Bạn có cảm thấy kỳ lạ tại sao máy lạnh lại có thể chảy nước trong khi không có một đường ống nào nối từ nguồn cấp nước đến máy? Biết được lượng nước này từ đâu mà ra sẽ là cơ sở để chúng ta hiểu tại sao máy lạnh chảy nước và những vấn đề phía sau hiện tượng này.
Hãy lấy một lon nước ngọt ướp lạnh làm minh họa cho dễ hiểu. Khi để lon nước ướp lạnh này trong phòng bình thường, độ lạnh của lon nước khiến vùng không khí xung quanh mát theo. Và chỉ một lát sau, bạn sẽ thấy những hạt nước li ti đọng trên thành lon, hạt nước hình thành dày sẽ tạo thành giọt và chảy xuống. Đây là hiện tượng rất quen thuộc trong cuộc sống.
Với điều hòa cũng vậy. Khi máy hoạt động, nhiệt năng tại dàn lạnh sẽ làm ngưng đọng hơi nước trong không khí đồng thời với quá trình hạ nhiệt căn phòng. Thời gian làm lạnh càng dài thì hơi nước ngưng tụ cũng càng nhiều. Vì đây là hiện tượng tất yếu nên các nhà sản xuất đã tính toán luôn cách xử lý. Họ thiết kế trong mỗi máy một đường ống thoát để âm thầm dẫn lượng nước đọng này ra ngoài. Đó là lý do nếu máy vận hành tốt, bạn sẽ không thấy giọt nước nào xuất hiện.
Ngược lại, nếu máy lạnh bị chảy nước ở cục lạnh, thì đó là dấu hiệu cho thấy có điều bất thường. Ở phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bất thường này.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy nước. Dưới đây, chúng tôi trình bày chúng theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp.
Máy lạnh dơ là nguyên nhân phải nghĩ đến đầu tiên. Rất nhiều gia đình bỏ quên việc vệ sinh máy định kỳ. Điều này không chỉ làm giảm sức thổi gió mát mà còn làm máy lạnh chảy nước. Nguyên lý rất dễ hiểu, lớp bụi đóng dày trên lưới lọc nếu không được lấy đi sẽ tiếp tục lan rộng, bịt luôn cửa thoát nước hoặc đơn giản là cản trở đường chảy đến cửa thoát nước. Như vậy thì giọt nước sinh ra sẽ bị chảy trực tiếp xuống phòng.
Nếu dàn lạnh không bị dơ mà nước vẫn không thoát ra hiệu quả, bạn hãy nghĩ ngay đến nguyên nhân thứ hai: ống nước bị tắc. Đường ống lâu ngày khó tránh có dị vật rơi vào như là lá cây, đất đá. Thậm chí, nếu bạn tìm thấy xác động vật nhỏ như thằn lằn, gián, chuột cũng không phải quá lạ. Những thứ đó có thể làm nghẽn ở bất cứ vị trí nào, ngăn không cho nước chảy ra.
Nguyên nhân này đến từ thợ lắp đặt thiếu kinh nghiệm. Máy lạnh có những quy tắc kỹ thuật nhất định cần được đảm bảo tuyệt đối khi lắp thì mới hoạt động tốt. Nếu không, máy lập tức có biểu hiện bất thường khi bật lên. Nếu biểu hiện ấy là chảy nước, thì lỗi lắp đặt sẽ là:
Mặt lạnh bị lắp nghiêng: Nước bị chảy qua một bên, ứ đọng lại ở phía thấp hơn và chảy thành giọt xuống dưới.
Độ dốc ống thoát nước không phù hợp: Ống bị đưa lên cao nên không chảy ra ngoài mà chảy ngược vào trong phòng thành hiện tượng chảy nước ở cục lạnh.
Thiếu lỗ thông gió: Khi làm đường ống thoát quá dài mà không có lỗ thông gió thì áp suất trong ống sẽ ngăn không cho nước chảy ra. Lâu dần, chúng tràn vào phòng dẫn đến rỉ nước.
Mỗi nhãn hàng sẽ thiết kế bộ phận thoát nước theo những cách thức và vật liệu khác nhau. Nếu chi tiết này làm bằng hợp kim, chúng sẽ có rủi ro mối hàn bị lỏng hoặc rỉ sét. Nếu lỗ hổng đó đủ lớn, nước sẽ theo đó rò ra ngoài.
Quạt dàn lạnh có nhiệm vụ đẩy gió mát ra ngoài để hạ nhiệt độ phòng. Trong quá trình này, nó cũng đẩy 1 lượng bông tuyết li ti ra ngoài, góp phần làm giảm tốc độ hình thành hạt nước. Nếu quạt dàn lạnh vì lý do nào đó mà không quay hoặc quay chậm trùng hợp lúc máy gặp chút vấn đề thoát nước, lớp bông tuyết bám trên dàn sẽ chuyển thành nước chảy xuống nhanh hơn.
Khi thiếu gas, hiệu suất thay đổi nhiệt độ của máy lạnh trở nên bất thường. Máy vẫn sẽ hoạt động làm lạnh dàn ống. Lượng nhiệt này không đủ để tản ra làm mát phòng mà chỉ làm ngưng tụ hơi nước ở sát dàn thành bông tuyết. Phòng không hạ nhiệt, máy tiếp tục hoạt động, bông tuyết sinh ra nhiều hơn đến một lúc thì thành nước nhỏ xuống.
Vốn dĩ, máy điều hòa nào cũng phải lãng phí khoảng 20% năng suất cho quá trình hóa lỏng hơi nước này. Trên thực tế sử dụng, nó vô ích, nhưng không tránh được, gọi là phần nhiệt ẩn. Ở máy thiếu gas, quá trình này không đổi, gió mát lại không được tạo ra thì vừa gây phiền phức lại vừa tốn điện.
Thỉnh thoảng, có sự cố giữa mối nối đường ống xả và dàn lạnh xảy ra. Sự cố sẽ khiến cho các phần bo mạch hao mòn dần qua quá trình sử dụng. Lâu dần sau một khoảng thời gian, lỗi trở nên nặng hơn và không nhận được tín hiệu điều khiển đúng. Ví dụ, khi bạn tắt máy lạnh bằng remote, cục nóng lẽ ra phải tắt ngay sau đó thì vẫn tiếp tục chạy do lỗi dính tiếp điểm rơle. Kết quả là dàn lạnh bị đông tuyết rất nhiều và chảy nước.
Máy lạnh bị chảy nước ở cục lạnh gây ra khá nhiều khó chịu cho người dùng. Ví dụ như trong phòng ngủ, điều hòa thường lắp ở gần giường. Nếu xuất hiện tình trạng rỉ nước từ trên máy xuống, các giọt nước sẽ bắn lên giường và người nằm bên trên, trực tiếp làm gián đoạn thời gian nghỉ ngơi và giấc ngủ. Còn nếu ở phòng khách hoặc phòng làm việc, nước chảy xuống có thể rơi trúng thiết bị điện tử như TV, máy tính hay máy in. Như vậy càng phiền phức hơn vì chúng có thể làm hư hỏng thiết bị khác hoặc gây chập cháy nguy hiểm.
Bởi vậy, tốt hơn là bạn nên có biện pháp giải quyết ngay tình trạng máy lạnh bị chảy nước ở cục lạnh. Chúng tôi gợi ý bạn nên thực hiện những biện pháp sau.
Tùy vào thực tế sử dụng mà thời gian vệ sinh định kỳ ở mỗi gia đình sẽ khác nhau. Tuy nhiên thông thường, bạn nên vệ sinh máy mỗi 2 - 3 tháng, tối đa là mỗi 6 tháng. Có thể bạn nghĩ máy lắp trong nhà không tiếp xúc bụi. Nhưng thực tế là chỉ cần chừng ấy thời gian, bạn sẽ phải bất ngờ khi thấy lớp lưới lọc bên trong mặt nạ máy. Việc vệ sinh điều hòa định kỳ sẽ giúp ngăn chặn trước vấn đề chảy nước do cửa thoát bị chặn và ống thoát bị nghẽn. Bởi nếu thực hiện cẩn thận, bạn sẽ vừa làm sạch cục lạnh, cục nóng, vừa thông đường ống thoát.
Thao tác vệ sinh khá đơn giản nên bạn có thể tự thực hiện trong phần lớn trường hợp. Hoặc bạn cũng có thể liên hệ các bên cung cấp dịch vụ bảo dưỡng điều hòa để được phục vụ.
Khi bạn đã vệ sinh sạch sẽ mà máy vẫn chảy nước, hãy kiểm tra lại xem đường ống, máng nước có xuất hiện vết bể vỡ mới hay không? Quạt dàn lạnh có bất thường ngưng hoạt động hay không? Như vậy, bạn sẽ có đánh giá rằng mình có thể tự xử lý nhanh được hay không. Ví dụ nếu bạn phát hiện ống vỡ, bạn có thể xử lý tạm thời bằng cách quấn băng keo hoặc dùng keo 502 dán mảnh vỡ lại.
Với những nguyên nhân lỗi khác như máy lạnh hết gas, lỗi bo mạch, quạt hỏng, rò rỉ máng,... người dùng ít khi tự nhận định được. Do đó, nếu bạn đã thực hiện hai bước kể trên mà không cải thiện được tình trạng chảy nước, bạn chỉ có thể liên hệ ngay với bộ phận bảo hành của hãng sản xuất hoặc thợ điện lạnh mình tin tưởng. Trong hầu hết trường hợp, chúng tôi khuyên bạn nên gọi cho hãng để có sự bảo đảm tốt hơn. Khi nhận được thông tin, nhân viên kỹ thuật sẽ trực tiếp đến nhà kiểm tra. Sau khi xác định được nguyên nhân, họ sẽ báo cho bạn biết về cách xử lý và chi phí (nếu đã qua thời hạn bảo hành miễn phí theo quy định). Làm việc với hãng thì bạn yên tâm mình không bị chặt chém hoặc “vẽ” lỗi.
Tóm lại, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng máy lạnh bị chảy nước ở cục lạnh. Hiện tượng này tuy không lập tức gián đoạn hoạt động máy hoặc gây nguy hiểm trực tiếp, nhưng sẽ dẫn đến nhiều rắc rối nặng hơn như hư hỏng thiết bị, mất vệ sinh phòng, tạo điều kiện cho vi khuẩn. Cho nên, bạn vẫn nên lưu ý xử lý theo những gợi ý đơn giản trên đây của SK Sumikura.
Nếu chiếc điều hòa SK nhà bạn gặp vấn đề, hãy liên hệ chúng tôi ngay theo số điện thoại 1900 545 537. Chúng tôi sẽ xử lý ngay trong 24 - 48 giờ kể từ khi tiếp nhận thông tin. Nhưng một lần nữa, SK nhấn mạnh việc vệ sinh điều hòa định kỳ là quan trọng và cần thiết nhất để ngăn mọi vấn đề bất thường từ máy, bao gồm hiện tượng chảy nước cục lạnh.