Nguyên nhân tủ đông không lạnh

  • 06/04/2023
Tủ đông đang hoạt động bình thường, bỗng nhiên xuất hiện trình trạng thực phẩm không đông, không lạnh thậm chí toàn bộ tan chảy hết hay đơn giản bên trong tủ đông không lạnh. Vì sao lại như vậy và làm cách nào để khắc phục trình trạng này. Hãy tham khảo bài viết này nhé.

Tủ đông là thiết bị điện lạnh hầu như quen thuộc với nhiều hộ gia đình. Sở dĩ nói vậy là vì không gian kín trong tủ đông tạo nên môi trường có nhiệt độ hoàn hảo để trữ đông thực phẩm. Tuy nhiên, đôi khi do bộ phận nào đó gặp sự cố dẫn đến hiện tượng này. Dưới đây là một số nguyên nhân và cách khắc phục các trình trạng này, cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân tủ đông không lạnh

Bạn đang sử dụng tủ bình thường nhưng đột ngột tủ không cấp đông các loại thực phẩm, đồ ăn hoặc đồ uống thì rất có thể tủ của bạn đang gặp phải vấn đề nào đó. Dưới đây là một số lý do điển hình:

Cửa tủ đông đóng không khít

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, khi cửa tủ không khít có thể do thói quen không đóng kín tủ sau khi sử dụng. Thậm chí tệ hơn là gioăng cao su của tủ bị rách, tủ bị móp hay không còn bám dính…Dẫn đến tủ không thể đóng kín được, hơi lạnh liên tục thoát ra ngoài làm cho tủ không làm lạnh hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ron cao su bị hở như:

  • Ron cao su chai cứng, mất độ bám
  • Ron bị bong tróc
  • Bản lề cửa bị hư
  • Đóng cửa không khít

Để quá nhiều thực phẩm so với dung tích của tủ

Mỗi một chiếc tủ đông đều có một mức thể tích nhất định. Nếu bạn bảo quản thực phẩm vượt mức cho phép của tủ. Điều này dẫn đến tủ đông bị quá tải, không còn khoảng trống để hơi lạnh trong tủ được lưu thông đến tất cả vị trí bên trong. Như vậy, có thể khiến tủ chỉ làm lạnh được một phần thực phẩm ở vị trí hơi lạnh phả ra. Ở các vị trí xa hơn không được làm lạnh hết, khiến khả năng bảo quản thực phẩm kém, tủ vẫn chạy nhưng không đủ lạnh.

Bên cạnh đó, một số người dùng vẫn có thói quen khiến cho thực phẩm còn nóng vào tủ đông liền. Tủ bị hấp nhiệt dẫn đến nhiệt độ trong tủ tăng lên ảnh hưởng đến khả năng làm lạnh của tủ đông.

Nguyên nhân tủ đông không lạnh - Tin tức

Bộ phận xả đông tủ đông gặp vấn đề

Bộ xả đông có tác dụng tự động ngắt khi tủ lạnh đã đạt độ lạnh nhất định. Bên cạnh đó, bộ xả đá còn giúp tủ đông xả tuyết định kỳ, giảm thiểu tình trạng ống dẫn hơi lạnh bị tắc nghẽn. Nếu bộ phận xả đông của tủ không hoạt động, các mảng tuyết sẽ tích tụ, bám quanh thiết bị làm bay hơi. Điều này sẽ khiến cho bộ phận làm lạnh của tủ đông ngưng hoạt động, từ đó tủ không thể làm lạnh được.

Tủ bị hết gas, rò rỉ gas

Sau một thời gian dài sử dụng, người dùng thường rất ít để ý đến vấn đề gas của tủ đông. Nếu tủ đông thiếu gas không thể hoạt động thì tủ sẽ không thể làm lạnh đúng như tính năng và công suất của nó. Đây là một nguyên nhân điển hình mà nhiều người vẫn thường bỏ qua khi phát hiện tủ đông không thể làm lạnh.

Lớp băng/tuyết dày

Tuyết bám nhiều dẫn đến ống xả nước bị tắc nghẽn, tủ đông bị chảy nước và khả năng làm lạnh của thực phẩm kém đi, công suất hoạt động của tủ giảm. Trình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng làm lạnh cũng như các chức năng khác của tủ.

Tủ đông bị thủng dàn lạnh

Nguyên nhân này thường xảy ra đối với những tủ đông mini, khi dàn lạnh thủng sẽ làm cho gas trong tủ xì ra ngoài. Lúc này tủ đông sẽ mất khả năng làm lạnh.

Cách sửa tủ đông không lạnh

Dưới đây là một số cách khắc phục tình trạng tủ đông không lạnh mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.

Kiểm tra lại nguồn điện

Nếu phát hiện tủ đông vẫn hoạt động bình thường nhưng không có khí lạnh tỏa ra, bước đầu tiên là chúng ta cần kiểm tra nguồn điện và ổ cắm điện để nhận biết chúng có vấn đề hay không. Nếu bạn đang cắm tủ đông và các thiết bị khác ở cùng 1 ổ điện có thể khiến tủ nhận được nguồn điện quá yếu nên không thể hoạt động hết công suất. Nếu nguồn điện vẫn cung cấp cho tủ đông vẫn bình thường thì có thể lỗi là ở chính chiếc tủ đông của bạn.

Kiểm tra nút điều chỉnh nhiệt độ của tủ đông

Một trong những lý do không thể thiếu khi tủ đông không làm lạnh được đó chính là đặt sai chế độ làm lạnh. Việc này khiến tủ không đạt được độ lạnh như mong muốn, ảnh hưởng đến việc bảo quản thực phẩm bên trong. Có thể do tủ chỉnh về chế độ tiết kiệm điện hoặc tủ bị tăng nhiệt độ lạnh.

Đặc biệt là những ngày thời tiết oi bức nhưng bạn vẫn cài đặt tủ ở chế độ tiết kiệm điện. Điều này làm cho tủ vận hành chậm hơn, khả năng làm lạnh ban đầu lâu hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý những mức nhiệt tốt nhất để bảo quản một số thực phẩm thường dùng:

  • Kem: nhiệt độ từ -18 độ C đến -20 độ C
  • Thịt lợn, thịt bò: mức nhiệt bảo quản tốt nhất là -18 độ C
  • Các loại hải sản, tôm, mực: -25 độ C

Kiểm tra đệm cao su ở cửa tủ

Đầu tiên, bạn cần phải kiểm tra gioăng cao su có còn tốt hay không. Bạn có thể dùng một tờ giấy kẹp vào cửa tủ, sau đó di chuyển tờ giấy lên xuống. Nếu tờ giấy bị kẹt hoặc khó di chuyển tức là tủ đang đóng chặt.

Nếu gioăng bị dão, máy sấy là thiết bị có thể cứu nguy ngay lúc này. Bạn dùng máy sấy nóng hơ nhẹ vào phần gioăng, chất liệu cao su khi gặp nhiệt độ có thể trở về độ đàn hồi ban đầu. Sau đó, bạn đóng kín cửa tủ lại trong vài tiếng để gioăng tủ gắn chặt vào viền tủ hơn. Trường hợp gioăng cao su bị rách hỏng, chỉ có một biện pháp là thay mới để tủ được đảm bảo không bị thất thoát nhiệt ảnh hưởng đến khả năng bảo quản thực phẩm.

Kiểm tra tình trạng hoạt động của động cơ

Nếu động cơ vẫn ổn, khi tủ hoạt động bạn sẽ nghe thấy tiếng chúng đang làm việc ở 2 bên hông hoặc bên dưới thiết bị. Nếu nơi này mà không có âm thanh, bạn cần liên hệ ngay với nhân viên kỹ thuật để được sửa chữa tủ đông.

Để quá nhiều thực phẩm so với dung tích của tủ

  • Sắp xếp lại thực phẩm một cách hợp lý tránh chồng chất lên nhau, hạn chế nhồi nhét, che kín nơi tỏa nhiệt làm lạnh của tủ đông.
  • Duy trì lượng thực phẩm phù hợp với dung tích của tủ. Khi đó, tủ có khoảng trống nhất định, hơi lạnh tỏa ra được đồng đều khắp tủ, giúp thực phẩm đều được bảo quản tốt.

Rã đông nếu tủ đóng tuyết dày

Bạn cần kiểm tra bên trong tủ có bị đóng tuyết không. Nếu có và lớp tuyết quá dày, để đảm bảo an toàn và rã đông nhanh thì bạn hãy rút nguồn điện và lấy hết thực phẩm ra bên ngoài để bắt đầu rã đông và dọn sạch tuyết để tủ có không gian thông thoáng. Sau khi dọn sạch và lau khô, bạn cắm điện vào để tủ chạy tải khoảng 30 phút rồi cho thực phẩm vào sử dụng như cũ. Sau khi tủ tan hết tuyết, kiểm tra lỗ thoát nước, rã đông tuyết vệ sinh tủ đông đúng cách.

Nếu tủ lâu ngày chưa được vệ sinh thì cũng có thể dẫn đến trường hợp tủ đông vẫn vận hành nhưng không lạnh. Tốt nhất, bạn nên xả đông cho tủ thường xuyên, lau chùi dọn tủ sạch sẽ cũng như liên hệ thợ bảo trì đến kiểm tra, bảo dưỡng. Tránh trường hợp đột ngột xảy ra tình huống tủ ngừng hoạt động gây cản trở sinh hoạt trong gia đình.

Trường hợp khác

Nếu bạn đã kiểm tra những nguyên nhân trên và cũng sửa chữa nhưng vẫn không khắc phục được trình trạng này thì nên tìm đến những trung tâm hoặc nhà sản xuất để được được kiểm tra và xử lý. Những trường hợp như hết gas, bộ phận xả đông xảy ra lỗi…thì bạn không tự sửa chữa tại nhà được nếu không có kỹ thuật và kinh nghiệm.

Bảo quản tủ đông như thế nào là đúng cách?

Sử dụng tủ đông thế nào là đúng cách để kéo dài tuổi thọ của thiết bị, tiết kiệm được điện năng. Dưới đây là một số kinh nghiệm khách hàng cần lưu ý khi sử dụng các sản phẩm này.

  • Điện áp sử dụng:

Kiểm tra nguồn điện trước khi cắm sử dụng thiết bị. Bạn cần kiểm tra nguồn điện trước khi sử dụng tủ đông. Sau khi rút phích cắm ra khỏi ổ điện hãy đợi 10 phút sau đó mới cắm lại. Để hạn chế bị điện giật, bạn không được cắm thiết bị vào ổ điện khi tay ướt, không nên cắm nhiều thiết bị chung một ổ cắm điện, không được kéo dây cấp điện của tủ khi di chuyển.

  • Đặt tủ ở vị trí thoáng mát

Tủ đông nên đặt ở những nơi khô ráo, ít bụi, thoáng mát và thông thoáng. Đặt tủ cách bức tường tối thiểu 10cm để khi máy vận hành không bị va đập hoặc hơi nóng khi máy làm việc tỏa ra không được lưu thông. Tuyệt đối, bạn không được dùng giấy vải phù kín dàn ngưng dàn nóng.

  • Thường xuyên vệ sinh tủ đông

Thường xuyên lau chùi tủ đông khoảng 2 đến 3 tháng một lần để phát hiện nấm mốc, hạn chế vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến phần rìa cao su của tủ để không bị bụi bẩn bám vào, không đóng cửa tủ được dẫn đến thất thoát hơi lạnh ra ngoài, giảm tiêu hao điện năng.

Nếu tủ của bạn không có chức năng xả tuyết tự động hoặc chống đóng tuyết thì khoảng 1 tháng nên xả tuyết 1 lần nhằm làm sạch dàn lạnh, nâng cao hiệu năng làm việc của tủ. Đối với các bộ phận tản nhiệt thì vệ sinh ít nhất 1 tháng 1 lần để nâng cao tuổi thọ của tủ. Đặc biệt, trong lúc vệ sinh bạn không được sử dụng hóa chất Benzol (ben-zen), dung môi, chất tẩy rửa để vệ sinh tủ.

Nguyên nhân tủ đông không lạnh - Tin tức

Tại sao cần phải vệ sinh tủ đông?

Tủ đông lâu ngày không được vệ sinh định kỳ sẽ tích tụ nhiều vi khuẩn có hại làm ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Lâu ngày, điều này sẽ ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của tủ, nguyên nhân gây các lỗi thường gặp của tủ đông trong đó có tủ vẫn hoạt động nhưng không chạy. Từ đó, hiệu suất làm việc của tủ sẽ giảm.

  • Một số lưu ý khác

Bạn có thể cài hoặc điều chỉnh nhiệt độ bằng nút điều chỉnh nhiệt độ có bên trong tủ. Bạn nên hạn chế để đồ uống, thực phẩm đông lạnh hoặc những thứ liên quan đến thức ăn trong tủ ở ngăn mát quá lâu.

Bạn không được đặt tủ nghiêng, việc này làm cho máy nén nhanh hỏng.

Nếu như bạn bảo quản thực phẩm trong tủ không nhiều, nên điều chỉnh độ lạnh ở mức trung bình hoặc thấp để tiết kiệm được điện năng. Như với các sản phẩm tủ đông bình thường có thể điều chỉnh ở mức 4,5 thay vì max để tiết kiệm điện năng, nếu sử dụng ít thì điều chỉnh xuống mức 3, 2.

Bạn không được trữ thực phẩm có nhiệt độ khác nhau trong cùng một ngăn tủ. Đối với thực phẩm tươi sống nên cho vào hộp inox thay vì hộp nhựa vì kim loại có khả năng dẫn lạnh cao hơn nhựa nên làm lạnh nhanh hơn, ít hao điện.

Trong quá trình sử dụng, bạn cần hạn chế tối đa việc thường xuyên mở tủ để tránh làm hơi lạnh bị khuếch tán ra bên ngoài, bắt buộc bộ phận làm lạnh phải tăng thời gian hoạt động dẫn đến tủ ngốn điện năng nhiều hơn, giảm tuổi thọ của tủ. Nếu bạn kinh doanh siêu thị, cửa hàng thực phẩm… khách hàng thường xuyên mở tủ để lựa chọn, quan sát thực phẩm thì nên sử dụng các loại tủ có nắp kính để hạn chế nhiệt bị thất thoát ra ngoài.

Nguyên nhân tủ đông không lạnh - Tin tức

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về nguyên nhân và giải pháp khắc phục trình trạng tủ đông chạy nhưng không lạnh. Nếu tủ đông nhà bạn cũng đang gặp vấn đề tương tự, hãy tham khảo những thông tin mà Sumikura đã chia sẻ ở bài viết này nhé.

Hỗ trợ khách hàng
Bài viết khác
zalo-img.png