Cục nóng điều hòa là một phần không thể thiếu trong hệ thống điều hòa không khí. Nó được lắp đặt bên ngoài ngôi nhà và kết nối với phần được lắp đặt bên trong bởi ống đồng. Chính vì không thường xuất hiện trong tầm mắt, nhiều người không hề biết đến sự tồn tại của bộ phận này. Tuy nhiên, không hệ thống điều hòa nào mà lại không có cục nóng. Vậy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về cục nóng nhé.
Cục nóng điều hòa còn được gọi bằng một số cái tên khác như dàn nóng, khối ngoài trời. Đây là phần chứa đựng nhiều bộ phận cấu thành quan trọng của điều hòa. Nhìn bên ngoài, bạn chỉ thấy cục nóng là một chiếc hộp kim loại bao phủ một chiếc quạt lớn. Nhưng khi mở lớp vỏ máy ra, bên trong dàn nóng sẽ có các chi tiết là:
Dàn tản nhiệt, còn gọi là dàn ngưng. Đây là cụm linh kiện có kích thước lớn nhất trong cục nóng. Nó bao gồm ống đồng và lá tản nhiệt. Ống đồng chứa dung môi (gas lạnh), được đặt xuyên qua những lá tản nhiệt (bằng nhôm hoặc đồng) ghép liên tiếp với nhau.
Block, còn gọi là lốc, máy nén hoặc compressor. Đây chính là nơi nén áp suất để gas lạnh hóa lỏng, hạ thấp nhiệt độ để sẵn sàng cho chu trình làm mát tiếp theo.
Quạt cục nóng và động cơ quạt, cũng là bộ phận bạn quan sát được rõ nhất. Quạt giúp đẩy khí nóng ra bên ngoài, cân bằng nhiệt độ cho hệ thống.
Cáp
Tụ kích block tạo lực đẩy để luân chuyển dòng gas điều hòa khi nhận được điện năng, giúp máy nén khởi động.
Đầu co ống đồng để kết nối với cục lạnh
Van đảo chiều, chi tiết này chỉ có ở những máy điều hòa 2 chiều, vừa làm lạnh, vừa sưởi ấm.
Bo mạch là bộ phận chỉ có trong máy điều hòa biến tần inverter
Vỏ bảo vệ là khung kim loại để bao bọc toàn bộ linh kiện kể trên. Chính vì thế, nó thường được sơn tĩnh điện kỹ lưỡng để tăng độ bền trước tác động bào mòn của ngoại cảnh.
Cục nóng điều hòa lắp đặt bên ngoài phòng, làm nhiệm vụ xả thải hơi nóng bên trong ra bên ngoài. Nhờ có cục nóng, hệ thống được duy trì ổn định ở trạng thái nhiệt cân bằng, giúp điều hòa làm tốt chức năng làm mát không không gian sống của người dùng.
Có thể thấy, cục nóng là 1 trong 2 mô đun chính. Như vậy, nếu hoạt động của cục nóng có xảy ra bất thường, chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến toàn bộ thiết bị và trải nghiệm của con người.
Cách thức hoạt động
Khi nhận được tín hiệu khởi động, compressor sẽ hoạt động, tăng áp suất và kết hợp với ống đồng có thiết kế giảm tiết diện đột ngột để hóa lỏng gas điều hòa. Việc chuyển đổi trạng thái này còn khiến gas bị giảm nhiệt độ, sinh ra hơi lạnh khi được dẫn đến dàn lạnh (trong phòng). Ở đây, nguyên lý cân bằng nhiệt khiến căn phòng được làm mát, gas hấp thu mức nhiệt cao, nóng lên khi rời khỏi dàn lạnh và quay về dàn nóng.
Ở đây, để chu trình hóa lỏng gas được hiệu quả hơn, ống đồng dẫn gas cần được uốn cong thành nhiều lớp và chạy xuyên qua các lá tản nhiệt. Trong quá trình đi qua dàn tản nhiệt này, hơi nóng bị đuổi ra ngoài cùng với sự hỗ trợ của quạt. Chính vì thế khi điều hòa hoạt động, bạn đứng gần cục nóng điều hòa sẽ cảm nhận được luồng gió thổi ra rất nóng và khô. Hơi nóng bị đuổi đi càng nhiều, gas sau khi hóa lỏng sẽ càng sản sinh được nhiều hơi lạnh, giúp căn phòng bên trong mát mẻ nhanh chóng. Chu trình này lặp đi lặp lại để căn phòng đạt được mức nhiệt độ cài đặt.
Từ nguyên lý hoạt động kể trên, nếu tinh ý, bạn sẽ hiểu ngay ra vấn đề. Cục nóng cần hoạt động đến khi phòng mát lạnh như ý người dùng. Nhưng sau đó thì sao? Trên thực tế, có 2 loại điều hòa duy trì nhiệt theo 2 cách khác nhau.
Thứ nhất là điều hòa Inverter có khả năng thay đổi tần số hoạt động. Để giữ mức nhiệt cài đặt, loại điều hòa này sẽ hạ tần số xuống mức thấp vừa đủ để đối phó với sức nóng tự nhiên. Có thể hiểu là tốc độ vận hành của cục nóng thay đổi, nhưng trạng thái hoạt động thì luôn cố định.
Thứ hai là điều hòa On/Off sẽ ngừng chạy cục nóng khi phòng mát lạnh đạt yêu cầu. Đến khi hơi lạnh bị thất thoát, phòng nóng lên đến ngưỡng giới hạn, máy sẽ phát tín hiệu để cục nóng vận hành trở lại.
Như vậy, nếu điều hòa nhà bạn là loại On/Off, đừng vội lo lắng khi thấy cục nóng điều hòa không chạy. Nếu điều quan trọng là phòng vẫn mát lạnh thì rất có thể lúc đó cục nóng chỉ đang đi vào giai đoạn nghỉ mà thôi. Sau một khoảng thời gian, cục nóng chắc chắn sẽ chạy lại bình thường. Việc chạy và nghỉ này phụ thuộc vào nhiệt độ trong phòng nên bạn không cần để ý. Bạn cứ việc đóng kín cửa phòng và hạn chế làm thất thoát hơi lạnh, trạng thái nghỉ kéo dài càng lâu thì bạn càng được tiết kiệm chi phí.
Ở trường hợp này, điều hòa cũng lúc chạy, lúc tắt nhưng các quãng dừng - nghỉ bất thường. Bạn có thể nhận biết qua dấu hiệu máy chạy tắt liên tục (mỗi chu kỳ đều rất ngắn), hoặc độ dài của các khoảng này chênh lệch nhau rõ rệt, không theo nguyên tắc nào. Cùng với đó, hơi lạnh trong phòng yếu ớt, không rõ ràng, không hề đáp ứng được yêu cầu nhiệt mà bạn đặt ra. Vậy thì khả năng cao là máy đã gặp lỗi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như sau:
Điều hòa bị đóng bụi bẩn, che lấp và ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ phận như cảm biến, quạt, dàn lạnh, cửa gió,... Khi đường tản nhiệt và nhận tín hiệu bị cản trở, điều hòa sẽ hoạt động sai. Việc bạn cần làm chỉ là nhanh chóng làm sạch thiết bị là yên tâm sử dụng.
Rơ le cảm biến của máy có vấn đề, không nhận diện chính xác nhiệt độ phòng nên tự động đóng ngắt liên tục, kéo theo cục nóng cũng lúc chạy lúc nghỉ.
Khả năng tản nhiệt của cục nóng không được đảm bảo do bạn chọn sai vị trí lắp đặt. Ví dụ như là nơi bít bùng hoặc có nhiều vật cản phía trước. Khi khả năng giải nhiệt kém, cục nóng bị nóng lên quá mức sẽ tự động bị ngắt như một cơ chế tự bảo vệ.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân đến từ lắp đặt sai kỹ thuật như nối ống gas không đúng, cục nóng không cân bằng, khoảng cách 2 dàn nóng - lạnh không đảm bảo cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động hệ thống, khiến cục nóng làm việc mất ổn định, chạy - nghỉ thất thường.
Ở những trường hợp này, dù điều hòa vẫn đang hoạt động nhưng bạn cần lập tức can thiệp xử lý. Tránh để kéo dài thì sẽ gây ra những hư hỏng, thiệt hại lớn hơn. Trừ trường hợp đầu tiên là bạn có thể tự vệ sinh điều hòa, các nguyên nhân sau đó đều liên quan đến kỹ thuật nên bạn hãy liên hệ thợ điện lạnh đáng tin cậy để máy sớm được hoạt động bình thường.
Khi điều hòa hoàn toàn không thể làm mát, rõ ràng là dấu hiệu bất thường và bạn cần tìm kiếm nguyên nhân ngay. Trước tiên, hãy kiểm tra nguồn cấp điện, các mối nối để đảm bảo điều hòa được kết nối đầy đủ. Tiếp theo, bạn có thể xem xét điều khiển để đảm bảo mệnh lệnh của bạn đã được phát đi. Nếu điện cấp ổn định, điều khiển hoạt động tốt, trạng thái khởi động đã chuyển mà phòng vẫn không mát, cục nóng điều hòa vẫn không có động tĩnh, bạn nên liên hệ ngay thợ kỹ thuật vì vấn đề đến từ những lỗi như sau:
Tự điện dàn nóng bị hỏng
Mô tơ quạt dàn nóng bị kẹt
Bảng điều khiển bị lỗi
Đứt đường tín hiệu từ mặt lạnh ra
Trục động cơ quạt bị kẹt
Mạch điện hỏng, không cấp điện được
Chập cháy dây điện
Đứt dây nguồn
Mỗi vấn đề kể trên lại có nguyên nhân phát sinh và các xử lý khác nhau. SK Sumikura đã từ phân tích rõ những vấn đề này, bạn có thể tìm đọc tại đây nếu quan tâm. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý nếu không phải là thợ điều hòa được đào tạo chuyên môn, bạn không nên tự ý sửa máy. Hành động này có thể làm mất nhiều thời gian mà không thu được kết quả, thậm chí khiến bạn tốn nhiều tiền hơn vì máy bị hỏng thêm. Thiệt thòi nhất là có thể bạn vô tình làm hỏng những niêm phong, làm mất đi quyền được hãng bảo hành miễn phí.
Như vậy, bạn đã biết cục nóng điều hòa không chạy nhưng vẫn mát không phải là hiện tượng quá lạ lùng. Tùy vào từng trường hợp mà bạn có thể bỏ qua hoặc cần lập tức can thiệp. Hy vọng những thông tin trên là hữu ích, giúp bạn hiểu thêm về thiết bị thân thiết sẽ gắn bó dài lâu trong gia đình.
Để điều hòa luôn hoạt động tốt, bạn hãy nhớ sử dụng hợp lý, tránh lạm dụng và định kỳ vệ sinh, bảo dưỡng. Nếu phát hiện vấn đề gì bất thường, bạn chỉ cần liên hệ hãng sản xuất là sẽ được hỗ trợ giải đáp chính xác.