Tủ đông là một trong những thiết bị được sử dụng khá phổ biến hiện nay để lưu trữ thực phẩm. Trong quá trình sử dụng, người dùng có thể gặp hiện tượng tủ đông bị nóng. Đặc biệt là những khu vực ở 2 bên hông tủ. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần lưu ý, tránh trình trạng bị hỏng hóc nhưng không được sửa chữa kịp thời. Cùng tìm hiểu cụ thể và tham khảo với chúng tôi về nguyên nhân và cách xử lý trong bài viết sau nhé.
Tủ đông bị nóng 2 bên hông là hiện tượng thường xuất hiện. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn cho rằng tủ bị lỗi, nhưng thực tế không phải như vậy. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là dàn nóng của tủ đông được lắp đặt ở 2 bên nên khi hoạt động, chất làm lạnh sẽ lưu thông trong đường ống dẫn ở 2 bên hông và tỏa nhiệt ra bên ngoài và tạo ra hiện tượng tủ nóng lên.
Vậy nên khi tủ đông hoạt động, 2 bên hông tủ nóng lên là hiện tượng bình thường, không đáng lo ngại. Ngoài ra, trong lúc hoạt động của tủ đông thì khi máy nén tạm nghỉ thì hai bên hông tủ sẽ mát. Khi máy nén làm việc lại tủ dần nóng lên ở 2 bên hông. Vào mùa hè, thời tiết nóng hơn, máy nén phải hoạt động lâu hơn để làm lạnh nên tủ nóng hơn lúc bình thường.
Mặc dù tủ đông bị nóng là chuyện bình thường nhưng để hạn chế trình trạng này, chúng ta nên chú ý đến một số vấn đề sau:
Bạn có thể xử lý hiện tượng này hết sức đơn giản bằng cách tìm những nơi mát mẻ, hạn chế ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào chỗ đặt tủ đông. Điều này nhằm hạn chế trình trạng gây nóng tủ, hạn chế tủ tiêu hao một lượng lớn điện năng. Đồng thời, bạn nên chú ý không đặt tủ đông ở sát bếp nấu ăn hoặc các thiết bị tỏa nhiều nhiệt khác.
Để hạn chế tình trạng tủ đông làm việc quá tải khi làm đông/lạnh thực phẩm dẫn đến tủ bị nóng. Chúng ta cần tránh để tủ hoạt động quá tải. Tủ đông tự có cơ chế nghỉ ngơi khi sản xuất đủ lượng hơi lạnh. Vì thế, bạn chỉ cần sử dụng tủ đúng cách, trữ lượng thực phẩm vừa phải và giữ ổn định trạng thái hoạt động, hạn chế thay đổi nhiệt độ cài đặt hay đóng mở thường xuyên.
Để tiết kiệm diện tích cho không gian, nhiều người thường hay đặt tủ sát tường nhất có thể. Tuy nhiên, điều này là không nên, bạn cần tạo khoảng trống đủ lớn để hơi nóng của tủ lưu thông ra ngoài.
Theo như nhiều chuyên gia trong lĩnh vực điện lạnh, khoảng cách tốt nhất để đặt tủ đông là cách tường khoảng 10cm. Ngoài ra, bạn cũng nên kê các vật dụng xung quanh để đảm bảo đủ chỗ trống cho hơi nóng thoát ra.
Bạn không nên nhồi nhét quá nhiều thực phẩm. Khi tủ bị quá tải cũng có thể khiến tủ phải hoạt động quá công suất để làm đông thực phẩm, làm hai bên hông tủ bị nóng.
Trong quá trình chuyển giao tủ đông, khí gas bên trong máy nén bị tác động. Vì thế, sau vận chuyển bạn nên để tủ ổn định lại lượng khoảng 1-2 tiếng mới cắm điện.
Nên chọn những ổ cắm điện từ 6-10A trở lên, không nên dùng chung ổ cắm với thiết bị điện khác: nồi cơm điện, lò vi sóng…
Nên dùng dây điện nguồn đảm bảo an toàn điện và công suất, tiết diện dây ít nhất từ 1mm trở lên.
Thường thì tủ đông mới mua có mùi nhựa mới. Bạn có thể vận dụng những nguyên liệu trong nhà như: túi lọc trà, gừng, giấm trắng, bã trà xanh, bã cafe, vỏ chanh … để khử mùi trước khi sử dụng tủ đông khoảng 1-2 tiếng để đảm bảo an toàn thực phẩm và khử mùi nhựa một cách hiệu quả và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.
Sau khi khử mùi tủ đông, bạn chưa nên đặt thực phẩm vào sử dụng ngay. Nếu bạn đang gấp có thể cài đặt ở nhiệt độ thấp nhất để tủ làm lạnh. Còn tốt bạn nên chỉnh nhiệt độ tủ từ mức cao nhất để tủ không hoạt động quá tải rồi hạ nhiệt độ từ từ, đảm bảo hoạt động ổn định cho tủ đông.
Bước tiếp theo là bạn cần sắp xếp thực phẩm một cách khoa học.
Sau khi tủ đông hoạt động được 1-2 tiếng bạn mới bắt đầu để thực phẩm vào. Để tiện cho quá trình dự trữ, bạn nên phân loại và sắp xếp theo từng loại để dễ dàng lấy hơn khi cần thiết.
Thời gian làm đông nhanh hay chậm phụ thuộc vào bạn bật công suất và số lượng thực phẩm cho vào tủ đông. Do đó, bạn nên cài đặt nhiệt độ sao cho phù hợp nhất.
Đầu tiên, bạn nên xem các chỉ dẫn ghi bên ngoài tủ đông để đặt thực phẩm vào đúng vị trí và đúng nhiệt độ cần thiết.
Không xếp thực phẩm chồng chất quá nhiều bên trong tủ: Khoảng cách giữa các loại thực phẩm phải hợp lý, không để thực phẩm sát nhau bên trong tủ. Việc này giúp cho nhiệt lạnh trong tủ đối lưu cần thiết. Bạn có thể sử dụng miếng xốp ngăn cách giữa các loại thực phẩm, để đảm bảo thực phẩm được bảo quản tươi ngon và giữ nguyên chất dinh dưỡng.
Bạn không nên đặt chai, lon nước ngọt có gas vào tủ đông lạnh nếu nhiệt độ dưới 0 độ C. Điều này làm cho áp lực khí nở ra của khí gas tăng lên khiến cho lon bị biến dạng và dễ phát nổ.
Nên dùng túi nilon kín để bọc thực phẩm tươi sống trước khi cho vào tủ: Thực phẩm thường chứa nhiều nước, nên khi bạn trữ đông thì lượng nước sẽ mất đi. Do đó, cách tốt nhất là bạn nên dùng bọc hoặc hộp kín đựng thực phẩm khi bỏ vào tủ đông. Cách này giúp giữ được hương vị vốn có của thực phẩm mà còn hạn chế mùi hôi thực phẩm đông lại trong tủ.
Ở trong cùng 1 ngăn đông, bạn không được tự ý để nhiều loại thực phẩm có nhiệt độ đông khác nhau. Cách tốt nhất, bạn hãy cho những loại thực phẩm có nhiệt độ cao hơn vào trước, sau đó đến thực phẩm có nhiệt độ thấp hơn.
Bạn không nên chứa chất dễ cháy, chất bay hơi, chất kiềm mạnh, Acid mạnh, dầu hỏa.
Nếu bạn có dự định làm Yaourt, sinh tố để dự trữ trong tủ đông thì nên dùng thêm khay, rổ nhựa để cho khí lạnh đối lưu vào trong tủ đông, giúp cho thực phẩm đông lạnh nhanh hơn.
Không lót thùng chứa của tủ: tránh sử dụng các loại vật liệu để lót thùng chứa của tủ dù bạn muốn dễ dàng bảo quản thực phẩm hơn. Các vật liệu lót thùng sẽ làm cản trở quá trình lưu thông khí lạnh bên trong tủ, từ đó giảm hiệu suất thiết bị.
Cần làm nguội thực phẩm trước khi đặt vào tủ: thực phẩm quá nóng sẽ ảnh hưởng đến hơi lạnh bên trong tủ, giảm hiệu suất làm lạnh của tủ.
Để vệ sinh tủ đông đúng cách, bạn cần thực hiện các bước như sau:
Rút nguồn điện tủ đông.
Lau sạch bụi bám bên ngoài tủ, phía trên cánh tủ bằng khăn mềm.
Lấy hết thực phẩm bên trong tủ ra ngoài.
Bên trong lòng tủ sử dụng khăn mềm hoặc bọt biển cùng với chất tẩy rửa trung tính để loại bỏ mùi hôi hoặc thực phẩm dính vào lòng tủ.
Lau khô tủ, để tủ khô tự nhiên.
Cắm lại nguồn điện và cho thực phẩm vào lần lượt.
Rã đông là bước cần thiết định kỳ trong mỗi tháng để đảm bảo tủ hoạt động được hiệu suất cao và tiết kiệm điện. Cách thực hiện như sau:
Rút nguồn điện, mở cánh tủ đông, lấy tất cả thực phẩm và các ngăn chứa ra trước khi tiến hành rã đông.
Mở lỗ thoát và lỗ xả của tủ.
Lớp băng/tuyết bám bên trong lòng tủ tan ra chảy theo lỗ thoát nước. Bạn có thể dùng các dụng cụ mềm để phá băng mềm giúp tăng tốc quá trình làm tan băng.
Lau sạch nước băng tan bằng khăn khô khăn mềm.
Cuối cùng bạn nên để tủ khô tự nhiên và cắm lại nguồn điện, sau đó lần lượt cho thức ăn vào tủ đông.
Dưới đây, chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn một số mẹo sử dụng và bảo quản tủ đông đúng cách và tiết kiệm điện nhất.
Trước khi sử dụng tủ đông, bạn cần phải kiểm tra nguồn điện của tủ trong phần hướng dẫn sử dụng, thường thì điện áp của tủ đông là 220V/50~60H. Do đó, bạn cần kiểm tra kỹ nguồn điện trước khi cắm sử dụng thiết bị.
Thói quen hay mắc phải của nhiều người là cắm nhiều thiết bị điện trên cùng 1 ổ điện. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ quá tải. Chính vì thế bạn nên dùng ổ cấp điện riêng cho tủ đông.
Nguồn điện tối thiểu để bật tủ đông chịu tải ít nhất là 6A.
Sau khi bạn vừa cắm điện, nên đặt nút điều chỉnh nhiệt độ ở mức số 4. Lúc này đèn đỏ và đèn xanh sẽ bật sáng, tủ có xuất hiện màng tuyết bám bên trong thành tủ thì chứng tỏ tủ đang hoạt động tốt. Nếu bạn mới mua tủ đông thì trong lần sử dụng đầu tiên bạn cần để tủ ở mức nhiệt cao nhất trong 12 tiếng. Sau đó, bạn có thể cho thực phẩm vào và sử dụng tủ bình thường.
Lỡ như nhà bạn bị cúp điện hoặc bạn tắt nguồn/rút điện của tủ đông ra thì bạn cần phải chờ ít nhất 5 phút sau mới được bật lại.
Một trong những lỗi của người dùng thường gặp phải là cài đặt nhiệt độ tủ đông không hợp lý. Nếu bạn thường dự trữ thực phẩm với số lượng ít thì nên chọn mức nhiệt trung bình hoặc thấp để tiết kiệm điện năng mà vẫn giữ cho thực phẩm luôn tươi tốt.
Ngược lại, khi bạn cần bảo quản nhiều loại thực phẩm khác nhau, bạn nên chọn mức nhiệt cao. Bên cạnh đó, tùy theo loại thực phẩm mà bạn có cách điều chỉnh mức nhiệt khác nhau:
Trên đây là những nguyên nhân và cách khắc phục trình trạng tủ đông gặp sự cố bị nóng. Hy vọng đã giúp bạn có thể sử dụng tủ đông một cách hiệu quả. Nếu bạn có nhu cầu mua tủ đông cần được tư vấn và hỗ trợ thêm thông tin vui lòng liên hệ Sumikura bạn nhé.