Trong lúc sử dụng máy lạnh, đặc biệt là sau một khoảng thời gian, remote của thiết bị bắt đầu xuất hiện những biểu hiện làm cho người dùng khó thao tác điều khiển. Có thể nguồn gốc bắt đầu từ lỗi của nhà sản xuất hoặc do cách bạn sử dụng. Bài viết sau, chúng tôi xin chia sẻ về những lỗi thường gặp phải trên remote và cách khắc phục để bạn sử dụng máy lạnh một cách hiệu quả.
Tùy theo nguyên nhân nào dẫn đến những trình trạng này mà bạn có thể có sử dụng những biện pháp khắc phục bên dưới đây:
Sự cố màn hình remote bị chập chờn có thể bắt nguồn do rơi rớt nhiều lần làm ảnh hưởng đến mạch của remote. Nếu bạn làm rơi điều khiển nhiều lần thì bạn nên nhờ đến các nhân viên kỹ thuật thay mới và sửa chữa kịp thời.
Điều khiển điều hòa không bật tắt và tùy chỉnh các chức năng khác được hoặc hiển thị không rõ có thể do hết pin hoặc pin bị yếu. Lượng pin có thể sử dụng được trong vòng 1 năm. Sau một thời gian đó, năng lượng trong pin không còn đủ để cung cấp cho hoạt động mà bạn cần. Để chắc chắn, bạn tháo pin ra, xong lắp đặt lại. Nếu remote vẫn hoạt động được bình thường thì chính xác là lỗi của pin.
Bạn hãy dùng một miếng vải khô, mềm và lau kĩ phần mắt thần của remote máy lạnh. Mắt thần là bộ phận có nằm trên đầu remote có nhiệm vụ chính là truyền tín hiệu từ remote đến board máy lạnh để điều khiển mọi hoạt động của thiết bị. Sau khi vệ sinh sạch sẽ, nếu như remote máy lạnh bấm không kêu được tiếng bíp thì bạn nên bạn hãy liên hệ đến các kỹ thuật viên để có được phương pháp sửa chữa tối ưu và hiệu quả nhất.
Nếu như xác định do bị rơi, để khắc phục trình trạng này bạn cần mở điều khiển ra xem có đoạn nào đứt thì hàn, nối lại. Bạn không yên tâm có thể mang đến thợ sửa chữa có tay nghề. Hoặc bạn có thể mua điều khiển mới. Tuy nhiên, bạn chọn một chiếc remote khác hãng, không đúng với mã sản phẩm có thể không điều khiển được một số chức năng. Do vậy nếu điều khiển bị hỏng hãy thử dùng một chiếc remote khác loại nếu gia đình bạn có nhiều máy lạnh khác nhau.
Biện pháp tốt nhất là khi không sử dụng bạn nên để trên kệ hoặc mắc trên tường. Hạn chế đặt ở trên đầu giường ngủ hoặc bàn ghế để tránh trường hợp remote bị cấn hoặc bị dính nước sẽ gây hư hỏng mắt thần của remote máy lạnh.
Khi gặp vấn đề này, bạn nên lấy pin cũ trong remote ra và gắn pin mới. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng một vật cứng như chìa khóa, đầu dao nhọn. Sau đó, bạn cạo hết phần rỉ sét ở lò xo và sử dụng bình thường. Nếu phát hiện cục pin bị rỉ nước, cần ngay lập tức thay thế bằng cục pin mới. Đồng thời chú ý thao tác cẩn thận để ngăn nước lọt vào bên trong, gây hỏng remote. Sau đó sử dụng điều khiển như bình thường. Nếu máy lạnh hoạt động trở lại thì bạn đã khắc phục xong.
Tình trạng này khá nặng nên bạn cần liên hệ với thợ sửa chữa, trung tâm bảo hành để được hỗ trợ kiểm tra nhé.
Nếu remote máy lạnh của bạn bị hư nhưng bạn đang cần phải sử dụng máy lạnh gấp có thể tham khảo những cách làm dưới đây để sử dụng tam thời:
Nếu nhà bạn chỉ dùng máy lạnh ở một nhiệt độ nhất đinh thì nên sử dụng cầu dao/công tắc riêng cho máy lạnh trong phòng để bật tắt. Bạn không còn lo lắng khi remote hư hỏng mà chưa sửa chữa kịp thời vẫn có thể bật máy lạnh được. Kích hoạt cầu dao điện máy vẫn lưu lại chế độ nhiệt trước đó nên khi mở lên thì máy vẫn hoạt động như vậy. Đây cũng là giải pháp hữu ích đối với người lớn tuổi vì điều khiển có quá nhiều nút phức tạp, còn dùng cầu dao riêng cho máy lạnh rất đơn giản muốn bật tắt máy lạnh chỉ cần gạt công tắc là được.
Đa số máy lạnh đều có nút On/Off trên dàn lạnh. Bạn có thể sử dụng nút nguồn này để kích hoạt lại máy khi không có remote và cầu dao riêng. Cách này chỉ sử dụng tạm thời vì bạn không thể thay đổi được mức nhiệt mà chỉ sử dụng cố định được nhiệt độ đã cài trước đó.
Tùy theo loại máy mà các nhà sản xuất có cách đặt nút nguồn khác nhau:
Dưới đây là những lỗi mà chúng tôi tổng hợp được trong quá trình sử dụng mà nhiều khách hàng gặp phải:
Thông thường khi bạn nhấn nút chỉnh nhiệt hoặc chuyển sang các chế độ khác trên máy lạnh thì thường nghe thấy tiếng bíp. Tuy nhiên sau một thời gian bạn không nghe thấy âm thanh này nữa mặc dù màn hình vẫn được hiển thị, rất có thể bộ phận nằm phía trên điều khiển (mắt thần) gặp sự cố như bám bụi hoặc bị đen…
Màn hình của điều khiển thường có số nhiệt độ, các chức năng đang cài đặt. Nhưng một khi bạn không còn nhìn thấy được màn hình hiện lên rất có thể pin bên trong bị rỉ sét. Phần đầu của pin tiếp xúc kém dẫn đến bo mạch của remote và pin mất đi đường dẫn.
Một số dấu hiệu cho biết màn hình điều khiển chập chờn như:
Màn hình bị chập chờn cũng là lỗi phổ biến trên remote máy lạnh. Có thể là do bạn sơ ý làm rơi hoặc bị cấn. Điều này dẫn đến hiện tượng mạch bị hở hoặc các mạch bên trong bị lỗi gây ra trình trạng màn hình bị chập chờn. Ngoài ra, pin sử dụng lâu ngày cũng có thể làm màn hình remote máy lạnh chập chờn lúc hiện lúc không.
Một chiếc máy lạnh muốn được nhận tín hiệu từ điều khiển thì phải có tích hợp bộ phận nhận tín hiệu. Nếu board trên thân máy lạnh bị hỏng thì tín hiệu từ máy lạnh đến remote bị ngắt, dẫn đến remote không không kết nối được máy lạnh.
Nên sử dụng bao đựng chuyên dụng đi kèm thiết bị hoặc mua rời để hạn chế tối đa những tác động làm thay đổi cấu trúc hay phát sinh lỗi khi sử dụng.
Vệ sinh remote định kỹ để hạn chế bụi bẩn, nấm mốc bám lâu ngày gây ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị.
Bạn nên lấy pin ra ngoài để tránh việc pin để lâu ngày trong remote không sử dụng gây hỏng thiết bị.
Không nên thực hiện nhiều thao tác chức năng cùng một lúc bằng điều khiển. Điều này làm cho chức năng của máy lạnh dễ bị loạn.
Bạn nên sử dụng điều khiển để kích hoạt máy lạnh trong vòng 10m.
Điều khiển là sản phẩm tiêu tốn năng lượng thấp. Thông thường, tuổi thọ của pin dao động từ 6 đến 12 tháng. Nếu tuổi thọ của pin bị rút ngắn do sử dụng không đúng cách, bạn nên thay hai pin với nhau. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng vì tiết kiệm mà trộn lẫn pin cũ với pin mới của các loại khác nhau để tiếp tục sử dụng hoặc sử dụng 2 loại pin khác nhau để sử dụng là điều không nên.
Bạn không nên đánh, lắc, làm rơi hoặc cố gắng tháo rời bộ điều khiển.
Hạn chế để trong tầm tay trẻ em. Bởi các bé lầm tưởng điều khiển là đồ chơi nên sử dụng lung tung cũng là một điều cần lưu ý.
Trên đây là bài viết mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn về cách xử lý khi remote máy lạnh gặp sự cố. Cũng như các thiết bị điện khác, trong lúc chúng ta sử dụng remote cũng sẽ phát sinh các lỗi. Điều quan trọng là bạn phải xác định đúng nguyên nhân và vấn đề mà thiết bị đang gặp phải. Hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công nhé.