặc âm tường, điều này chống vấp té, hạn chế giật điện gây nguy hiểm cho người dùng đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ trong quá trình lắp đặt và trang trí không gian.

Nhược điểm điều hòa tủ đứng

Trong quá trình hoạt động, máy thường gây ra một vài tiếng ồn dù là không quá lớn. Vì công suất lớn, tốc độ quay của cánh quạt mạnh do đó điều hòa tủ đứng tiêu tốn khá nhiều điện năng.

Ngoài ra chiếc điều hòa này không thích hợp với những không gian chật hẹp, nếu bạn lựa chọn chúng cho phòng ngủ của mình thì thật sự không nên, khả năng làm lạnh mạnh mẽ từ thiết bị có thể khiến bạn bị khô da, viêm họng và ảnh hưởng đến giấc ngủ khi sử dụng.

Hướng dẫn sử dụng điều hòa tủ đứng đúng cách

Cách sử dụng của loại điều hòa tủ đứng cũng tương tự như với các loại treo tường mà chúng ta vẫn thường hay sử dụng. Bạn chỉ cần nắm rõ các chế độ trên điều khiển thiết bị là có thể đảm bảo việc sử dụng hiệu quả, đúng cách. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng điều hòa tủ đứng bạn nên biết:

Bước 1: Khởi động máy

Khởi động thiết bị là việc cần làm đầu tiên khi muốn sử dụng nó. Khởi động máy bằng cách nhấn vào nút nguồn. Khi bạn nhấn lần đầu tiên, điều hòa tủ đứng sẽ bắt đầu hoạt động và làm mát cho không gian và khi bạn nhấn lần thứ 2 thì ngày lập tức máy tắt đi.

Bước 2: Chọn chế độ

Sau khi thiết bị đã được khởi động, bạn tiếp tục chọn chế độ hoạt động của điều hòa bằng cách nhấn vào nút “Mode”. Nhấn một vài lần cho đến khi màn hình hiển thị chế độ mình mong muốn.

Hướng dẫn sử dụng điều hòa tủ đứng đúng cách

Remote sẽ thể hiện các chế độ với những biểu tượng khác nhau chẳng hạn như:

Làm lạnh (Cool): có biểu tượng hình bông tuyết thường được sử dụng nhiều nhất. Chế độ này giúp làm mát nhanh, mạnh mẽ, quạt gió mang lại luồng không khí mát mẻ, sâu. Đây là một trong những chế độ hữu ích trong những ngày nắng nóng, xóa tan cơn nóng nực mùa hè.

Hút ẩm (Dry): có biểu tượng hình giọt nước, khi được kích hoạt máy sẽ giúp hút ẩm không khí ở bên trong phòng kín, giảm bớt lượng hơi ẩm. Chế độ này giúp mang đến cảm giác dễ chịu vào những ngày mưa, thời tiết nồm đặc biệt là ở miền Trung và Miền Bắc.

Sưởi ấm (Heat): biểu tượng hình mặt trời, giúp mang đến luồng không khí ấm áp, dễ chịu. Chế độ này rất phù hợp trong những ngày đông khi nhiệt độ xuống quá thấp. Heat thường thấy ở những chiếc điều hòa tủ đứng 2 chiều, phù hợp cho nơi có 2 mùa nóng – lạnh rõ rệt.

Quạt gió (Fan): có biểu tượng hình cánh quạt, khi được kích hoạt quạt gió sẽ chạy liên tục. Ưu điểm của chế độ này là tạo thành những hơi mát dễ chịu, giúp không khí trong phòng thoáng hơn. Tuy nhiên, nó lại không thật sự hữu ích để tiết kiệm điện sử dụng quạt sẽ tốt hơn.

Điều chỉnh tốc độ quay của quạt: quạt trong dàn lạnh của máy có thể quay theo nhiều cấp độ khác nhau, nó sẽ mang lại hơi lạnh từ vừa cho đến cao. Để điều chỉnh tốc độ quạt như ý, bạn chỉ cần kích vào biểu tượng cánh quạt trên thanh điều khiến và nhấn từ 1 đến 3 lần.

Tiết kiệm điện (Eco): có biểu tượng hình chiếc lá đối với một vài loại điều hòa có chức năng tiết kiệm điện (inverter). Khi được kích hoạt, máy sẽ tự động làm mát và điều chỉnh nhiệt độ phù hợp ở mức mà người dùng cài đặt. Mặc dù không mang đến cảm giác lạnh sâu, nhưng chế độ này tạo luồng không khí thoải mái, dễ chịu và đặc biệt rất tiết kiệm điện.

Ngủ (Sleep): Sleep có biểu tượng hình mặt trăng, còn được gọi là chế độ ngủ đêm. Khi được cài đặt thì thiết bị sẽ tăng nhiệt độ sau 1 giờ hoạt động để phù hợp thân nhiệt người dùng. Sleep giúp cho người dùng cảm giác dễ chịu không bị lạnh trong quá trình ngủ của mình.

Tự động làm sạch (Clean): biểu tượng hình chổi quét và sẽ làm sạch dàn lạnh tự động.

Bước 3: Điều chỉnh nhiệt độ

Điều chỉnh nhiệt độ của điều hòa tủ đứng bằng cách nhấn vào hình mũi tên lên hoặc mũi tên xuống. Hình mũi tên đi xuống sẽ giúp bạn giảm nhiệt độ thiết bị và ngược lại. Bạn chỉ cần điều chỉnh nó cho đến khi đáp ứng đến nhiệt độ mà bạn mong muốn và yêu cầu.

Bước 4: Cài đặt thời gian bật/tắt máy

Trong trường hợp bạn chỉ muốn bật hoặc tắt máy trong một khoảng thời gian nào đó, bạn có thể cài đặt thời gian trên điều khiển. Nhấn vào nút timer có biểu tượng đồng hồ để hẹn giờ, khung giờ được cài đặt sẽ là sau 1 giờ đến 24 giờ, nhấn thêm 1 lần để hoàn thành cài đặt. Sau khi cài đặt chức năng này, thời gian sẽ giảm mỗi giờ cho đến khi đạt thời gian đã được cài sẵn, lúc đó tùy thuộc vào cài đặt của bạn mà thiết bị sẽ tự động bật/tắt máy.

Lưu ý an toàn sử dụng điều hòa tủ đứng

Sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, những chiếc điều hòa tủ đứng ngày càng trở thành sự lựa chọn của các chủ đầu tư. Tuy nhiên, ngoài việc nắm bắt hướng dẫn sử dụng điều hòa tủ đứng đúng cách, người dùng cũng nên cẩn trọng với các lưu ý được chia sẻ ở dưới đây.

Những lưu ý lắp đặt

Hướng dẫn sử dụng điều hòa tủ đứng đúng cách

Thiết bị cần phải được lắp đặt đúng cách theo yêu cầu an toàn điện. Vị trí của dàn lạnh cần đảm bảo không gây cản trở đến lối đi và thuận tiện trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng. Vị trí dàn nóng cần bảo đảm sự thông thoáng, tránh bị tác động từ ánh nắng mặt trời hoặc hóa chất. Ống gas nối dàn nóng và dàn lạnh không được dài quá 30m và không chênh lệch độ cao quá 20m. Cần chọn những đơn vị lắp đặt uy tín, chuyên nghiệp, có kinh nghiệm nhằm đảm bảo an toàn cho việc lắp đặt và sử dụng sản phẩm.

Đảm bảo an toàn sử dụng

Trẻ em dưới 10 tuổi muốn sử dụng máy cần phải có sự giám sát của người lớn. Đối với trẻ từ 10 – 15 tuổi nên hướng dẫn sử dụng điều hòa tủ đứng chi tiết cụ thể vài lần. Hạn chế việc trẻ tự động sử dụng và chơi đùa xung quanh hoặc thực hiện một vài hành động trực tiếp với thiết bị.

Tuyệt đối không phun trực tiếp nước vào trong dàn lạnh điều hòa trong quá trình hoạt động (nhằm tăng khả năng làm mát ) vì nó sẽ khiến hư hỏng các bộ phận bên trong và gây điện giật.

Nếu cảm thấy máy điều hòa tủ đứng có một vài dấu hiệu bất thường mà trước đây không có, chẳng hạn như phát ra tiếng kêu, máy chạy chậm, có mùi khét, thì hãy lập tức liên hệ với đơn vị cung cấp, lắp đặt để được kiểm tra kỹ lưỡng. Không nên tự ý sửa chữa thiết bị vì sẽ gây nguy hiểm và khiến cho máy dễ bị hư hỏng nếu không chỉnh đúng cách.

Bảo trì bảo dưỡng định kỳ

Thời gian bảo trì bảo dưỡng của máy điều hòa khoảng từ 3 – 6 tháng 1 lần tùy thuộc vào thời gian sử dụng thiết bị. Đối với gia đình sử dụng điều hòa tủ đứng trong phòng khách, thì có thể bảo trì bảo dưỡng 6 tháng 1 lần còn đối với máy dùng văn phòng thì thời gian bảo trì bảo dưỡng khuyến khích là 3 tháng nhằm đảm bảo giúp thiết bị hiệu quả hoạt động tối ưu. Ngoài ra khách hàng cũng nên vệ sinh thiết bị thường xuyên.

Hỗ trợ khách hàng
Bài viết khác
zalo-img.png