CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ SK

Sử dụng tủ bảo quản rau củ sao cho hiệu quả?

  • 18/11/2023
Bảo quản rau trong tủ lạnh nghe thì đơn giản nhưng nếu không cẩn thận thì rất dễ mắc phải thao tác sai. Nếu bạn muốn rau củ tươi lâu, không dập nát trong tủ, hãy xem cách sử dụng tủ bảo quản rau củ sao cho hiệu quả sắp được chia sẻ ngay sau đây.

Vai trò của tủ bảo quản rau củ

Hiện nay, cuộc sống bận rộn nên thói quen của những người nội trợ đã thay đổi. Thay vì dành thời gian đi chợ mỗi ngày, nhiều người chỉ dành ngày cuối tuần cho hoạt động này. Họ sẽ mua rất nhiều thực phẩm và phân loại, bảo quản cho cả tuần sử dụng. Để làm được như thế, hầu như gia đình nào cũng cần đến tủ lạnh, tủ mát để bảo quản rau củ.

Nhìn chung, thiết bị tủ bảo quản rau củ giúp người dùng:

  • Kéo dài thời gian sử dụng rau củ: Tủ tạo ra vùng không gian với những điều kiện đặc biệt khác với môi trường bên ngoài, giúp rau củ hạn chế sự hư hỏng, tươi đủ lâu để gia đình sử dụng trong suốt tuần.

  • Giữ lượng dinh dưỡng và độ tươi: Thời buổi hiện nay không thiếu thức ăn, nên chất lượng nguyên liệu được coi trọng hơn cả. Rau củ giữ được lâu đôi khi không ý nghĩa nếu lượng vitamin trong đó bị mất đi. Nhưng với tủ bảo quản rau củ, bạn sẽ yên tâm hơn vì rau giữ được vẻ tươi ngon và hương vị vốn có trong nhiều ngày.

  • Tiết kiệm thời gian: Có tủ bảo quản rau củ, bạn chỉ cần dành 1 buổi cho việc mua sắm thức ăn. Những ngày còn lại trong tuần, bạn được hoàn toàn tập trung cho những hoạt động khác, như là làm việc, chăm sóc gia đình, nghỉ ngơi… Nhờ đó, hiệu quả công việc tăng lên, giúp bạn tiết kiệm được nhiều công sức và chi phí hơn.

Vậy tủ bảo quản rau củ đã làm việc đó như thế nào? Cùng tìm hiểu xem rau củ sau khi đem về nhà sẽ trải qua những gì để khám phá nhé.

Sử dụng tủ bảo quản rau củ sao cho hiệu quả? - Tin tức

Điều gì xảy ra với rau củ quả trong thời gian bảo quản?

Sau khi thu hoạch, rau củ quả vẫn tiếp tục hô hấp, trao đổi chất dẫn đến thối rữa. Đó là bản chất của quá trình “lão hóa” tự nhiên, không thể ngăn cản. Do đó, nhiệm vụ chính của hoạt động bảo quản là làm chậm quá trình này. Trong tự nhiên, tốc độ “lão hóa” chịu ảnh hưởng đồng thời của 2 hiện tượng sau.

Quá trình chín tự nhiên

Đây là hoạt động sinh hóa diễn ra bên trong các tế bào rau củ quả. Chúng chuyển hóa đường và oxy thành khí carbonic, nước và nhiệt độ. Quá trình này diễn ra với cường độ càng cao, rau củ quả chính càng nhanh và càng sớm hư hỏng. Ở một số loại khoai, đậu, hạt như khoai tây, hoạt động trao đổi chất kích thích quá trình nảy mầm. Lúc này, thực phẩm sản sinh ra độc tố, không chỉ lượng dinh dưỡng cần cho cơ thể bị mất đi mà còn có thể gây hại.

Để kéo dài thời gian bảo quản, nhiệm vụ đầu tiên là kìm hãm hoạt động sinh hóa này, từ đó làm chậm tốc độ chín, phân hủy hay nảy mầm.

Quá trình nhiễm khuẩn

Cùng với quá trình chín bên trong là tác động phân hủy từ bên ngoài của các loại vi khuẩn. Vi khuẩn, nấm mốc có ở khắp nơi. Chúng bám vào rau củ quả, lấy đó làm thức ăn và đẩy nhanh quá trình thối rữa. Nơi nào có vi khuẩn càng nhiều, thực phẩm càng không giữ được lâu. Vậy, nhiệm vụ cần làm thứ 2 để tăng hiệu quả bảo quản là hạn chế lượng vi khuẩn tiếp xúc rau củ.

Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bảo quản rau củ?

Để thực hiện 2 nhiệm vụ trên, giải pháp của tủ bảo quản rau củ là kiểm soát các yếu tố sau tạo ra môi trường phù hợp.

Nhiệt độ môi trường

Nhiệt độ tác động mạnh đến tốc độ của quá trình sinh hóa, nên nó trở thành yếu tố quan trọng bậc nhất. Nhiệt độ càng cao thì phản ứng hô hấp của rau củ càng nhanh. Ngược lại, nhiệt độ thấp là tế bào chất co lại, tính thấm màng tế bào theo đó giảm đi và khả năng trao đổi chất bị chậm lại. Thêm vào đó, hoạt động của vi khuẩn cũng bị ức chế khi nhiệt độ giảm đi.

Độ ẩm môi trường

Độ ẩm xuống thấp sẽ kích thích cho rau củ hô hấp mạnh hơn. Điều này khiến chúng mất nước và nhanh héo rũ. Tình trạng héo làm lớp vỏ ngoài suy yếu, giảm khả năng chống chọi trước sự tấn công của vi khuẩn. Nhưng ở chiều ngược lại, độ ẩm cao tuy hạn chế rau hô hấp và mất nước, thì lại tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi. Trước sự tấn công mạnh mẽ ấy, rau củ cũng sẽ nhanh chóng hư hỏng.

Do đó, tủ bảo quản duy trì độ ẩm ở mức cân bằng cho đến hơi thấp một chút. Để tốt hơn, bạn có thể dùng túi nylon, màng bọc thực phẩm hoặc hộp kín để hạn chế sự mất nước tự nhiên.

Bản chất không khí

Đã nói về hô hấp thì đương nhiên phải xét đến các thành phần trong không khí. Không khí chứa hàm lượng Oxy cao thì hô hấp dễ dàng, thiếu Oxy thì quá trình trao đổi chất bị ngưng lại. Không khí chứa nhiều CO2 thì ức chế hô hấp và hoạt động vi sinh vật.

Ngoài ra, quanh các loại rau quả còn có thể xuất hiện lượng khí ethylene. Đây là chất khí không màu, không vị, được chính các loại rau quả sản sinh ra một cách tự nhiên. Chất khí này cũng thúc đẩy quá trình chính diễn ra nhanh hơn. Các loại rau quả khác nhau sẽ có mức nhạy cảm khác nhau với ethylene. Nên tốt hơn là bạn phân loại rau củ khi bảo quản.

Sử dụng tủ bảo quản rau củ sao cho hiệu quả? - Tin tức

Cách sử dụng tủ bảo quản rau củ sao cho hiệu quả

Vậy để tăng hiệu quả bảo quản, chính tôi gợi ý những cách sử dụng tủ bảo quản rau củ đúng như sau:

Loại bỏ phần rau củ hư hỏng

Phần rau quả càng chín (chuyển sang hư hỏng) là nơi sản sinh nhiều ethylene nhất. Nên nếu muốn ức chế tốc độ chín, bạn hãy lặt bỏ những phần hư hỏng, chín mềm, chuyển màu này trước khi cất vào tủ. Như vậy sẽ hạn chế vùng hư lây lan sang những bộ phận/loại rau quả xung quanh.

Không rửa hoặc làm ướt rau củ

Như đã nói, độ ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc làm tăng tốc độ thối rữa. Nên bạn đừng nên rửa rau trước khi cất. Nếu rau bị dính nước hoặc bắt buộc cần rửa, bạn hãy để rau thật ráo nước trước khi cho vào tủ. Bạn có thể dùng khăn giấy thấm nước để làm khô rau quả nhanh hơn. Các loại thực phẩm khác như thịt cá cũng cần làm ráo tương tự, tránh để chảy nước sang ngăn đựng rau.

Phân loại rau củ hợp lý

Việc này nhằm làm giảm ảnh hưởng của khí ethylene. Các loại rau quả khác nhau trong tủ sẽ có thời điểm chín và khả năng hấp thụ khí khác nhau. Ví dụ:

  • Rau quả sinh nhiều ethylene bao gồm: táo, đu đủ, bơ, chuối, cà chua.
  • Rau quả háo ethylene bao gồm: Bông cải xanh, rau diếp, dưa chuột, cà tím, ớt, chanh, cà rốt, đậu Hà Lan, khoai tây.

Nếu để rau quả lẫn lộn, loại sinh nhiều ethylene sẽ càng khiến loại háo ethylene chín và chuyển hỏng nhanh hơn, từ đó càng tạo thêm nhiều ethylene hơn. Thay vào đó, bạn hãy gói riêng từng loại vào các túi.hộp khác nhau.

Cân nhắc khi cắt nhỏ rau củ

Các vết cắt khiến dịch tế bào bị phơi ra không khí. Điều này không chỉ làm lượng dinh dưỡng bị oxy hóa và mất đi nhanh chóng, mà còn khiến vi khuẩn xâm nhập dễ dàng. do đó, bạn không nên cắt nhỏ rau khi bảo quản trong tủ lạnh. Chỉ nên cắt các loại rau củ nhất định cho mục đích trữ đông lâu như cà rốt, đậu. Nhưng trong trường hợp này, bạn cũng cần thao tác đúng cách để tránh bị nhiễm khuẩn.

Sử dụng túi hộp để phân loại rau củ

Hãy sử dụng màng bọc thực phẩm, túi nhựa, hộp nhựa để phân loại, bảo quản rau củ. Cách này hạn chế lượng không khí dùng cho quá trình hô hấp, hạn chế thất thoát độ ẩm và tiếp xúc vi khuẩn. Thêm nữa, nó cũng giúp các loại rau quả khác nhau không bị ảnh hưởng bởi lượng khí ethylene và mùi vị của nhau. Để tăng hiệu quả, bạn lên lót một lớp giấy bên trong để hút ẩm.

Lưu ý thời gian bảo quản

Dù tủ giúp kéo dài thời gian bảo quản nhưng cũng không thể chặn đứng quá trình chín và phân hủy tự nhiên. Nên bạn chắc chắn phải sử dụng trong khoảng 3-7 ngày. Hãy thường xuyên thăm chừng tình trạng các loại rau củ để quyết định loại này phải xử lý ngay, loại nào có thể giữ tiếp.

Một số lưu ý để tủ bảo quản rau củ hoạt động ổn định

Nếu bên trên là các mẹo xử lý rau quả khi bảo quản trong tủ thì tiếp theo sẽ là những lưu ý để giúp bảo vệ hiệu suất hoạt động của tủ bảo quản rau quả.

Khởi động tủ bảo quản rau củ đúng cách

Khi đem tủ về nhà bạn không nên cứ thế mà cắm điện và xếp thực phẩm vào ngay. Thay vào đó, hãy bắt đầu sử dụng theo các bước như sau:

  • Đặt tủ vào vị trí của nó và lắp ráp các ngăn kệ, sau đó mở cửa tủ và để yên đó trong khoảng 2 giờ.

  • Đóng cửa tủ, cắm điện và cho tủ chạy không tải trong khoảng 1-2 giờ nữa để tản đều hơi lạnh.

  • Bắt đầu xếp thực phẩm vào trong và sử dụng bình thường.

Sử dụng tủ bảo quản rau củ sao cho hiệu quả? - Tin tức

Cài đặt nhiệt độ thích hợp

Nhiệt độ thấp tuy làm chậm quá trình phân hủy nhưng cũng có thể gây chín lạnh, ảnh hưởng đến hương vị và thất thoát dinh dưỡng. Bạn không nên lạm dụng mà hãy cài đặt nhiệt độ phù hợp với các loại rau quả bên trong. Bạn có thể tham khảo mức nhiệt độ tối ưu cho từng loại rau quả trên mạng, hoặc cài đặt mức trung bình từ 2-7oC. Trong quá trình sử dụng, hãy hạn chế đóng mở tủ để môi trường lạnh bên trong được giữ ổn định.

Vệ sinh tủ bảo quản rau củ định kỳ

Việc này là cần thiết để tránh nhiễm khuẩn chéo và lẫn mùi bên trong tủ. Nhưng ngoài ra, việc giữ sạch tủ còn giúp đảm bảo các cửa thoát gió không bị cản trở. Có như vậy, công suất làm lạnh của tủ mới được phát huy đúng mức thiết kế.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về cách sử dụng tủ bảo quản rau củ. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp công việc nội trợ của bạn được hiệu quả và nhẹ nhàng hơn.

 
Hỗ trợ khách hàng
Bài viết khác
zalo-img.png