Máy lạnh chạy ngắt liên tục có thể làm hao điện, tạo tiếng ồn lớn gây phiền hà, không thoải mái và khó giữ hiệu suất làm lạnh. Để ngăn chặn chuyện này, bạn hãy sử dụng thiết bị hợp lý, set nhiệt độ phù hợp, tắt máy khi không cần thiết và bảo dưỡng đều đặn để giữ hiệu suất và độ bền.
Hiện tượng chạy ngắt liên tục là một trong những hiện tượng hay xuất hiện của các loại máy lạnh không inverter. Do sử dụng rơ-le cảm biến nhiệt, trong quá trình hoạt động máy lạnh sẽ chạy một lúc để làm mát cho căn phòng. Sau khi đạt nhiệt độ cài đặt, máy lạnh sẽ tự động ngắt, ngừng hoạt động. Một lúc sau, nếu nhiệt độ tăng lên, máy nén lại bắt đầu tăng tốc để giảm nhiệt độ phòng và nó cũng sẽ ngắt tự động nếu đáp ứng nhiệt độ đã được cài đặt trên điều khiển.
Tuy nhiên trong một vài trường hợp, hiện tượng chạy ngắt liên tục có thể máy lạnh của bạn đang gặp lỗi. Chẳng hạn như tình trạng này diễn ra thường xuyên hoặc đối với các dòng máy lạnh inverter – có máy nén tích hợp với công nghệ biến tần trong quá trình hoạt động khi nhiệt độ đã đạt đến yêu cầu thì máy nén sẽ quay chậm lại chứ không tắt hẳn.
Để xác định máy lạnh bị ngắt liên tục có phải là lỗi hay bình thường, bạn có thể căn cứ vào khả năng làm mát của thiết bị. Nếu căn phòng không giữ được nhiệt độ ban đầu hoặc bạn không cảm nhận được độ lạnh đúng với nhiệt độ đã chọn thì đồng nghĩa máy đang gặp sự cố. Hãy tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục kịp thời để tiết kiệm điện năng.
Máy lạnh chạy ngắt liên tục do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm việc cài đặt sai nhiệt độ hoặc sự cố với thiết bị làm lạnh. Một số lý do gây hiện tượng này có thể kể đến:
Máy lạnh chỉ hoạt động khi nhiệt độ ngoài trời cao hơn nhiệt độ được cài đặt. Nếu nhiệt độ bên ngoài thấp hơn số nhiệt mà bạn bấm trên remote thì cảm biến nhiệt độ sẽ ngừng hoặc hoạt động yếu nên máy lạnh chạy ngắt liên tục hoặc máy không chạy.
Nguyên nhân khiến cho máy lạnh chạy ngắt liên tục cũng có thể vì dàn lạnh quá bẩn. Trong quá trình hoạt động, người dùng không vệ sinh dàn lạnh thường xuyên khiến cho các lớp bụi bẩn bám quá dày và làm cho máy lạnh dừng đột ngột vì không thể nào tản nhiệt được. Dàn lạnh bị bám bẩn cũng gây đến hiện tượng máy lạnh chạy nhưng không mát.
Khi nhiệt độ bên ngoài trời quá cao máy lạnh cần phải hoạt động liên tục hết công suất để đảm bảo khả năng làm mát theo nhu cầu của người dùng. Trong quá trình hoạt động, nếu máy chạy vượt ngưỡng cho phép thì máy sẽ tự động ngắt để bảo vệ máy nén nhằm tránh trường hợp block máy lạnh chạy ngắt liên tục.
Nguồn điện quá tải cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho máy lạnh chạy ngắt liên tục. Đặc biệt là trong thời điểm nắng nóng gay gắt, kéo dài nhu cầu sử dụng điện của con người tăng cao, điều đó đã làm cho nguồn điện quá tải, không cung cấp đủ để máy lạnh hoạt động.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân rất phổ biến ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của máy lạnh. Gas thiếu do rò rỉ hay hết gas sẽ khiến cho máy không thể tản nhiệt tốt như bình thường, sau một thời gian thì nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của thiết bị, làm cho máy lạnh bắt đầu chạy ngắt liên tục. Có rất nhiều lý do khiến cho máy thiếu hoặc hết gas, chẳng hạn như máy sử dụng quá lâu hoặc quá trình lắp đặt không đúng kỹ thuật.
Cảm biến nhiệt độ gas được đặt trên dàn lạnh với vai trò đo nhiệt độ gas chạy về máy nén. Khi gas nằm ở mức cho phép, máy hoạt động bình thường. Nhưng nhiệt độ gas vượt ngưỡng hoặc cảm biến có vấn đề, thiết bị sẽ không thể cảm nhận được nhiệt độ phòng, dẫn đến việc máy lạnh chạy một lúc rồi tắt rồi chạy lại liên tục.
Nếu như máy lạnh chạy ngắt liên tục là do lỗi chứ không phải hoạt động bình thường của thiết bị thì bạn có thể cân nhắc một số cách khắc phục nhanh chóng sau đây:
Như đã nói ở trên, nếu như máy lạnh chạy ngắt liên tục là do người dùng cài đặt nhiệt độ sai thì chỉ cần điều chỉnh lại nhiệt độ thấp hơn so với mức nhiệt thực tế của môi trường bên ngoài (ở chế độ làm lạnh). Dùng điều khiển vài hạ vài độ bằng cách nhấn nút mũi tên hướng xuống và chờ xem máy lạnh có hoạt động bình thường trở lại không.
Bạn có thể tự vệ sinh máy lạnh, dàn lạnh đơn nhà tại nhà bằng cách vệ sinh lưới lọc. Mở lưới lọc ở dàn lạnh ra và loại bỏ tất cả các lớp bụi bẩn thông qua bàn chải nhỏ, mềm. Nếu lâu rồi bạn chưa vệ sinh máy lạnh (thời gian từ 4 tháng trở lên) thì bạn nên vệ sinh toàn bộ dàn nóng và dàn lạnh nhằm đảm bảo máy được sạch sẽ, mang lại cảm giác mát lạnh hiệu quả. Thường thì chi phí vệ sinh máy lạnh không quá đắt (chỉ từ khoảng 150.000 đồng) nên thuê thợ là giải pháp tuyệt vời vừa giúp tiết kiệm thời gian, công sức lại đảm bảo không gây hư hại các linh kiện.
Để khắc phục tình trạng cục nóng quá nóng, người dùng nên tìm cách sắp xếp bố trí cục nóng máy lạnh ở những nơi mát mẻ, tránh nắng nóng trực tiếp tác động vào ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của máy lạnh, khiến máy lạnh chạy ngắt liên tục. Đồng thời loại bỏ tất cả những đồ vật xung quanh gây ảnh hưởng đến quá trình tản nhiệt thiết bị. Hoặc nếu như đã lỡ lắp đặt cục nóng ở ngoài trời, có thể sử dụng các biện pháp mái che để giảm bớt ánh nắng chiếu vào.
Người dùng có thể thực hiện việc giảm tình trạng quá tải nguồn điện thông qua việc tắt tất cả những thiết bị điện không thật sự quan trọng. Ngoài ra cần đảm bảo nguồn điện ổn định, tránh bị chập chờn để không làm ảnh hưởng đến tuổi thọ các thiết bị trong gia đình.
Nếu như máy lạnh của bạn đã sử dụng từ rất lâu rồi và hết gas, thì có thể khắc phục nhanh chóng bằng cách nạp gas. Ngoài ra bạn cũng nên thuê thợ đến để kiểm tra tình trạng gas máy lạnh, xem xét nó có đang bị rò rỉ gì hay không từ đó đưa ra phương án giải quyết phù hợp. Thao tác thay gas máy lạnh khá là nguy hiểm nếu tự ý kiểm tra, sửa chữa. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cách tốt nhất vẫn là liên hệ với trung tâm sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng máy lạnh chuyên nghiệp.
Nhằm đảm bảo máy lạnh luôn được hoạt động hiệu quả, phát hiện các sự cố bất thường, khách hàng cần đảm bảo quá trình sử dụng đúng cách, đồng thời bảo trì bảo dưỡng thường xuyên. Dưới đây là một vài lưu ý bạn nên biết khi sử dụng máy lạnh của mình để chống lỗi xảy ra:
Thời gian cần thiết để vệ sinh máy lạnh là trong khoảng 3 – 6 tháng/1 lần. Trong quá trình hoạt động việc bám bẩn trên máy lạnh có thể ảnh hưởng đến hiệu quả làm mát và xuất hiện lỗi. Vệ sinh máy sẽ giúp loại bỏ những lớp bụi bẩn đó tăng hiệu quả làm mát, đồng thời mang lại luồng không khí lạnh trong lành bảo vệ cho sức khỏe những người thân yêu của mình.
Bảo trì bảo dưỡng máy lạnh theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Điều này sẽ giúp kiểm tra, phát hiện và sửa chữa nhanh chóng các hư hỏng ở bên trong thiết bị mà chúng ta không thể nào nhìn thấy được. Nhờ đó hạn chế tối đa tình trạng lỗi gây ảnh hưởng đến mọi hoạt động của máy lạnh.
Hãy tìm hiểu tất cả những chế độ của máy lạnh trên điều khiển, điều đó sẽ giúp người dùng chỉnh được chế độ hoạt động mong muốn của mình. Khách hàng cũng nên chọn đúng loại máy lạnh có công suất phù hợp với diện tích không gian cũng như số lượng người sử dụng để đảm bảo máy hoạt động tốt hơn.
Trong quá trình sử dụng máy lạnh, bạn không thể tránh khỏi đôi lúc thiết bị gặp vấn đề, hư hỏng, trục trặc làm gián đoạn đến quá trình sử dụng, gây ra trải nghiệm không tốt. Lúc này thì bạn nên thử kiểm tra lỗi hoặc liên hệ với các trung tâm sửa chữa chuyên nghiệp. Nếu như bạn đang sử dụng các sản phẩm máy lạnh đến từ nhà SK Sumikura, có thể tự check lỗi máy lạnh tại nhà thông qua bảng mã lỗi để tìm ra vấn đề của thiết bị, từ đó đưa ra giải pháp xử lý nhanh chóng.
Thông thường, các mã lỗi (nếu có) sẽ tự động hiển thị trên màn hình dàn lạnh. Bạn chỉ cần căn cứ vào đây và tra cứu trên sách hướng dẫn đi kèm sản phẩm. Riêng với series Gold Inverter, mã lỗi sẽ không tự xuất hiện. Để check lỗi trên máy thuộc series này, bạn chỉ cần cấp nguồn cho máy, sau đó nhấn vào phím “Sleep” ở trên điều khiển từ xa 10 lần trong vòng 10 giây (Chú ý mỗi lần nhấn sẽ có âm thanh “tít” báo). Sau đó, mã lỗi sẽ xuất hiện ở trạng thái nhấp nháy ở trên dàn lạnh. Tùy vào thực trạng lỗi, bạn có thể liên lạc với bộ phận chăm sóc khách hàng để được hướng dẫn cách xử lý nhanh chóng và chính xác nhất.
Lý do máy lạnh chạy liên tục không ngắt?Nếu máy lạnh chạy liên tục mà không ngắt, có thể có một số nguyên nhân sau đây: 1. Nhiệt độ được thiết lập quá thấp: máy lạnh sẽ không ngắt để duy trì nhiệt độ mong muốn, dẫn đến việc chạy liên tục. 2. Cửa hay cửa sổ không đóng chặt: nếu có khoảng trống dưới cửa hoặc không đóng chặt, khí lạnh sẽ thoát ra ngoài và máy lạnh sẽ không thể đạt được ngưỡng nhiệt độ mong muốn nên chạy không ngừng. 3. Bộ lọc bẩn: cản trở luồng không khí khiến máy chạy không dừng để cố gắng làm lạnh phòng. 4. Hệ thống quá tải: máy vận hành quá sức do làm lạnh không gian quá lớn hoặc trong mùa nóng nực dẫn đến hoạt động liên tục không ngắt không nghỉ. 5. Sự cố về điện tử hoặc cảm biến: cảm biến hỏng hoặc kém chất lượng có thể làm cho máy lạnh không đo đúng nhiệt độ và chạy liên tục. 6. Xì gas: làm đóng băng dàn lạnh và máy đóng ngắt nhiều lần trong khoảng thời gian ngắn. Máy lạnh chạy liên tục có sao không?Khi chạy máy lạnh liên tục, có một số yếu tố bạn nên xem xét: 1. Điện năng tiêu thụ: ngốn nhiều hơn so với máy chỉ xài trong thời gian ngắn. 2. Tốn chi phí cho việc làm sạch và bảo trì : để thiết bị “làm việc” liên tục mà không tắt sẽ tạo ra nhiều hơi nước, dễ bám bụi, về lâu dài khiến mòn và giảm hiệu suất của máy. 3. Sức khỏe: bật máy lạnh liên tục dễ tác động đến sức khỏe, bao gồm đường hô hấp và da. |