Nhiệm vụ của máy điều hòa không khí là tạo ra không gian sống ôn hòa, phù hợp với sức khỏe con người và đối lập với tình trạng thời tiết tại một thời điểm. Như vậy có nghĩa là nếu điều hòa vì lý do gì đó mà đột ngột ngừng hoạt động, người dùng sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu. Trên thực tế, trường hợp phát hiện sự cố thường xảy ra khi mùa nóng/lạnh bắt đầu hoặc đạt đến cao điểm, làm cảm giác bực bội càng bị đẩy lên cao. Tuy nhiên, sự thật là phần lớn tình trạng oái oăm đó đều có thể được ngăn ngừa. Chỉ bằng cách tuân thủ việc vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa đầy đủ, bạn gần như có thể tránh được vấn đề kể trên.
Ngoài ra, bảo dưỡng điều hòa đầy đủ còn đem lại cho bạn nhiều lợi ích khác như:
Mát lạnh ổn định: Khi hệ thống quạt cùng các cửa thổi gió không bị bụi bẩn cản trở, quá trình lưu thông gió diễn ra tốt hơn giúp máy chạy êm, chuẩn công suất thiết kế.
Kiểu soát nhiệt nhanh chóng: Toàn bộ hơi lạnh tạo ra được đẩy vào phòng, hạn chế hao phí khi không còn vướng phải bụi bẩn. Như vậy, bạn sẽ cảm nhận được sự mát mẽ một cách rõ ràng, nhanh chóng hơn.
Không khí trong lành: Nếu lớp lưới lọc trong điều hòa được giữ sạch, quá trình lọc khí chắc chắn sẽ diễn ra hiệu quả, giúp bạn an tâm hít thở bầu không khí trong lành.
Tiết kiệm điện năng: Chính vì các hao phí bởi bụi bẩn được loại bỏ, quá trình phân phối hơi lạnh được tối ưu mà điều hòa cũng tiêu thụ điện hiệu quả, giảm nhẹ gánh nặng hóa đơn cho người dùng.
Bảo dưỡng là chuỗi thao tác kiểm tra toàn bộ máy điều hòa không khí, nhằm đảm bảo máy vận hành bình thường. Vì vậy, quy trình bảo dưỡng đầy đủ thường sẽ hơi rườm rà, dành cho những thợ điện lạnh chuyên nghiệp có đầy đủ dụng cụ. SK chia sẻ trước quy trình chuẩn để bạn tham khảo như sau:
Ngắt điện là thao tác cơ bản đầu tiên khi thực hiện bất cứ thao tác nào trên thiết bị điện. Vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa cũng thế. Để đảm bảo an toàn, bạn phải đóng cầu dao (cp) cấp điện cho thiết bị điều hòa sắp bảo dưỡng.
Sau khoảng 2 phút, bạn chính thức bắt đầu các công đoạn bảo dưỡng máy.
Kiểm tra gas là bước quan trọng nhất, cũng là bước cần nhiều kỹ thuật chuyên môn của người thợ nhất. Gas là phần giúp máy tạo ra hơi lạnh. Nếu lượng gas bị rò rỉ, không đạt được đủ áp suất thì máy sẽ lạnh yếu. Kiểm tra gas là xác định lượng gas trong máy có đạt chuẩn hay không.
Bước kiểm tra này cần đồng hồ đo chuyên dụng. Nếu phát hiện lượng gas bị thiếu hụt, người thực hiện phải tiến hành tìm và xử lý chỗ rò, nạp gas bổ sung,... Đây đều là những việc người bình thường không thể tùy tiện can thiệp. Bạn nên bỏ qua bước này nếu không phải là thợ điều hòa.
Ở bước này, bạn xem xét tình trạng dàn nóng và dàn lạnh từ ngoài vào trong. Hãy đánh giá vỏ máy bằng mắt thường xem có vấn đề gì cần xử lý hay không, sau đó kiểm tra các linh kiện như mô tơ, máy bơm, tụ điện, các mối nối... Đừng quên kiểm tra cả đường ống thoát nước. Nếu phát hiện vật cản, bạn chỉ cần loại bỏ đi. Nhưng nếu phát hiện hư hỏng, bạn nên gọi nhân viên đến thay mới.
Đây là khâu bạn cần chú ý nhất vì nó đơn giản mà lại đem đến nhiều hiệu quả. Để vệ sinh dàn lạnh tốt hơn, bạn nên chuẩn bị dung dịch tẩy rửa chuyên dụng.
Hãy bắt đầu bằng việc mở mặt nạ dàn lạnh và tháo rời các lưới lọc khí. Bộ phận này luôn được thiết kế để tháo lắp dễ dàng nên bạn không cần lo sẽ làm hỏng máy. Đem những tấm lưới này đi làm sạch bằng nước và xà phòng, phơi khô trước khi gắn lại vào máy. Trong thời gian đó, bạn dùng dung dịch tẩy rửa và khăn mềm để lau chùi mọi bề mặt và kẽ hở bên trong. Nên chú ý các lá nhôm, cửa thoát khí, cánh quạt, rồi tiến dần ra ngoài vỏ máy. Khi lau chùi, hãy chú ý lực để tránh làm móp méo lá nhôm hoặc đọng nước làm chập mạch.
Sau khi hoàn tất, bạn lắp lưới lọc và mặt nạ dàn vào như cũ.
Dàn nóng đặt ở ngoài trời, tiếp xúc với nhiều tác động gây hại hằng ngày nên càng được chú ý vệ sinh hơn. Để làm sạch dàn nóng, bạn nên thực hiện các bước như:
Tháo nắp dàn nóng và quét phủi bụi bẩn bằng chổi mềm.
Dùng máy bơm áp lực để xịt nước theo dạng tia vào dàn tản nhiệt. Lực nước cần được điều chỉnh sao cho đủ cuốn trôi bụi bẩn, bồ hóng, công trùng giữa các khe nhưng không làm biến dạng dàn.
Làm tương tự với quạt và cửa gió trên vỏ dàn.
Kiểm tra các đường dây điện, mối nối điện, dây tiếp đất. Đảm bảo chúng còn nguyên vẹn, ổn định ở đúng vị trí, không bị côn trùng cắn phá.
Sau khi làm sạch cả 2 dàn, bạn tiến đến bước cuối cùng trong chu trình bảo dưỡng máy điều hòa không khí. Ở bước này, bạn lắp đặt lại các bộ phận của thiết bị như cũ. Sau đó kiểm tra một lượt dây điện, nguồn điện xem có bị hở hay không. Khi mọi thứ đều đã sẵn sàng ở trạng thái tốt, bạn kết nối nguồn điện và khởi động máy. Nếu máy chạy ổn định, việc bảo dưỡng của bạn đã hoàn thành tốt đẹp.
Thông thường, các bước kiểm tra trên chỉ được thực hiện đầy đủ bởi thờ điều hòa. Người dùng ít khi có đủ kỹ thuật, dụng cụ và quan trọng hơn là thời gian và sự kiên nhẫn để thực hiện bài bản. Tuy nhiên, việc vệ sinh máy điều hòa không khí thường xuyên vẫn rất cần thiết. Để đơn giản hóa việc bảo dưỡng, bạn có thể tập trung vào khâu làm sạch bụi bẩn, dị vật ở đường ống, dàn nóng và dàn lạnh. Khâu kiểm tra gas và các mạch điện có thể tạm bỏ qua cho đến lần tổng vệ sinh.
Hiện đại hơn, bạn có thể chọn mua những chiếc điều hòa có sẵn chức năng vệ sinh dàn tự động. Ví dụ như series Morandi mới ra mắt của SK Sumikura được trang bị tính năng S-Clean. Khi tính năng được sử dụng, máy đi vào chế độ đóng rã đông đặc biệt dài 20 phút như sau:
Phút 0-10: Ngưng tụ và đóng băng nước trên dàn bay hơi.
Phút 11-13: Rã đông, tạo thành dòng nước cuốn trôi bụi bẩn, nấm mốc và vi khuẩn ra ngoài.
Phút 14-20: Hong khô dàn, ngăn ẩm mốc.
Toàn bộ chu trình trên không cần sự can thiệp của người dùng. Vậy thì bạn không còn ký do gì để ngại vệ sinh dàn mỗi tuần nữa rồi!
Máy điều hòa không khí cần được bảo dưỡng định kỳ. Nhưng khoảng thời gian giữa những lần bảo dưỡng cụ thể nên là bao nhiêu? Để giúp bạn chăm sóc tốt hơn cho thiết bị làm mát của gia đình, chúng tôi mời bạn tham khảo những khuyến cáo như sau:
Với hộ gia đình: Nếu bạn sử dụng máy hằng ngày thì nên làm vệ sinh mỗi 2-3 tháng. Nếu bạn chỉ thường dùng máy trong mùa nóng, những mùa khác dùng với tần suất thấp thì có thể dãn khoảng thời gian này ra 6 tháng. Và tốt hơn là nên thực hiện trước mỗi mùa nóng.
Với doanh nghiệp, cửa hàng vừa và nhỏ: Điều hòa ở đây gần như đều làm việc xấp xỉ 16 tiếng mỗi ngày. Vậy nên, chủ sở hữu nên vệ sinh máy khoảng 2-3 tháng/lần. Nếu máy đặt ở khu vực có độ ô nhiễm cao, chủ sở hữu càng cần vệ sinh thường xuyên hơn.
Với cơ sở sản xuất hay xí nghiệp: Những nơi này thường có nhiều bụi bẩn, máy lại phải làm việc liên tục ở cường độ cao để chống lại nguồn sinh nhiệt lớn. Do đó, tốt hơn là bạn hãy vệ sinh máy mỗi tháng 1 lần. Không những vậy, việc kiểm tra kỹ thuật cũng nên được thực hiện nghiêm túc.
Trên đây là những hướng dẫn bảo dưỡng máy điều hòa không khí giúp bạn sử dụng máy hiệu quả hơn. Mặc dù các bước vệ sinh định kỳ có thể tự thực hiện tại nhà, nhưng bạn vẫn nên dùng dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp mỗi năm một lần để máy thực sự được kiểm tra kỹ lưỡng.
Nếu bạn cần tìm mua những mẫu điều hòa có sẵn chức năng vệ sinh dàn lạnh, hãy tham khảo ngay series SK Morandi. Đây là dòng điều hòa on/off mới nhất của SK có ưu điểm làm lạnh nhanh và mạnh. Kết hợp thêm tính năng thông minh như S-Clean, SK Morandi sẽ mang lại cho bạn trải nghiệm tiện lợi và thoải mái nhất. Nếu cần được tư vấn thêm về sản phẩm, mời bạn liên hệ ngay 1900 545 537 hoặc xem kỹ thông tin mô tả và thông số kỹ thuật tại website.