Sốt là vấn đề sức khỏe gây nhiều lo lắng. Vì khi bị sốt, người bệnh không chỉ mất sức, mệt mỏi, chóng mặt, đau nhức cơ thể,... mà còn có thể gây co giật, dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy điều gì đang thực sự xảy ra với cơ thể đằng sau biểu hiện sốt?
Rất dễ để nhận ra trạng thái sốt của một người. Khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn bình thường, người bệnh lập tức cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt. Biểu hiện bên ngoài có thể thấy là vã nhiều mồ hôi, mặt ửng đỏ. Nhưng chúng ta cần biết, sốt không phải là bệnh mà chỉ là một hiện tượng. Thực chất, cơn sốt là phản ứng tự nhiên để cơ thể đối phó với tác nhân gây bệnh, như là tác nhân gây nhiễm trùng hoặc tổn thương. Khi có xuất hiện kháng nguyên (vi khuẩn, virus xâm nhập), hệ thống miễn dịch lần lượt thực hiện các biện pháp tiêu diệt. Và một trong số đó chính là tăng nhiệt độ.
Mặc dù tăng nhiệt độ là nhằm mục đích đối phó tác nhân xâm nhập. Nhưng việc này cũng không có lợi cho chính cơ thể. Nên chúng ta không thể để mặc tình trạng này mà phải tìm cách hạ sốt, đưa cơ thể trở về trạng thái ổn định để đảm bảo an toàn.
Cách tốt nhất là tiêu diệt nguyên nhân gây sốt, tức tác nhân gây bệnh. Với những loại vi khuẩn thông thường, kháng thể trong người tự có thể xử lý. Chúng ta chỉ cần thực hiện các biện pháp để hỗ trợ giải nhiệt, tránh để nhiệt độ tiếp tục tăng cao đến mức nguy hiểm. Còn trong trường hợp nặng, bệnh nhân cần được những y bác sĩ hỗ trợ y tế.
Trong khuôn khổ bài viết, chúng ta sẽ bàn đến cách thức an toàn để hỗ trợ cơ thể giải nhiệt, từ đó hạ sốt.
Nhắc đến làm mát, các thiết bị như máy lạnh sẽ được nghĩ đến đầu tiên. Nhưng máy lạnh cũng thường bị quy kết là không tốt cho sức khỏe vì các lý do như:
Máy lạnh gây ra các bệnh hô hấp, khiến bệnh trầm trọng thêm
Phòng máy lạnh đóng kín nên ngột ngạt, tù đọng khí bẩn
Nhiệt độ do máy tạo ra có thể vượt quá sức chịu đựng.
Vậy với người đang bệnh, có phải càng nên tránh xa máy lạnh? Thực ra, câu trả lời là người bị sốt vẫn có thể dùng máy để giải nhiệt nhanh hơn. Miễn là bạn đảm bảo tình trạng sốt trong vẫn vòng kiểm soát và máy lạnh được sử dụng đúng cách. Sau đây là những lưu ý khi người lớn bị sốt nằm máy lạnh nên biết.
Nếu bạn sốt không quá cao, không vượt quá 40 độ, bạn có thể nằm máy lạnh và theo dõi tại nhà một đêm. Khi mở máy, nhiệt độ nên giữ ở mức ôn hòa. Như vậy cơ thể sẽ cảm thấy dễ chịu, quá trình giải nhiệt diễn ra thuận lợi hơn. Đừng lầm tưởng sốt càng cao thì càng nên hạ thấp nhiệt độ cài đặt. Chúng tôi đề nghị bạn nên chọn khoảng 26 - 28oC tùy khả năng làm lạnh thực tế của máy. Nếu sốt tiếp tục kéo dài không hạ hoặc tăng từ 40 độ trở lên, bạn cần đưa người bệnh đến bệnh viện.
Thời gian mở máy là yếu tố cần lưu tâm thứ 2 bên cạnh mức nhiệt độ. Bên cạnh không gian ôn hòa, người bệnh còn cần sự thông thoáng để hít thở dễ dàng. Nên dù đã mở máy ở độ lạnh vừa phải, bạn cũng chỉ nên cho máy chạy khoảng 2 - 3 tiếng. Sau đó, hãy mở cửa sổ hoặc chuyển sang để độ quạt để trao đổi không khí trong phòng.
Bên cạnh đó, nếu thời tiết không quá khó chịu và người bệnh không quá mệt, hãy khuyến khích họ ra ngoài môi trường tự nhiên và vận động nhẹ nhàng. Điều này có thể giúp giải tỏa căng thẳng, khiến tinh thần thoải mái, cơ thể dễ chịu, phục hồi nhanh hơn.
Lưu ý quan trọng tiếp theo là về hướng gió. Bất kể là dù bạn đang dùng máy ở chế độ làm lạnh hay quạt gió, thậm chí là khi bạn đã tắt máy để lưu thông khí nhờ gió tự nhiên, bạn cũng phải đảm bảo một yếu tố: Không để gió thổi trực tiếp vào cơ thể người bệnh.
Lý do là vì cơ thể người sốt thường vã nhiều mồ hôi. Nếu gặp gió trực tiếp thổi tới, lớp nước này sẽ trở nên rất lạnh, xung đột với nhiệt độ đang tăng cao từ bên trong. Từ đó gây ra tình trạng sốc nhiệt khiến hệ miễn dịch thêm suy yếu.
Như đã nói, sốt phát sinh khi cơ thể chống chọi với các yếu tố xâm nhập như vi khuẩn, virus. Nên cơ thể không thể hạ sốt nếu vi khuẩn chiếm ưu thế trong “cuộc chiến” với hệ thống miễn dịch. Vậy nếu để người bệnh nằm trong phòng kín với một chiếc máy lạnh đã rất lâu chưa được chùi rửa, điều gì sẽ xảy ra? Rất có thể lẫn trong làn gió mát dịu ấy là vô vàn hạt bụi mịn cùng tế bào vi khuẩn. Chúng phát tán khắp phòng và không ít trong đó bị người bệnh hít vào. Và bạn không thể nào biết chúng sẽ gây ra những hậu quả gì. Nên cách tốt nhất là hãy vệ sinh máy sạch sẽ trước. Tuân thủ lịch bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp bạn yên tâm sử dụng bất cứ lúc nào, trong bất cứ thể trạng nào.
Bên cạnh những tip sử dụng máy lạnh kể trên, bạn cũng cần kết hợp các biện pháp chăm sóc tăng cường để sức khỏe nhanh hồi phục. Sau đây là những lời khuyên dành cho người bị sốt.
Sốt làm cơ thể toát mồ hôi nên tốc độ mất nước cao hơn thông thường. Bên cạnh đó, việc nằm máy lạnh khiến da khô hơn cũng là sự thật không thể chối cãi. Để bù cho lượng nước bị thất thoát ấy, người bị sốt cần tăng cường lượng nước nạp vào. Nếu ngày thường, bạn uống 1,5 lít nước thì những lúc bệnh nên uống 2 - 2,5 lít. Uống nhiều nước sẽ hỗ trợ làm mát cơ thể từ bên trong nên hạ sốt tốt hơn.
Trong trường hợp người bệnh mê man hoặc quá mệt không thể uống nhiều nước, bạn nên thay bằng nước điện giải, nước cam chanh hoặc oresol để đạt hiệu quả tốt hơn
Bị sốt thì không cần kiêng kỵ bất cứ thực phẩm gì. Bạn cứ cho người bệnh ăn theo chế độ thường ngày, nhưng nên ưu tiên các món thanh đạm, dễ tiêu hóa. Tùy vào tình trạng thể trạng, bạn cũng có thể chuyển sang dạng thức ăn lỏng như canh, cháo, xúp. Ưu tiên hàng đầu là đảm bảo cơ thể vẫn được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng để tiếp sức cho hệ miễn dịch.
Với người bệnh sốt ở khoảng 37,5 - 38 độ C, bạn nên nới lỏng quần áo, chọn trang phục nhẹ nhàng, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
Nếu cơn sốt tăng lên trên 39 độ C, người bệnh có thể cảm thấy ớn lạnh, rét run và muốn được mặc trang phục dày, dùng nón, vớ và quấn chăn kín. Tuy nhiên, việc ủ ấm là không nên vào lúc này. Người lại, áo quần càng cần phải thoáng mát, rộng rãi. Bạn có thể hỗ trợ họ bằng cách liên tục lau đi lớp mồ hôi trên da để giảm cảm giác ớn lạnh.
Bên cạnh việc tạo ra không gian mát mẻ, bạn cũng nên thực hiện các biện pháp như chườm nóng, lau mát phù hợp từng mức độ.
Với thân nhiệt 37,5 - 38 độ C, bạn hãy nhúng khăn sạch vào nước ấm, vắt khô và lau toàn thân cho bệnh nhân. Mỗi lần lau khoảng 15 cho đến 30 phút. Chú ý lau liên tục ở vùng nách, bẹn để hạ sốt tốt hơn. Đặc biệt, bạn không nên đắp khăn lên trán hoặc ngực. Việc đắp khăn lên trán không thực sự có tác dụng hạ sốt. Còn đắp khăn lên ngực còn phản tác dụng vì có thể gây viêm phổi.
Sốt từ 38 độ C, bạn nên cho bệnh nhân dùng thêm thuốc hạ sốt với liều lượng phù hợp. Lưu ý khoảng cách giữa mỗi lần uống thuốc là 4 - 6 tiếng, tránh lạm dụng sẽ có thể gây hại cho gan. Đương nhiên, việc lau mát cơ thể vẫn cần được tích cực thực hiện như trên bên cạnh thuốc.
Với cơn sốt trên 39 độ C, các biện pháp như lau mát, dùng thuốc càng cần chú ý. Cùng với đó là việc bù nước, cởi bỏ chăn, nới lỏng áo quần. nếu cơn sốt không có dấu hiệu hạ, bạn phải đưa người bệnh vào bệnh viện để bác sĩ xác định chính xác nguyên nhận và có kế hoạch điều trị tương ứng.
Mong rằng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin để bạn chăm sóc người bị sốt. Nếu bạn muốn biết thêm các mẹo sử dụng máy lạnh hiệu quả hơn, để an tâm tận hưởng cảm giác sảng khoái máy đem lại mà không phải lo lắng suy nghĩ, hãy tìm đọc những bài chia sẻ của chúng tôi tại chuyên mục Tin Tức. Còn nếu bạn muốn tìm cho mình một chiếc máy lạnh chất lượng tốt với chi phí phải chăng, hãy liên hệ ngay SK Sumikura qua hotline 1900 545 537 để được hỗ trợ nhé.