Máy lạnh ngày càng thông dụng trong cuộc sống hiện đại ngày nay, đặc biệt là những ngày hè nắng nóng. Để thiết bị hoạt động hiệu quả thì người dùng nên chú ý đến các lỗi của máy nhằm đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời. Đặc biệt nhất chính là lỗi máy lạnh chớp đèn liên tục.
Nhiều người thường nhầm tưởng rằng, hiện tượng chớp đèn xuất hiện là do máy nén của thiết bị đang hoạt động hết công suất vì nhiệt độ chưa đạt đúng cài đặt. Sau khi thiết bị đã làm mát cho không gian và đáp ứng nhiệt độ cài đặt thì đèn sẽ chuyển sang đỏ. Đây là một quan niệm khá đúng đắn thế nhưng chưa đủ. Bởi vì máy lạnh chớp đèn có thể do lỗi hoặc không.
Trên thực tế, đèn trên dàn lạnh của thiết bị chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu như nó chớp liên tục và thường xuyên, có nghĩa là dấu hiệu của máy lạnh bị hư hỏng. Biểu hiện rõ nhất của lỗi này là sau khoảng từ 30 – 40 phút hoạt động máy lạnh sẽ chớp đèn liên tục mà không có dấu hiệu ngừng lại. Ngoài ra máy cũng có thể xuất hiện tình trạng cửa thoát khí bị đóng hoặc dù đã được tắt nhưng đèn trên dàn lạnh vẫn không dừng lại.
Có rất nhiều nguyên nhân làm cho máy lạnh xuất hiện tình trạng chớp đèn ở trên dàn lạnh liên tục. Trong đó các nguyên nhân phổ biến nhất có thể kể đến như là:
Máy lạnh hết gas, thiếu gas là một trong những nguyên nhân làm cho đèn trên dàn lạnh chớp tắt. Gas là môi chất làm lạnh với nhiệm vụ chính là luân chuyển hơi nhiệt, nếu như bất cứ thiết bị nào hết gas thì sẽ không đủ nguyên liệu để động cơ máy vận hành, lúc này thiết bị sẽ tự động báo đèn để người dùng có thể biết rõ được máy đang gặp sự cố, hết gas.
Đây là một trong những nguyên nhân cực kỳ phổ biến, thường thấy ở trong những hộ gia đình ít sử dụng máy lạnh thường xuyên nên xem thường việc vệ sinh máy. Nếu như máy lạnh bị bám quá nhiều bụi bẩn, màng lọc máy bị bám 1 lớp bụi dày gây tắc nghẽn thì sẽ khiến cho hiệu quả làm mát bị giảm đi. Trong 1 khoảng thời gian ngắn, máy lạnh chớp đèn liên tục.
Quạt dàn lạnh của thiết bị gặp sự cố không hoạt động được hoặc là hoạt động chậm do nhiều nguyên nhân khác nhau cũng sẽ làm cho thiết bị chớp đèn. Nguyên nhân có thể do khi lớp bụi bẩn bám quá dày trên cánh quạt dàn lạnh, làm cho hiệu quả làm lạnh bị giảm bớt ép buộc cánh quạt hoạt động với công suất lớn hơn trong suốt một thời gian dài. Lâu dần thì bo mạch tụ điện sẽ bị hư vì thiết bị liên tục hoạt động quá tải.
Trong cấu tạo của máy lạnh, bo mạch kết nối với tất cả các hệ thống mạch điện của thiết bị kể cả đèn báo. Do đó nếu như bo bạch bị lỗi, hỏng hóc thì sẽ làm giảm hiệu suất làm việc của những linh kiện khác, đồng thời máy lạnh chớp đèn liên tục để thông báo người dùng biết được rằng nó đang gặp sự cố từ đó tìm cách kiểm tra cũng như sửa chữa nhanh chóng.
Tương tự với bo mạch, máy nén của máy lạnh cũng được liên kết với rất nhiều phụ kiện. Vì vậy nếu như máy nén bị hỏng sẽ khiến cho máy lạnh chớp đèn và thiết bị không thể làm mát được nữa. Có nhiều nguyên nhân khiến máy nén của máy lạnh bị hỏng, chẳng hạn như nguồn điện sử dụng không ổn định, vượt quá tải, máy lạnh hoạt động hết công suất liên tục hay dàn nóng của thiết bị được lắp đặt trực tiếp ở dưới ánh nắng mặt trời hoặc nơi nguồn nhiệt cao.
Tùy thuộc vào những nguyên nhân khác nhau mà bạn có thể đưa ra giải pháp loại bỏ tình trạng chớp đèn trên thiết bị. Nếu gặp phải hiện tượng máy lạnh chớp đèn liên tục và tìm hiểu các nguyên nhân của nó bạn có thể khắc phục nó thông qua những cách sau đây.
Nếu nguyên nhân là do máy lạnh thiếu gas và hết gas thì bạn hãy thực hiện việc nạp gas cho nó. Thông thường máy lạnh nếu được lắp đặt đúng yêu cầu kỹ thuật, không bị bất cứ vấn đề nào thì khoảng thời gian hết gas là từ 10 – 20 năm (tùy thuộc thời gian và công suất máy). Bạn cũng có thể nhận biết gas đã hết hay chưa thông qua hiện tượng chảy nước ở dàn lạnh. Vì vậy nếu như bạn đã sử dụng thời gian rất lâu thì có thể nhờ thợ kiểm tra gas máy lạnh hết chưa.
Ngoài ra nếu như bạn vừa mới lắp đặt, mà gas điều hòa cũng đang gặp vấn đề thì có thể kiểm tra tình trạng xì dầu tán, xì dàn nóng lạnh hoặc xì ống đồng. Lúc này thì cần nên gọi thợ hoặc nhân viên kỹ thuật lắp đặt máy lạnh cho bạn để kiểm tra và sửa chữa lỗ xì đó.
Nếu nguyên nhân do bụi bẩn bám quá nhiều trên thiết bị hoặc bạn dùng rất lâu nhưng chưa từng vệ sinh lần nào, hãy tiến hành vệ sinh máy lạnh. Bạn có thể vệ sinh đơn giản bằng cách lấy tấm lưới lọc của dàn lạnh ra và tiến hành làm sạch nó. Còn nếu không nên thuê nhân viên vệ sinh máy lạnh chuyên nghiệp để cả cục lạnh và cục nóng đều được làm sạch sẽ, loại bỏ vi khuẩn.
Đối với một vài nguyên nhân khác ví dụ như máy nén bị hư hỏng, quạt dàn lạnh hư hay bo mạch gặp lỗi thì bạn nên tìm thợ đến kiểm tra và khắc phục. Một số người hiểu biết về máy lạnh vẫn có thể tự tìm kiếm và sửa lỗi tại nhà, nhưng vì thiết bị này khá phức tạp việc sửa chữa cũng đòi hỏi chuyên môn cao chỉ cần 1 chút sai sót thì bạn sẽ khiến máy bị hư nặng nề.
Việc gọi thợ đến khắc phục vừa giúp bạn sửa chữa lỗi nhanh chóng lại phát hiện đến các vấn đề của thiết bị từ đó giải quyết triệt để và giúp máy hoạt động tốt hơn.
Hiện tượng này diễn ra rất phổ biến trong suốt quá trình sử dụng máy lạnh. Vì thế mà tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời rất là cần thiết. Ngoài ra, nếu bạn muốn sửa chữa máy lạnh chớp đèn nhanh chóng thì cũng nên chú ý một số điều sau:
Vệ sinh máy định kỳ luôn là công việc quan trọng không chỉ giải quyết vấn đề máy lạnh chớp đèn liên tục mà còn giúp bảo vệ thiết bị, nhờ đó máy lạnh làm mát tốt hơn. Thậm chí các bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc bám trên máy trong thời gian dài mà không làm sạch còn gây ra các bệnh về đường hô hấp đặc biệt nguy hiểm với các đối tượng là người già và trẻ nhỏ.
Vì vậy hãy luôn vệ sinh máy dù nó chưa gặp bất cứ vấn đề nào. Thời gian vệ sinh máy lạnh giao động từ 3 cho đến 6 tháng. Nếu như bạn sử dụng thường xuyên, các loại máy lạnh thương mại. trung tâm… thì nên vệ sinh 3 tháng 1 lần và 6 tháng đối với điều hòa gia đình.
Hiểu biết một chút về thiết bị điện lạnh là điều tốt, giúp bạn phát hiện những lỗi hư hỏng của máy lạnh tuy nhiên trong một số trường hợp nên nghe theo các hướng dẫn của nhà sản xuất, đội ngũ kỹ thuật viên. Không nên tự ý tháo rời máy lạnh để kiểm tra các linh kiện ở bên trong vì đôi khi bạn có thể chạm vào một số phụ kiện và khiến cho nó gặp vấn đề.
Cách tốt nhất vẫn là nhờ vào đội ngũ hỗ trợ sửa chữa kiểm tra máy điều hòa. Không nên vì một chút tiết kiệm mà bạn tự mình tháo lắp để kiểm tra khiến máy hư hỏng nặng nề hơn.
Nếu như máy lạnh chớp đèn liên tục và hư nặng các linh kiện của nó bắt buộc cần phải thay thế thì bạn nên chọn linh kiện chính hãng. Hãy liên hệ với đơn vị cung cấp, lắp đặt máy lạnh cho bạn và nêu rõ tình trạng hiện tại của thiết bị để tìm mua linh kiện thay thế.
Mặc dù hiện nay các linh kiện trong các cơ sở sửa chữa máy lạnh được bán với giá cực kỳ rẻ, bạn cũng có thể mua trên sàn giao dịch điện tử như Shopee, Lazada… tuy nhiên lựa chọn an toàn nhất vẫn là chọn đúng linh kiện chính hãng để giúp máy đồng bộ tăng hiệu quả làm việc.
Thực tế cho thấy, rất ít người thực hiện việc bảo trì bảo dưỡng máy lạnh định kỳ. Thường thì chỉ chờ đến lúc thiết bị gặp vấn đề họ mới liên hệ với các kỹ thuật viên sửa chữa. Bạn có biết rằng, chính vì sự thờ ơ này đã khiến cho các lỗi của máy lạnh ngày càng bị hư hỏng nặng, khiến thiết bị hoạt động kém hiệu quả và thậm chí tốn rất nhiều tiền để sửa chữa mua mới.
Tuân thủ vào thời hạn bảo trì bảo dưỡng của máy lạnh dù nó không có lỗi, hư hỏng. Công việc này sẽ vừa giúp phát hiện vấn đề của máy lạnh sớm, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục nhanh chóng, kịp thời đảm bảo mọi hoạt động vừa giúp nâng cao tuổi thọ của máy.
Bạn cảm thấy lo lắng về các lỗi trên máy lạnh thường xuyên? Bạn cảm thấy bất tiện và quá tốn kém khi liên hệ nhiều lần với trung tâm sửa chữa thiết bị. Ngay lúc này các dòng máy lạnh SK Sumikura sẽ là sự lựa chọn tối ưu hơn vì nó sẽ tự động báo lỗi ngay từ khi phát hiện từ đó bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong việc tìm lỗi. Bằng cách ấn phím SLeep trên điều khiển từ xa 10 lần trong 10 giây và chờ đến 30 giây để mã lỗi hiển thị trên dàn lạnh.
Ngay lúc này bạn chỉ cần xem xét và đối chiếu các nguyên nhân. Bạn có thể tham khảo bảng mã lỗi của máy lạnh SK Sumikura, những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lỗi này.
Model |
Mã lỗi |
Tên lỗi |
Nguyên nhân |
Tất cả |
F1 (mã lỗi 11) |
Lỗi sensor nhiệt độ ống(nhựa) |
Hỏng sensor nhiệt độ phòng. Lỗi bo mạch Đặt sai sensor hoặc dây sensor chưa kết nối. |
Tất cả |
F2 (mã lỗi 12) |
Lỗi sensor đường ống dàn lạnh (đồng) |
Hỏng sensor đường ống dàn lạnh Hỏng bo mạch dàn lạnh Đặt Sensor sai vị trí, dây sensor chưa kết nối. |
>= 18K (lạnh và sưởi) |
F3 (mã lỗi 13) |
Lỗi sensor đường ống dàn nóng |
Hỏng sensor nhiệt dàn lạnh Hỏng bo mạch dàn lạnh Đứt dây motor quạt Nguồn điện thấp hơn 180V. |
Tất cả |
F4 |
Lỗi quạt dàn lạnh không hoạt động |
Hỏng sensor nhiệt dàn lạnh Hỏng bo mạch dàn lạnh Hỏng motor dàn lạnh Motor quạt đứt/điện áp thấp dưới 180V |
Tất cả |
E0 |
Bình thường |
|
Tất cả |
P3 |
Lỗi bảo vệ đóng băng |
Hỏng sensor đường ống dàn lạnh Hỏng bo mạch dàn lạnh Rò rỉ hệ thống lạnh. |
Tất cả |
P2 |
Lỗi nhiệt độ phòng quá nóng |
Hỏng tụ quạt dàn lạnh-nóng Hỏng motor quạt dàn lạnh-nóng. |
Tất cả |
E3 |
Lỗi mất nguồn |
Hỏng CB Hở mạch Hư bo điều khiển dàn lạnh. |
Tất cả |
E4 |
Lỗi remote không điều khiển được |
Hỏng remote Pin yếu, hết pin hoặc hỏng bo nhận tín hiệu dàn lạnh. |
Tất cả |
E5 |
Lỗi gió thổi từ dàn lạnh có mùi thối |
Dàn lạnh có nấm mốc Ống nước xả nối trực tiếp với hệ thống nước xả nhà vệ sinh, hố gas mà không có bẫy hơi làm cho mùi thối trong ống xả, hố gas đi ngược vào dàn lạnh Dàn lạnh bị xì gas. |
Tất cả |
E6 |
Lỗi dàn lạnh bị đọng sương, chảy nước |
Nghẹt hoặc bị sút ống nước xả Dàn lạnh bẩn Khe hở dàn lạnh quá lớn Dàn lạnh không quay, hoặc quay chậm. |
Tất cả |
E7 |
Lỗi điều hòa mất lạnh hoặc lúc lạnh lúc không |
Chế độ hoạt động trên remote chưa chỉnh đúng Máy lạnh xì hết gas. |
Tất cả |
E9 |
Lỗi gió thổi ra dàn nóng không nóng |
Quạt dàn nóng không quay, hoặc là quay chậm Máy nén không hoạt động Chế độ trên remote bị chỉnh sai Dàn nóng bị lỗi hoặc thiếu gas. |