Máy lạnh bị đông đá là bị gì?

  • 29/12/2022
Hiện tượng đông đá ở máy lạnh khá phổ biến sau một thời gian dài sử dụng. Hiện tượng này không chỉ làm suy giảm đến hiệu quả làm mát mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của thiết bị. Nếu máy lạnh của bạn cũng đang gặp phải vấn đề đông đá, bài viết này sẽ rất hữu ích.

Máy lạnh bị đông đá là bị gì

Máy lạnh bị đông đá là bị gì?

Máy lạnh bị đông đá (còn được gọi là máy lạnh bị đóng tuyết) là hiện tượng mà khi quan sát ở máy lạnh chúng ta có thể nhìn thấy những lớp tuyết bám dày. Hiện tượng đông đá ở máy lạnh có thể xuất hiện ở cục nóng hoặc cục lạnh hoặc là cả hai. Ban đầu lượng tuyết phủ khá ít, nhưng sau một thời gian dài thì nó có thể bám kín lên toàn bộ dàn nóng và dàn lạnh của máy lạnh.

Máy lạnh bị đông đá có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, khi chúng ta không chăm sóc máy lạnh đúng cách hoặc cũng có thể là do thời tiết, nhiệt độ môi trường bên ngoài. Hầu hết, các loại máy lạnh từ nhiều hãng khác nhau vẫn có thể xuất hiện tình trạng máy lạnh đóng tuyết.

Máy lạnh bị đông đá có sao không

Tương tự như các thiết bị điện lạnh khác, thì tình trạng đông đá ở máy lạnh cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thiết bị. Máy lạnh bị đông đá gây ra nhiều hậu quả khác nhau như:

Khả năng làm lạnh kém

Khi máy lạnh bị đóng băng, thì hậu quả cũng tương tự như tình trạng bụi bẩn bám trên thiết bị ở việc làm cản trở quá trình thổi khí làm mát. Nhưng trầm trọng hơn, lớp bằng còn ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm soát nhiệt. Khả năng hấp thụ và trao đổi nhiệt của thiết bị kém đi vì vậy mà luồng không khí đi qua dàn lạnh sẽ không thể nào được điều chỉnh nhiệt hiệu quả.

Tiền điện tăng chóng mặt

Một trong những hậu quả sẽ xảy ra nếu không sớm khắc phục tình trạng máy lạnh bị đông đá đó chính là lượng điện năng tiêu thụ cao. Nếu như bỗng nhiên vào một ngày nào đó, bạn cảm thấy hóa đơn điện tháng rồi của mình có vấn đề, tăng lên bất thường khi không sử dụng thêm thiết bị điện nào thì có lẽ bạn nên nghĩ ngay đến việc kiểm tra máy lạnh.

Gây hư hỏng đồ dùng

Sau một thời gian dài bị đóng tuyết thì tuyết sẽ tan ra thành nước nếu tiếp xúc với nhiệt độ xung quanh. Lượng nước này có thể rơi, nhỏ giọt xuống phía dưới gây ảnh hưởng đến các đồ dùng ở bên dưới. Đặc biệt nếu như dàn máy tính hay ổ cắm của bạn đặt ngay dưới máy lạnh thì rất dễ khiến cho sản phẩm bị hư hỏng hoặc cháy, chập điện và giật điện nguy hiểm người dùng.

Ảnh hưởng tuổi thọ máy

Máy lạnh bị đông đá là bị gì?

Nếu như máy lạnh bị đóng băng ở bất cứ bộ phận nào (dù là cục nóng hay là cục lạnh) thì nguy cơ nguy hại thiết bị đều rất cao. Máy bị đóng tuyết sẽ khiến cho các bộ phận máy lạnh hư hỏng, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động, tuổi thọ cũng như hiệu quả làm mát như trước đó.

Nguyên nhân và khắc phục máy lạnh bị đông đá

Khi gặp tình trạng máy lạnh bị đông đá (đóng tuyết) dàn lạnh, người dùng cần phải tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục kịp thời. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến làm cho dàn lạnh của máy lạnh bị đóng tuyết, bạn có thể tham khảo để xử lý đúng bệnh.

Lắp đặt sai kỹ thuật

Một trong những lỗi phổ biến khiến cho dàn lạnh bị đông đá chính là lắp đặt sai kỹ thuật. Có thể là do bạn tìm đến những nơi thiếu kinh nghiệm, hay dùng linh kiện, phụ kiện không tương thích khiến cho thiết bị hoạt động kém hiệu quả, xảy ra hiện tượng đông đá ở máy lạnh.

Thường thì với nguyên nhân này, bạn sẽ thấy hiện tượng đông đá chỉ sau một thời gian ngắn lắp đặt. Lúc này bạn nên gọi đến trung tâm sửa chữa, bảo hành nơi mà bạn mua máy lạnh để được hỗ trợ kiểm tra và tiến hành lắp đặt lại máy lạnh đúng kỹ thuật.

Thiếu hụt gas

Thiếu gas, hết gas cũng làm cho máy lạnh bị đông đá. Bởi vì khi thiếu hụt gas thì thiết bị sẽ hoạt động yếu hẳn, hoặc thậm chí là ngưng hoàn toàn luôn. Điều này làm cho luồng không khí lạnh chỉ tập trung vào 1 chỗ, không thể nào xả ra được nên dẫn đến hiện tượng đóng tuyết.

Bạn có thể xác định lỗi thiếu gas, hết gas thông qua cách đo áp suất đường hút và quan sát tuyết bám ống đẩy vào dàn lạnh. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần thu hồi gas (khóa gas) sau đó quan sát tổng thể hệ thống đường ống gas xem có vết dầu loang và bị hở không.

Tiếp theo bạn sử dụng khí ni tơ và nén với áp suất từ 400 – 450 PSI rồi dùng xà phòng kiểm tra mối ghép nối của đường ống, đánh dấu lại vị trí hở. Tiếp theo là tự động khắc phục làm kín thông qua máy hàn (hoặc siết lại các đầu rắc co). Kiểm tra lại kỹ lưỡng và hút chân không, nạp lại gas, cuối cùng là chạy thử để xác định lại các chức năng làm việc của máy.

Đương nhiên, những thao tác này đòi hỏi hiểu biết kỹ thuật và kinh nghiệm. Do đó, bạn nên liên hệ thợ điện lạnh đáng tin cậy hoặc trung tâm bảo hành của hãng sản xuất để được hỗ trợ.

Cánh quạt tản nhiệt hỏng

Cánh quạt tản nhiệt bị hỏng cũng khiến cho máy lạnh, điều hòa xảy ra tình trạng bị đông đá. Trong quá trình lắp đặt hay vận chuyển, bảo dưỡng, có thể vô tình bạn va chạm và khiến cho cánh quạt tản nhiệt bị biến dạng, làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ tản nhiệt.

Nếu như cánh quạt tản nhiệt bị hỏng, bạn nên liên hệ với trung tâm sửa chữa để được kiểm tra, xử lý hoặc thay mới luôn nhằm đảm bảo máy lạnh hoạt động tốt hơn nhé.

Do không được vệ sinh

Máy lạnh bị đông đá là bị gì?

Việc vệ sinh máy lạnh rất quan trọng trong quá trình sử dụng. Nếu như để máy lạnh quá lâu không được vệ sinh thì lớp bụi bẩn bám dày làm ảnh hưởng đến khả năng làm mát của thiết bị, cản trở sự lưu thông hơi lạnh và làm cho máy lạnh bị đông đá, đông tuyết.

Việc khắc phục nguyên nhân này khá là đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện vệ sinh thiết bị khoảng 3 cho đến 6 tháng 1 lần. Ngay cả khi không sử dụng suốt 1 thời gian dài, bạn cũng nên tiến hành bảo dưỡng nhằm giúp loại bỏ bụi bẩn gây ảnh hưởng đến hoạt động của máy lạnh.

Nhiệt độ môi trường thấp

Nhiệt độ môi trường bên ngoài quá thấp cũng là một trong những lý do khiến hiện tượng đông đá ở máy lạnh xuất hiện. Điều này xảy ra là do hiện tượng thời tiết tự nhiên. Lúc này, dàn nóng tiếp xúc với môi trường ngoài sẽ bị hơi nước xâm nhập vào các đường ống và băng bên trong. Khi người dùng vận hành điều hòa để sưởi ấm căn phòng, lớp băng này sẽ cản trở hơi ấm tỏa ra. Máy phải mất 1 khoảng thời gian để làm tan bằng trước nên sẽ kéo dài thời gian chờ đợi của người dùng.

Trên thực tế, vấn đề này không gây ảnh hưởng đáng ngại. Nhưng nếu bạn không muốn phải chờ đợi khi cần sưởi ấm, hãy bố trí che chắn cho dàn nóng (ngoài trời) tốt hơn, tránh để nó bị hơi lạnh xâm nhập.

Trong một số trường hợp hy hữu khác, việc đóng tuyết hình thành do thao tác cài đặt nhiệt độ không hợp lý. Vậy thì bạn cũng có thể xử lý đơn giản bằng cách chuyển sang chế độ quạt gió để rã băng ở dàn lạnh ra hoặc tăng nhiệt độ lên chút xíu. Ngoài ra bạn cũng không nên cài đặt nhiệt độ chênh lệch với bên ngoài quá cao vì điều đó dễ khiến cho dàn nóng bị đông đá. Mức nhiệt độ vừa phải, đủ ấm vừa giúp bảo vệ sức khỏe tốt hơn, vừa hạn chế được tối đa tình trạng đóng tuyết ở dàn lạnh hay dàn nóng của máy lạnh.

Ống dẫn gas bị nghẹt

Vì do ống dẫn gas ngoài dàn nóng có kích thước khá nhỏ rất dễ bị bám tuyết, gây tắc nghẽn đường ống làm cho khí gas thổi ra bên ngoài chậm chạp. Khí gas nếu thổi chậm đôi khi nó chỉ tập trung được ở một vị trí là đầu dàn lạnh và nhiệt độ thấp làm nên hiện tượng đóng tuyết.

Với nguyên nhân gây đông đá này, cách khắc phục tốt nhất là bạn nên liên hệ với các trung tâm sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng. Điều đó sẽ giúp kịp thời kiểm tra và xử lý an toàn.

Lưu ý chống đông đá ở máy lạnh

Đông đá ở dàn nóng và dàn lạnh là tình trạng có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào. Ngoài việc tìm hiểu nguyên nhân cách khắc phục, người dùng cũng nên tích cực phòng chống tình trạng này:

Bảo trì vệ sinh máy lạnh

Việc bảo trì, vệ sinh máy lạnh thường xuyên rất quan trọng trong quá trình sử dụng thiết bị này. Hầu hết nhiều lỗi xảy ra từ máy lạnh bao gồm máy hoạt động không mát, máy đông đá, không nhận được tín hiệu từ điều khiển đều là do người dùng thờ ơ với việc bảo trì vệ sinh máy.

Chính vì vậy, hãy thực hiện việc làm sạch máy thường xuyên, tối thiểu là 6 tháng/1 lần. Trong quá trình hoạt động, người dùng cũng nên chú ý trong việc làm sạch lưới lọc trên dàn lạnh từ 2 – 3 tuần 1 lần để loại bỏ tất cả những bụi bẩn bám dày gây ảnh hưởng hiệu quả làm lạnh.

Bảo đảm máy lạnh đủ gas

Việc kiểm tra gas máy lạnh thường xuyên là đều cần thiết trong quá trình sử dụng. Máy lạnh thiếu hay hết gas đều gây tác động đến hiệu quả hoạt động của thiết bị.

Do đó nên kiểm tra đường ống gas có bị rò rỉ nếu bất ngờ 1 ngày nào đó bạn thấy máy không mang lại luồng không khí mát mẻ như trước nữa. Ngoài ra nếu đã sử dụng máy lạnh đủ lâu, bạn cũng nên tiến hành nạp gas nhằm giúp máy hoạt động tốt hơn.

Kiểm tra lỗi bị đông đá máy lạnh SK Sumikura

Máy lạnh bị đông đá là bị gì?

Việc tìm hiểu nguyên nhân máy lạnh bị đông đá thường mất khá nhiều thời gian. Với những người thiếu kinh nghiệm, họ cần phải thực hiện từng bước để xem xét từng lý do cụ thể khiến cho tình trạng đông đá ở máy lạnh, sau đó đưa ra phương án giải quyết nhanh chóng.

Tuy nhiên nếu bạn đang sử dụng máy lạnh SK Sumikura và gặp phải tình trạng đóng băng không cần phải lo lắng. Máy lạnh SK còn có bảng mã lỗi cụ thể tối ưu thời gian kiểm tra lỗi. Nếu bạn muốn xem lỗi đông đá máy lạnh SK Sumikura là do đâu, chỉ cần kiểm tra trực tiếp tại màn hình máy. Riêng đối với series Gold Inverter, bạn xem mã lỗi bằng cách ấn phím Sleep trên điều khiển từ xa khoảng 10 lần trong vòng 10 giây và chờ đợi mã lỗi nhấp nháy hiển thị ở trên dàn lạnh. Sau đó liên hệ với bộ phận kỹ thuật, bảo hành, sửa chữa của SK Sumikura để được hướng dẫn về cách khắc phục hoặc kiểm tra trực tiếp một cách nhanh chóng.

Các loại máy lạnh SK Sumikura có công nghệ chống đông đá, đóng băng dàn nóng, dàn lạnh, giúp bảo vệ tối đa thiết bị tránh khỏi những hư hỏng trong quá trình hoạt động.

Hỗ trợ khách hàng
Bài viết khác
zalo-img.png