Tủ mát là thiết bị phải vận hành thường xuyên cả ngày lẫn đêm và hầu như rất ít để có thời gian nghỉ (trừ tủ có chế độ tự động ngắt). Vì vậy, khi dùng nhiều người rất quan tâm cách sử dụng tủ mát thế nào cho hiệu quả và tiết kiệm điện năng.
Dưới đây là một số mẹo trong quá trình sử dụng tủ mát mà bạn cần biết để áp dụng:
Cũng giống như các thiết bị điện lạnh khác, tủ mát không phải muốn tùy ý đặt chỗ nào cũng được. Khi bạn đặt sai vị trí thì tủ vừa tốn điện mà còn giảm tuổi thọ của tủ. Thậm chí, nếu bạn buôn bán thì khách hàng đôi khi không để ý đến bạn có bán những mặt hàng họ đang cần. Nên đặt tủ mát sao cho thích hợp nhất là tiêu chí quan trọng đầu tiên mà Sumikura muốn bạn quan tâm nhiều hơn.
Tủ mát nên được đặt ở những vị trí bằng phẳng, dễ cho khách hàng ra vào nhìn thấy, nên đặt cách tường và các vật dụng xung quanh ít nhất 20cm. Bạn cần tránh những chỗ có ánh nắng trực tiếp chiếu vào, khu vực gần bếp gas, bếp điện, nơi dễ cháy nổ và ẩm ướt cũng như không che hay đặt bất cứ vật nặng gì lên đầu tủ mát.
Khi nhiệt độ bên ngoài cao, nhiệt lượng truyền vào tủ càng nhiều, càng tản nhiệt chậm dẫn đến điện cần sử dụng nhiều hơn so với bình thường. Chính vì thế, bạn nên để tủ mát vào chỗ thông gió, thoáng mát tránh hao mòn điện năng không cần thiết đồng thời bảo quản tủ đúng cách, hợp lý, an toàn cho người dùng.
Khi cắm điện để sử dụng lần đầu, bạn cần điều chỉnh nhiệt độ ở mức lớn nhất trong vòng 2-3 tiếng. Sau đó, bạn hãy điều chỉnh về vị trí đúng với nhu cầu. Tiếp theo, bạn cho thực phẩm vào tủ như bình thường là được.
Các thực phẩm cần trưng bày và bảo quản khá đa dạng như: bia, nước ngọt, sữa và sản phẩm từ sữa, kem, trái cây nhập, thịt cá sơ chế bán ra trong ngày…Và mỗi loại thực phẩm đồ uống đều có mức nhiệt riêng:
Tủ mát có dải nhiệt độ dao động từ 0 đến 10 độ C. Vì vậy, bạn mua tủ mát và muốn bỏ tất cả các thực phẩm vào bên trong thì bạn cần nhớ các dải nhiệt độ nào thích hợp với loại thức ăn để sắp xếp cho thật khoa học.
Ví dụ: với 1-2 khay kệ dưới cùng của tủ mát bạn sắp thịt nguội, xúc xích, chả giò, thịt, cá đã sơ chế và bán trong ngày hoặc kem, sữa chua… Còn kệ dưới cùng nóc tủ bạn có thể xếp trái cây, bia, sữa, nước ngọt... cho 2-3 khay.
Cách tốt nhất, bạn nên cho tủ chạy rodai trước ít nhất 2 tiếng để tủ khởi động ổn định rồi mới bỏ thực phẩm vào. Như vậy, bạn giúp tủ không phải làm việc quá sức vừa giúp thực phẩm cần bảo quản được làm mát nhanh hơn.
Để đảm bảo điện năng vận hành ổn định, đủ tải cho tủ mát đồng thời hạn chế chập cháy, bạn nên dùng ổ cắm điện riêng cho tủ mát. Bạn tuyệt đối không cắm tủ mát chung với bất cứ thiết bị tiêu thụ điện nào khác.
Nếu bạn mới mua tủ mát thì sau khi vận chuyển bạn tuyệt đối không được cắm điện liền. Bởi quá trình vận chuyển có thể làm khí gas trong tủ xao động. Do đó, bạn cần để tủ mát ổn định tại nơi đặt trong vòng khoảng 2 tiếng đồng hồ rồi mới cắm điện.
Tuổi thọ của một chiếc tủ mát phụ thuộc phần nhiều vào cách người dùng sử dụng tủ mát. Do vây, khi dùng tủ mát đựng rau củ quả, người dùng cần chú ý để tránh mắc phải những sai lầm đơn giản. Người dùng không để trống nhiều diện tích hoặc quá nhiều thức ăn, thay vào đó nên bảo quản 1 lượng thức ăn vừa đủ.
Khi tủ mát quá đầy thực phẩm cộng thêm người dùng nhồi nhét, hiệu suất làm lạnh sẽ giảm, ảnh hưởng đến chất lượng rau củ quả. Ngược lại, tủ quá trống làm hao phí điện năng. Nếu bạn có số lượng hàng hóa ít, bạn có thể sử dụng hộp xốp nhỏ đều vào các khoảng trống khác có trong tủ. Do hộp xốp không hút lạnh nên sẽ góp phần giúp quá trình bảo quản thực phẩm được tốt hơn mà không gây tiêu thụ điện năng. Tốt nhất bạn nên đảm bảo số lượng thực phẩm trong tủ khoảng 75% thể tích khoang chứa là tốt nhất.
Tủ mát có quạt che gió thì bạn cần tránh để thực phẩm che kín vị trí này. Nếu như bạn che kín nó thì sẽ làm giảm hiệu suất làm lạnh của tủ mát, dễ hao mòn và tổn thất điện năng.
Thực phẩm trước khi cho vào tủ mát phải để nguội hoàn toàn. Nếu bạn để lẫn cả đồ sống và đồ chín trong tủ, cần có hộp kín cho mỗi loại thực phẩm để tránh nhiễm mùi lẫn nhau. Các loại thực phẩm tươi sống khi cho vào hộp khách hàng nên sử dụng hộp inox thay cho hộp nhựa vì kim loại có khả năng dẫn lạnh cao hơn nhựa nên làm lạnh nhanh hơn, ít hao điện.
Khi sử dụng tủ mát thì bạn cần phải thường xuyên vệ sinh tủ mát tầm 2-3 tháng một lần để vi khuẩn, nấm mốc không có cơ hội để phát triển. Bạn luôn luôn rút dây nguồn ra khỏi ổ điện trước khi vệ sinh sản phẩm.
Hơn nữa, bạn cần lau chùi bên trong và ngoài tủ để đảm bảo khả năng tản nhiệt của dàn nóng và phần rìa cao su cửa tủ. Chúng ta cũng phải kiểm tra kỹ càng dây điện của tủ có bị côn trùng phá hoại cũng như tác nhân bên ngoài làm ảnh hưởng đến. Điều này giúp cho chúng ta hạn chế được nguy cơ chập cháy điện.
Không nên đóng, mở cửa quá nhiều lần hoặc đóng không kín cửa. Khi mở cửa, bạn cần lấy thực nhanh và nhanh chóng đóng cửa tủ lại để hạn chế thất thoát nhiệt khiến tủ phải hoạt động nhiều gây tốn điện năng.
Khi sử dụng tủ mát không đúng cách, tủ mát dễ dàng gặp những hiện tượng sau đây:
Tủ đời quá cũ hoặc block máy bị hỏng, quạt dàn lạnh bị hư… gây ra tiếng ồn to và khó chịu cho người dùng. Tuy nhiên, các sản phẩm hiện đại ngày nay đều khắc phục được lỗi này.
Dấu hiệu để nhận biết hiện tượng này thường là sau một thời gian tình trạng tủ ngừng hoạt động một lúc, sau đó mới vận hành lại. Tuy nhiên, có một số tủ mát có cơ chế tự động ngắt như một cơ chế hoạt động bình thường. Vì vậy, đây có phải lỗi hay không cũng cần xem xét lại.
Vấn đề này xảy ra khi mạch điện của tủ mát gặp sự cố. Lúc này, tủ mát không có đủ nhiệt độ để cân bằng khiến cho tủ bị chảy nước và gây ảnh hưởng đến quá trình bảo quản thực phẩm.
Rơ le bị hỏng làm cho đèn của tủ mát vẫn sáng nhưng tủ không hoạt động.
Hầu như tủ mát không thể bị đóng tuyết, tủ nhà bạn xuất hiện vấn đề này có thể do bạn đặt thức ăn sát dàn lạnh và chỉnh nhiệt độ quá thấp.
Tủ mở quá lâu, block máy nén bị hư hỏng, hết gas, thiếu gas…là nguyên nhân gây nên tình trạng này.
Thói quen đóng cửa tủ không kín, đặt thực phẩm quá nóng vào tủ, độ ẩm không khí cao…dẫn đến lỗi này. Bạn chỉ cần lau khô cũng chỗ bị đọng nước là được.
Tủ mát bảo quản được thực phẩm từ sống, tái đến chín. Tuy nhiên, bạn cũng cần cân nhắc số lượng thức ăn sống. Nếu số lượng đồ sống quá nhiều thì tủ không thể cung cấp độ lạnh để bảo quản chúng, tình trạng hư hỏng và ám mùi tanh khó chịu.
Nếu bạn không bảo quản cũng như sử dụng đúng cách để kịp thời phát hiện vấn đề mà tủ gặp phải thì dẫn đến những tác hại nghiêm trọng như sau:
Thực phẩm không được bảo quản tốt sẽ dẫn đến hư hỏng và bạn sẽ phải tốn thêm tiền để mua mới.
Bên cạnh vấn đề tủ làm lãng phí điện năng thì khả năng vận hành để bảo quản thực phẩm cũng kém, không đáp ứng được nhu cầu của người dùng.
Đây là hậu quả nghiêm trọng nhất nếu bạn không kịp thời phát hiện và khắc phục thì tuổi thọ của tủ bị rút ngắn lại một cách đáng kể.
Những lỗi này là chúng tôi tổng hợp lại, chắc chắn trong lúc dùng sẽ xuất hiện thêm những lỗi khác ít gặp hơn. Do đó, bạn cần biết cách sử dụng để hạn chế nhất có thể những tình huống này.
Biện pháp tốt nhất khi gặp những lỗi trên bạn cần nhanh chóng chọn những nơi có dịch vụ sửa chữa uy tín và chăm sóc khách hàng chất lượng. Đặc biệt, bạn không có kiến thức chuyên môn thì không không nên tự ý sửa chữa tại nhà để bảo vệ an toàn cho thiết bị và bản thân.
Trên đây là những cách sử dụng tủ mát mà Sumikura muốn giới thiệu đến với tất cả khách hàng. Hy vọng bạn có thể nắm được và sẽ áp dụng thành công với thiết bị của mình. Nếu có thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé.