Tình trạng tủ mát bị đóng tuyết là một hiện tượng bất thường, thật sự rất khó chịu. Trong một vài trường hợp tủ mát đóng tuyết không gây hại quá nhiều tùy thuộc vào số lượng tuyết bám bên trong như thế nào. Nhưng phần lớn trường hợp, việc tìm cách khắc phục tình trạng này là điều nên làm.
Hiện tượng tủ mát bị đóng tuyết là tình trạng bên trong tủ mát xuất hiện những mảng tuyết trắng bám trên thành, ngăn, cửa tủ hoặc bám trên những thực phẩm được bảo quản ở trong tủ. Ban đầu thì lượng tuyết bám khá ít nên nhiều người thường hay ngó lơ và nghĩ không cần thiết phải xử lý ngay lập tức, song để càng lâu thì lượng tuyết đóng càng dày khắp toàn bộ tủ mát.
Tủ mát bị đóng tuyết không chỉ khiến người dùng cảm thấy khó chịu vì làm mất đi khoảng không gian bảo quản, lưu trữ, trưng bày thực phẩm mà còn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Một vài hậu quả mà chúng ta có thể thấy rõ rệt khi tủ mát đóng tuyết có thể kể đến như:
Tiêu tốn điện năng: Khi tình trạng đóng tuyết xảy ra bên trong tủ mát, lượng tuyết có thể bám dày ở các ống làm lạnh và tản nhiệt gây cản trở quá trình làm lạnh của tủ mát khiến cho tủ mát không lạnh. Nếu như tủ mát không lạnh thì tủ cần phải hoạt động liên tục, hết công suất để làm giảm nhiệt độ theo như cài đặt của người dùng. Chính vì việc hoạt động liên tục này đã làm cho tủ mát tiêu tốn nhiều điện năng hơn và tăng chi phí sử dụng điện.
Ảnh hưởng đến tuổi thọ: Nếu không giải quyết tình trạng tủ mát bị đóng tuyết sớm nhất, nghĩa là tủ mát cần phải hoạt động hết công suất trong một thời gian dài và gây ra hiện tượng quá tải. Lúc này các bộ phận bên trong tủ mát phải làm việc liên tục dẫn đến hao mòn và giảm tuổi thọ.
Làm hỏng thực phẩm: Khi lượng tuyết bám dày, nhiệt độ bên trong tủ mát sẽ không đồng đều và có thể tăng lên khiến cho thực phẩm bên trong bị nóng và nhanh chóng bị hư hỏng. Nếu không được khắc phục kịp thời, chất lượng thực phẩm được bảo quản sẽ không được đảm bảo, thực phẩm có thể bị suy giảm chất lượng, hương vị và ảnh hưởng đến quá trình chế biến.
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Tình trạng lượng tuyết bám trên bề mặt tủ mát (đối với các loại tủ mát cánh kính) sẽ làm giảm tính thẩm mỹ của nó. Nếu như bạn đặt tủ mát ở khu vực bếp hoặc nơi công cộng, trong cửa hàng, siêu thị thì sẽ khiến cho người nhìn cảm thấy khó chịu.
Bỗng nhiên vào một ngày đẹp trời, bạn bỗng dưng thấy lượng tuyết bám ở bên trong tủ mát rất nhiều. Lớp tuyết này không chỉ gây tốn diện tích bảo quản mà còn lãng phí điện năng. Vậy đâu là nguyên nhân tủ mát bị đóng tuyết và làm thế nào để xử lý nó ngay lập tức?
Lý giải: Dù hiếm khi xảy ra nhưng cài đặt nhiệt độ quá thấp là một trong những nguyên nhân chính khiến cho tủ mát đóng tuyết. Nếu như nhiệt độ thấp quá so với số lượng, khối lượng và kích thước thực phẩm thì sẽ khiến cho chức năng làm mát và bảo quản thiết bị không được đảm bảo.
Cách khắc phục: Đầu tiên để khắc phục tình trạng này là bạn cần phải kiểm tra nhiệt độ bên trong tủ mát như thế. Xem xét liệu bạn có đang thiết lập nhiệt độ tủ mát quá thấp không, sau đó điều chỉnh lại mức nhiệt phù hợp với số lượng, khối lượng cũng như kích thước thực phẩm.
Để giải quyết nhanh chóng hiện tượng đóng tuyết bên trong tủ mát, bạn nên tiến hành xả tuyết cho tủ. Bằng cách tắt nguồn điện của thiết bị để đảm bảo an toàn và lấy hết thực phẩm ra ngoài. Sau đó bạn mở tủ mát ra và lấy ra các khay rồi đặt 1 ca nước nóng ở trong tủ chờ tuyết tan. Khi tuyết tan, bạn nên lấy chậu nhỏ để hứng và khăn lau lượng nước này để tránh nước lan ra sàn nhà mất vệ sinh, kém thẩm mỹ. Cuối cùng bạn chỉ cần lắp lại khay và kết nối nguồn điện.
Lý giải: Nếu như sắp xếp thực phẩm với số lượng quá nhiều, không tạo ra sự thông thoáng bên trong tủ thì sẽ khiến không khí lạnh bên trong bị cản trở, đặc biệt khi bạn bố trí thực phẩm ở gần khu vực dàn lạnh của tủ mát. Hậu quả là tủ mát sẽ bị đóng tuyết ở khu vực bị quá tải khí lạnh và không thể bảo quản quản, làm lạnh tốt trong khu vực ở xa quạt gió.
Cách khắc phục: Trong trường hợp này, cách khắc phục duy nhất là bạn chú ý sắp xếp thực phẩm ở trong tủ mát. Đảm bảo rằng tất cả các thực phẩm bên trong đều được sắp xếp đúng cách và có đủ độ thông thoáng giữa các loại thực phẩm với nhau. Bên cạnh đó không nên bỏ quá nhiều thực phẩm ở gần dàn lạnh để khí lạnh có thể lan tỏa ra đồng đều toàn bộ tủ.
Lý giải: Bộ cảm biến nhiệt độ là một trong những bộ phận quan trong của tủ mát có nhiệm vụ điều chỉnh nhiệt độ và duy trì sự ổn định bên trong thiết bị. Nếu bộ cảm biến nhiệt độ tủ mát bị hỏng thì nó sẽ không thể nào cảm nhận tốt nhiệt độ bên trong tủ và điều chỉnh độ lạnh sao cho phù hợp khiến tủ mát cần phải hoạt động liên tục gây ra hiện tượng đóng tuyết ở thiết bị.
Cách khắc phục: Với lỗi kỹ thuật từ tủ mát, cách khắc phục duy nhất là bạn liên hệ với trung tâm sửa chữa, bảo hành chính hãng. Việc tự ý khắc phục tại nhà mà không có chuyên môn có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến thiết bị, làm cho tủ mát bị hư hỏng nặng nề hơn nữa.
Lý giải: Nhằm tránh hiện tượng tủ mát hoạt động quá tải, các nhà sản xuất đã trang bị cho tủ mát một cầu chì nhiệt. Cầu chì nhiệt (hay còn được gọi là rơ-le nhiệt) sẽ tự động ngắt điện trong trường hợp dòng điện hoặc nhiệt độ của tủ mát bỗng nhiên tăng bất thường. Thông thường cầu chì nhiệt này sẽ có tác dụng bảo vệ tủ mát nếu như bộ cảm biến nhiệt bị hỏng. Tuy nhiên nếu cầu chì nhiệt bị hỏng, tủ mát sẽ không hoạt động đúng cách dẫn đến hiện tượng đóng tuyết.
Cách khắc phục: Tương tự với lỗi bộ phận cảm biến nhiệt tủ mát bị hỏng thì cầu chì nhiệt hỏng cũng là lỗi kỹ thuật. Với lỗi này, người dùng không nên tự ý sửa chữa mà hãy liên hệ với trùng tâm sửa chữa chuyên nghiệp để được kiểm tra nhanh chóng và khắc phục.
Ngoài các lỗi kỹ thuật kể trên thì tủ mát bị đóng tuyết còn do kẹt bánh răng khiến cho cửa gió dàn lạnh không mở hoặc là quạt gió bị hư hỏng, không hoạt động hết công suất. Nếu bạn là một thợ chuyên nghiệp, có thể tự kiểm tra và sửa chữa từng bước hoặc nếu không nên liên hệ với trung tâm sửa chữa, bảo hành của hãng để được kiểm tra sửa chữa đúng bệnh hơn.
Hiện tượng đóng tuyết ở tủ mát có thể xảy ra với bạn vào bất cứ lúc nào. Có nhiều nguyên nhân tủ mát bị đóng tuyết và tùy thuộc vào nguyên nhân mà chúng ta sẽ đưa ra cách khắc phục khác nhau. Để hạn chế tình trạng tủ mát bị đóng tuyết, đừng bỏ qua các lưu ý sử dụng sau:
Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng là đều mà bạn nên làm để hạn chế các lỗi xảy ra từ tủ mát, bao gồm cả tủ mát đóng tuyết. Các nhà sản xuất đều cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích trong tờ hướng dẫn sử dụng, bao gồm cách sử dụng và những lưu ý khi dùng. Chỉ cần dành một ít thời gian để đọc các thông tin được hướng dẫn bạn sẽ ít xảy ra lỗi tủ mát đóng tuyết hơn.
Phần lớn thì nguyên nhân khiến cho tủ mát bị đóng tuyết là vì người dùng sử dụng sai cách, chẳng hạn như điều chỉnh nhiệt độ hay bố trí thực phẩm. Vì thế nếu không muốn tủ mát bị đóng tuyết, cách khắc phục là bạn nên chú ý đến hành vi sử dụng tủ mát của mình. Xem xét nhiệt độ bên trong đã phù hợp với từng loại thực phẩm và số lượng thực phẩm hay chưa. Đồng thời chú sắp xếp, bố trí các thực phẩm sao cho hợp lý, khoa học để đảm bảo hiệu quả bảo quản.
Vệ sinh tủ mát thường xuyên cũng rất quan trọng để hạn chế lớp tuyết đóng lại quá dày. Mặc dù tủ mát không có chức năng cấp đông tuy nhiên nó cũng có thể bị đóng tuyết nếu bạn không sử dụng đúng cách. Hãy thường xuyên vệ sinh tủ mát để loại bỏ các lớp tuyết nhỏ, điều này cũng giúp cho tủ mát của bạn trở nên sạch sẽ, các thực phẩm được bảo quản bên trong an toàn hơn. Nhờ vậy người dùng sẽ cảm thấy tin dùng hơn các sản phẩm được bán ra từ bạn.
Bất cứ một thiết bị điện tử nào sau một thời gian sử dụng cũng nên bảo trì bảo dưỡng định kỳ. Tủ mát cũng không ngoại lệ, việc bảo trì bảo dưỡng tủ mát định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện các lỗi từ thiết bị, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời để tránh gây hư hỏng tủ mát.
Trên đây là những thông tin hữu ích nguyên nhân tủ mát bị đóng tuyết cũng như các cách khắc phục nhanh chóng ngay tại nhà. Mong rằng với chia sẻ ở trên người dùng sẽ nhanh chóng xử lý tình trạng này để tránh gây phiền toái trong quá trình sử dụng của mình.