Cục nóng là 1 phần của máy lạnh, cùng với cục lạnh (phần lắp đặt trong phòng) tạo thành hệ thống làm mát hoàn chính. Cục nóng tiếp nhận nhiệt từ cục lạnh và giải tỏa chúng ra môi trường bên ngoài. Khi hoạt động, cục nóng sẽ giảm nhiệt độ và áp suất dung môi. Nên khi quay trở lại dàn lạnh, dung môi có thể tiếp tục làm mát cho không gian.
Quá trình thay đổi nhiệt độ kể trên đương nhiên kéo theo việc hóa lỏng hơi nước. Tuy nhiên, máy lạnh nào cũng thiết kế sẵn cách xử lý lượng nước tạo ra. Cho nên, nếu xuất hiện nước với lượng nhiều bất thường, làm đọng thành vũng bên dưới máy hoặc thấm ẩm khu vực quanh máy, bạn có thể hiểu đó chính là lỗi. Ảnh hưởng của những lỗi này nhiều hay ít lại tùy thuộc vào từng nguyên nhân. Tóm lại, bạn nên biết rằng khi thấy cục nóng máy lạnh chảy nước, khả năng cao máy đang gặp lỗi và bạn nên xử lý ngay để tránh cảm giác ẩm ướt khó chịu, hoặc tệ hơn là hư hỏng máy hoặc hao phí năng lượng.
Vấn đề chảy nước cục nóng đến từ nhiều nguyên nhân. Sau đây, chúng tôi lần lượt giải thích các khả năng gây ra hiện tượng này từ chủ quan đến khách quan, với tính nghiêm trọng giảm dần:
Lỗi chủ quan đầu tiên cần kể đến chính là lắp đặt sai kỹ thuật. Lỗi này xảy ra khi người thợ là người mới, chưa có tay nghề cao và thiếu kinh nghiệm. Bởi điều hòa có khá nhiều yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải được thỏa mãn thì mới hoạt động hiệu quả. Trong đó, ngoài vị trí đặt dàn, độ dài ống dẫn gas,... thì còn bao gồm cả độ dốc ống thoát nước, độ cân bằng của dàn.
Nếu ống thoát nước bị đặt với độ dốc không hợp lý, nước đương nhiên không thể chảy ra. Nhưng bên cạnh đó, nếu thọ đi đường ống nước dài nhưng lại quên tính toán tạo lỗ thông gió, áp suất trong ống cũng sẽ ngăn nước chảy ra như mong muốn ban đầu.
Nếu dàn bị đặt nghiêng, ngoài nguy cơ rung lắc, rơi vỡ thì cũng còn làm nước tạo thành ứ đọng về phía bên thấp hơn thay vì chảy đến máng hứng. Đến lúc đủ nhiều, nước sẽ chảy tràn ra ngoài.
Theo thợ điều hòa, máy lạnh bị thiếu gas là nguyên nhân làm chảy nước thường gặp nhất. Họ giải thích rằng khi gas (dung môi làm lạnh) bị thiếu vì lý do nào đó, thường là rò rỉ bởi sự cố với ống dẫn, thì máy không thể tạo ra đủ độ lạnh cần thiết cho căn phòng. Tuy nhiên, vì các bộ phận khác vẫn hoạt động bình thường nên khi phòng không đủ lạnh, bo sẽ tiếp tục yêu cầu block tăng cường độ để làm lạnh nhanh hơn. Lúc này, lượng gas ít ỏi trong ống bị giảm mạnh áp suất và nhiệt độ, nhưng chưa được đưa vào phòng đã gây ra hiện tượng đóng đá trong dàn. Song song đó, nhiệt độ ngoài trời cao tác động ngược lại làm đá chảy ra, tạo thành nước nhỏ giọt.
Một lỗi khác trực tiếp gây ra hiện tượng chảy nước chính là máng hứng và ống thoát nước bị bể. Hai bộ phận này vốn là giải pháp của nhà sản xuất dùng để xử lý lượng nước tạo thành trong quá trình làm lạnh. Nếu vì lý do nào đó mà chúng bị nứt vỡ, chức năng của chúng còn được đúng như thiết kế nên xảy ra chảy nước là điều dễ hiểu.
Bụi bẩn luôn là tác nhân phá hoại bé nhỏ nhưng đáng gờm. Chúng có thể len lỏi vào những mọi vị trí và cản trở hoạt động bình thường của thiết bị. Đối với dàn lạnh trong nhà, chỉ cần 3-6 tháng không vệ sinh, lớp lưới lọc bên trong máy đã có thể bị bụi đóng thành lớp dày. Vậy thì với dàn nóng đặt ngoài trời, lượng bụi mà máy tiết xúc mỗi ngày càng nhiều hơn. Bên cạnh đó, dàn nóng còn dễ gặp rác có kích thước lớn như lá cây, sỏi đá vụn do gió vô tình thổi vào hoặc xác côn trùng nhỏ. Lượng bụi và rác này nếu không kịp thời được loại bỏ thì sẽ làm tắc nghẽn đường ống, cản trở quá trình thoát nước.
Ngoài đường ống, bụi bám lên những bộ phận khác như lưới lọc trong dàn lạnh thì cũng có thể dẫn đến hiện tượng cục nóng máy lạnh chảy nước.
Bên cạnh các lỗi kể trên, thì vẫn có một số nguyên nhân từ thời tiết, môi trường dẫn đến hiện tượng chảy nước ở cục nóng như:
Quá tải nhiệt độ: Khi nhiệt độ môi trường tăng lên quá cao, hoặc trong điều kiện quá tải năng lượng vào mùa cao điểm, hiệu quả làm lạnh của máy bị giảm. Máy nóng lên làm trong thể đá li ti trong hơi lạnh ngưng tụ thành nước.
Độ ẩm quá cao: Không khí luôn chứa hơi nước, và quá trình làm lạnh không khí cũng sẽ khiến hơi nước ngưng tụ theo. Trong điều kiện nồm ẩm, lượng hơi nước ngưng tụ lớn có thể làm chảy tràn vì nước không thoát ra ống kịp.
Nếu các nguyên nhân bên trên được chúng tôi phân tích theo tính nghiêm trọng thì phần giải pháp sau đây sẽ được hướng dẫn theo trình tự thời gian từ lắp đặt đến sử dụng, đơn giản đến phức tạp, để người dùng dễ dàng ứng dụng trong thực tế.
Đừng vội lo lắng khi bạn không hiểu về kỹ thuật. Ở đây, chúng tôi không có ý bảo bạn phải tìm hiểu các quy tắc lắp đặt máy lạnh. Đó là nhiệm vụ của người thợ. Tuy nhiên cách bạn có thể chủ động tham gia để đảm bảo máy được lắp đúng kỹ thuật là:
Chọn mua máy và sử dụng dịch vụ lắp đặt chính hãng hoặc của cửa hàng điện máy uy tín trong khu vực. Những đơn vị này sở hữu đội thợ được đào tạo bài bản nên giảm rủi ro lắp đặt sai. Hoặc nếu không may gặp sai sót, họ cũng có trách nhiệm khắc phục cho bạn.
Để mắt đến quá trình lắp đặt của thợ: trong một vài trường hợp, cách này sẽ giúp thợ chú ý và tập trung hơn khi làm việc.
Chú ý hoạt động của máy trong lần vận hành đầu tiên: Sau khi máy đã lắp đặt hoàn tất, bạn mở máy dùng thử và quan sát mọi biểu hiện ở dàn nóng và dàn lạnh. Như vậy, mọi thắc mắc của bạn sẽ được thợ kỹ thuật giải đáp, hướng dẫn. Và nếu có bất thường, bạn cũng sẽ kịp thời báo ngay để người thợ điều chỉnh, tránh phát sinh những lỗi nặng hơn.
Đây là điều hết sức quan trọng luôn được lặp đi lặp lại trong lưu ý sử dụng máy lạnh. Do đó, bạn nhất định phải nghiêm chỉnh tuân thủ lịch vệ sinh máy lạnh định kỳ. Các nhà sản xuất thường khuyên hãy vệ sinh máy mỗi 2-3 tháng. Tuy nhiên, khoảng thời gian vệ sinh cụ thể là bao lâu thì hoàn toàn do bạn quyết định. Bạn có thể cân nhắc dựa trên tần suất sử dụng thực tế của mình, điều kiện môi trường nơi mình ở và lịch trình của bản thân. Nếu bạn ít dùng, nơi ở trong lành ít bụi, bạn có thể để 6 tháng mà hiệu suất không ảnh hưởng đáng kể. Ngược lại, nếu bạn dùng máy hằng ngày, máy đặt gần đường lớn nhiều khói bụi thì cần vệ sinh thường xuyên, có thể là mỗi 1 tháng.
Khi vệ sinh, hãy chú ý làm sạch cả trong ngoài dàn nóng và dàn lạnh, ống thoát nước. Bạn có thể tham khảo quy trình như sau:
Bước 1: Ngắt điện khoảng 5 phút trước khi bắt đầu
Bước 2: Loại bỏ các vật cản, đảm bảo thông thoáng trong khoảng cách tối thiểu 60cm quanh máy.
Bước 3: Tháo vỏ cục nóng để vệ sinh bên ngoài bằng khăn mềm và xà phòng pha loãng.
Bước 4: Xịt nước làm sạch bằng vòi xịt .
Bước 5: Lau chùi phần quạt và cuộn dây của cục nóng. Loại bỏ bụi, rác trong ống thoát nước (nếu có).
Bước 6: Chờ khô hoàn toàn thì lắp vỏ máy lại như cũ.
Bước 7: Mở mặt nạ cục lạnh, lấy lưới lọc ra làm sạch bằng xà phòng loãng và nước sạch.
Bước 8: Lau sạch quạt, cánh đảo gió mặt nạ máy.
Bước 9: Thấm khô nước và lắp các bộ phận vào vị trí cũ. Kiểm tra kết nối điện và sử dụng bình thường.
Trong trường hợp máy bỗng nhiên chảy nước dù bạn đã tuân thủ lịch vệ sinh, hãy lập tức kiểm tra xem đường ống có còn được nguyên vẹn. Nhiều trường hợp đường ống bị va đập, cắn phá dẫn đến nứt vỡ mà bạn không biết. Lúc này, tùy vào tình trạng, bạn có thể tự xử lý bằng cách quấn băng keo, hoặc nhờ thợ đến thay mới.
Trường hợp các bước kiểm tra trên không thu được kết quả, thì rất có thể nguyên nhân chảy nước nằm ngoài khả năng xử lý của bạn. Lúc này, chúng tôi khuyên bạn nên gọi ngay đến số điện thoại bảo hành hoặc người thợ mà bạn tín nhiệm. Những người này sẽ có đầy đủ chuyên môn cũng như trang thiết bị cần thiết để xác định vấn đề và cách giải quyết phù hợp.
Trong lúc chờ đợi, việc bạn cần làm sẽ là di dời các thiết bị bên dưới (nếu có), lau sạch vũng nước đọng và tìm xô/chậu hứng, tránh nước bắn ra làm bẩn xung quanh.
Mong rằng những chia sẻ trên đây đã hữu ích và thiết thực với bạn. Chúng tôi còn rất nhiều bài viết khác tại web có thể hỗ trợ thêm cho bạn các vấn đề điều hòa. Nếu bạn muốn được tư vấn chọn mua mẫu điều hòa chất lượng cao, hãy tìm hiểu điều hòa SK Sumikura qua hotline 1900 545 537.