Tại sao cần phải vệ sinh tủ đông?

  • 06/04/2023
Tủ đông được sử dụng để dự trữ số lượng lớn thực phẩm vậy nên đây là sản phẩm luôn cần phải vệ sinh đúng cách để bảo đảm hiệu quả sử dụng và an toàn thực phẩm. Do đó, bạn hãy tham khảo bài viết này để tìm hiểu các phương pháp vệ sinh tủ đông hiệu quả nhé.

Phương pháp vệ sinh tủ đông tại nhà đúng cách, đơn giản là phương án được rất nhiều người dùng quan tâm. Một phần nhờ vào vệ sinh đúng cách giúp cho không khí trong tủ lưu thông tốt hơn mà còn giúp thực phẩm khi đang lưu trữ không bị ám mùi hay tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh. Dưới đây là những hướng dẫn của Sumikura để vệ sinh tủ đông đúng cách.

Tại sao cần phải vệ sinh tủ đông?

Tủ đông là thiết bị điện lạnh trực tiếp giúp cho người tiêu dùng dự trữ thực phẩm trong thời gian dài. Tuy nhiên, nó lại là một thiết bị rất ít khi được mọi người để ý đến việc lau chùi, đặc biệt là các ngăn bên trong. Bởi thời gian vận hành của tủ đông gần như 24/24. Cho nên nhiều người dùng thấy bất tiện khi vệ sinh. Nhưng thực tế thì đây là một việc làm cực kì cần thiết và quan trọng. 

Khi tủ đông không được lau chùi thường xuyên và đúng cách mang đến những vấn đề gây hại đáng kể. Hơn nữa, điều kiện lạnh và không sạch sẽ tạo sự thuận lợi để các loại vi khuẩn ở trong thực phẩm phát sinh. Các loại nấm mốc cũng xuất hiện nhiều trong các đồ ăn, thức uống đang được bảo quản trong tủ đông. Việc này cũng làm tăng các nguy cơ mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa hay ngộ độc thực phẩm khi người dùng ăn phải các món ăn để lâu trong tủ đông. Đặc biệt là khi tủ đông không được vệ sinh và bảo quản một cách kĩ càng.

Vì vậy, không khí hay các bề mặt tủ cần đảm bảo độ sạch sẽ, thoáng mát để hạn chế tối đa trình trạng vi khuẩn gây bệnh ký sinh lên đồ ăn. Do đó, vệ sinh tủ đông thường xuyên, định kỳ từ 2 đến 3 tháng 1 lần là điều hoàn toàn cần thiết với mỗi gia đình.

Ngoài ra, số lần vệ sinh tủ đông còn phụ thuộc vào tần suất sử dụng của thiết bị cũng như lượng bụi bám vào, đóng tuyết của thiết bị ra sao. Điều này sẽ giúp cho tủ đông của bạn hạn chế tối đa tình trạng hao điện quá mức, hiệu quả làm lạnh và giảm khả năng chứa đồ của tủ. Cũng như lượng tuyết đóng dày gây chiếm diện tích chứa đồ bên trong tủ.

Tại sao cần phải vệ sinh tủ đông? - Tin tức

Cách vệ sinh tủ đông đúng cách

Để đảm bảo chất lượng thực phẩm cũng như để kéo dài tuổi thọ của tủ đông thì cách vệ sinh là một yếu tố người dùng cần để ý. Sau đây là những bước vệ sinh tủ đông hiệu quả mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn.

Ngắt nguồn điện rồi rút nguồn ra khỏi ổ cắm

Việc đầu tiên chúng ta cần làm là rút dây cắm ra khỏi nguồn điện.  Đây là bước quan trọng nhất để bảo đảm an toàn tuyệt đối trong quá trình vệ sinh tủ đông. Sau đó, bạn mở cửa tủ đông ra để máy có thể xả hết hơi lạnh. Việc này giúp bạn đảm bảo rằng điện không bị rò rỉ - một yếu tố rất dễ nguy hiểm khi vệ sinh đồ điện tử. Do đó, bạn hãy kiểm tra thật kỹ các hệ thống cắm điện của tủ đông trước khi vệ sinh nhé.

Tháo kính và lấy tất cả nguồn thực phẩm ra khỏi tủ

Trong bước này, bạn hãy bỏ hết tất cả thực phẩm đang có trong tủ đông ra ngoài. Cũng chính ở bước này các bạn có thể kiểm tra để bỏ những thức ăn đã hết hạn sử dụng hoặc thực phẩm bị hư thối hay là những thức ăn không dùng đến, cần phải bỏ đi. Sau khi đã dọn hết các thực phẩm bên trong tủ thì hãy tháo các ngăn cửa kính, khay, giỏ (nếu có) của tủ đông ra bên ngoài cho vào bồn rửa hòa với một ít xà phòng loãng và rửa thật sạch.

Xả tuyết bên trong tủ đông đối với những loại tủ có quạt gió hoặc có dàn lạnh

Lúc này, bạn cần tháo lỗ thoát nước bên trong tủ. Sau đó, bạn đưa ra lựa chọn 1 trong các cách sau đây để làm vỡ tuyết của tủ đông:

  • Mở nắp tủ và để tuyết tan tự nhiên.
  • Dùng máy sấy tóc: cẩn thận không sấy quá nóng vào dàn ống xoắn hoặc thành tủ đông.
  • Dụng cụ cạy tuyết tủ đông chuyên dụng. Bạn hạn chế dùng vật nhọn hay mũi dao để cạy các mảng tuyết dày.
  • Dùng quạt: quạt máy thông thường có thể giúp không khí ấm thổi vào ngăn đông. Tuy nhiên điều này chỉ có tác dụng khi không khí trong nhà bạn đủ ấm.

Tháo gỡ các kệ bày và giỏ hàng rồi vệ sinh tủ đông

Tiếp theo, bạn tháo tất cả các kệ và giỏ đựng bên trong tủ (có thể tháo được) ra bên ngoài để có thể vệ sinh tủ đông một cách dễ dàng hơn. Sau đó hãy vệ sinh các kệ, giỏ hàng thật sạch với xà phòng và để khô ráo. Tuy nhiên, bạn chỉ cần dùng khăn mềm và lau chùi một cách cẩn thận chiếc tủ của bạn sẽ sạch sẽ lại ngay.

Thông tắc các lỗ thoát nước thải của tủ

Tủ đông thường có lỗ xả nước ra bên ngoài, nên khi bạn để ý thấy nước còn đọng lại hay lỗ thoát nước quá bẩn thì các bạn có thể tháo ra và vệ sinh để tránh bị tắc lại. Bởi đây là nguyên nhân gây đóng tuyết cho nên bạn hãy chú ý ở bước này nhé.

Cách vệ sinh tủ đông phía bên trong lòng tủ

Tiếp theo, chúng ta cần vệ sinh bên trong lòng tủ đông. Bởi đây là nơi ẩm ướt, nếu như bạn dùng một chiếc khăn ướt có thể làm vết bẩn lan rộng ra hơn. Do đó, cách tốt nhất đó chính là các bạn hãy sử dụng một chiếc khăn khô và kèm với một chút giấm pha loãng với nước ấm để việc vệ sinh tủ có hiệu quả hơn.

Tại sao cần phải vệ sinh tủ đông? - Tin tức

Cách vệ sinh tủ đông phía bên ngoài tủ

Bên ngoài của tủ cũng cần phải vê sinh một cách chỉn chu. Sau khi đã lau chùi các bộ phận ở bên trong tủ, chúng ta tiến hành làm sạch bên ngoài nắp tủ. Đối với một số tủ đông thì bạn chỉ cần dùng khăn ướt lau nhẹ qua sau đó lau khô lại lần nữa là xong. 

Cách vệ sinh tủ đông khu vực cánh cửa tủ

Đối với bộ phận này, bạn cần chú ý vệ sinh thật kỹ ở phần đệm cao su ở cánh cửa. Đặc biệt là phần đệm cửa. Bởi đây là nơi thường đọng nước và có cặn bẩn. Còn bên ngoài bề mặt cánh tủ thì bạn chỉ cần một chiếc khăn ướt mềm lau kĩ sau đó lau khô lại.

Lau chùi toàn bộ tủ đông thêm một lần nữa

Để đảm bảo rằng tủ đông đã được lau chùi sạch sẽ thì bạn nên kiểm tra lại thêm một lần nữa và lau chùi toàn bộ thêm một phần nữa. Sau đó, bạn nên lau lại bằng khăn khô để loại bỏ độ ẩm từ bên trong. Điều này sẽ ngăn tuyết được hình thành nhanh.

Lắp đặt lại tủ và cho thực phẩm vào bên trong

Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ toàn bộ tủ đông, chúng ta cần tiến hành sắp xếp lại các kệ đã rửa và để khô nước vào bên trong. Tiếp theo, hãy xếp thực phẩm thật ngay ngắn vào bên trong tủ đông.

Kiểm tra lại máy sau khi khi vệ sinh

Sau khi hoàn tất quá trình, bạn cần kiểm tra thật kỹ các dây nguồn của thiết bị đã được kết nối chắc chắn vào ổ điện hay chưa. Trường hợp phích cắm bị vặn, xoáy hay hư hỏng gì thì bạn cần có biện pháp khắc phục ngay lập tức.

Tại sao cần phải vệ sinh tủ đông? - Tin tức

Tần suất vệ sinh tủ đông như thế nào cho hợp lý?

Khi tủ đông được bảo dưỡng tốt kết hợp với tần suất vệ sinh hợp lý sẽ đảm bảo được hiệu quả vốn có của tủ đông mang đến cho người dùng. Điều này cũng giúp lượng điện tiêu thụ của sản phẩm ít hơn và tuổi thọ của tủ cũng bị được nâng cao một cách đáng kể.

Theo nhiều chia sẻ từ chuyên gia trong lĩnh vực điện lạnh, việc vệ sinh tủ phù hợp nhất là khoảng 1 tháng 1 lần đối với tủ đông tại nhà hàng, khách sạn. Đây cũng là thời điểm mà các lớp tuyết đóng dày khoảng 4-5mm. Đối với các tủ đông dành cho gia đình thì có thể vệ sinh 2-3 tháng 1 lần. 

Những lưu ý khi vệ sinh tủ đông

Để áp dụng những cách vệ sinh tủ đông hiệu quả nhất, bạn cũng cần chú ý đến những yếu tố sau:

Thời gian bỏ đông phù hợp đối với các thực phẩm

Bạn không nên bảo quản nhiều loại thực phẩm có nhiệt độ đông khác nhau trong cùng một ngăn. Mỗi loại thực phẩm có một nhiệt độ đông khác nhau. Vì thế, khi bạn dữ trữ trong cùng một ngăn thì đối với thực phẩm được đông lạnh/làm mát đúng nhiệt độ như cài đặt thì sẽ kéo dài được thời gian, thực phẩm không đúng nhiệt độ cài đặt nhanh chóng bị hỏng ảnh hưởng sang các loại khác có trong tủ đông.

Nếu bạn có nhu cầu cần dự trữ thực phẩm có nhiệt độ cấp đông khác nhau trên một ngăn thì nên cho thực phẩm có nhiệt độ đông cao vào bên trong, sau đó mới cho các thực phẩm có nhiệt độ đông thấp hơn vào sau. Hoặc bạn có thể tạo vách ngăn bằng miếng xốp để ngăn giữa các thực phẩm với nhau. Nhưng lưu ý nên dùng chất liệu xốp chứ không được dùng nhựa vì xốp không dẫn nhiệt còn nhựa và các chất liệu khác thì vẫn dẫn nhiệt.

Điều chỉnh nhiệt độ tủ phù hợp

Khi cần trữ đông thực phẩm không nhiều, bạn nên cài đặt nhiệt độ lạnh ở mức trung bình hoặc thấp để tiết kiệm điện năng. Và ngược lại khi bảo quản quá nhiều thực phẩm bạn nên để ở mức nhiệt độ cao.

Sắp xếp thực phẩm hợp lý

Trong trường hợp bạn cần phải trữ lạnh nhiều thực phẩm, khi sắp xếp thức ăn cho vào tủ thì bạn cần chú ý không xếp chúng quá khít nhau để hơi lạnh có thể lan tỏa đều, làm lạnh cho tất cả chúng. Nếu tủ nhà bạn là tủ có quạt gió thì không nên xếp thực phẩm che kín quạt gió sẽ làm giảm hiệu suất làm lạnh và hao điện hơn. Và đặc biệt để làm lạnh nhanh, người dùng nên để thực phẩm vào hộp inox thay cho hộp nhựa vì kim loại dẫn nhiệt tốt hơn.

Vệ sinh tủ thường xuyên và hạn chế mở tủ ra quá lâu

Bạn nên chú ý vệ sinh tủ đông thường xuyên để vi khuẩn, nấm mốc không có điều kiện để phát triển và cần xả tuyết cho tủ nhằm làm sạch dàn lạnh nâng cao hiệu suất, tuổi thọ của tủ. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh mở tủ ra quá nhiều, chỉ thực sự cần thiết mới mở tủ như cho thức ăn vào, lấy thực phẩm ra, lau dọn vệ sinh tủ.

Lời kết

Trên đây là những bước làm sạch tủ đông cũng như lý do tại sao phải làm sạch chúng một cách chi tiết, dễ làm tại nhà hiệu quả nhất mà Sumikura đã tổng hợp lại cho bạn. Đừng quên cho thiết bị điện lạnh của nhà mình được vệ sinh một cách định kỳ, thường xuyên để giúp gia tăng tuổi thọ cho tủ đông cũng như công việc bảo quản thực phẩm trở nên dễ dàng hơn.

Hỗ trợ khách hàng
Bài viết khác
zalo-img.png