Tủ động bị đổ mồ hôi hay đọng sương bên ngoài thân tủ nhất hai bên hông của tủ là hiện tượng phổ biến khi sử dụng tủ đông trong một thời gian dài. Nguyên nhân dẫn đến trình trạng này cho thể là do thời tiết, do sử dụng không đúng cách hoặc thiết bị có vấn đề. Dưới đây là chúng tôi tổng hợp nguyên nhân và cách khắc phục để bạn tham khảo.
Tủ đông nhà bạn bị đổ mồ hôi chủ yếu là do 3 nguyên nhân chính dưới đây:
Đây là lý do chính làm cho tủ đông đổ mồ hôi, đặc biệt là vào mùa đông. Vào những ngày thời tiết ẩm ướt, nhất là khi trời nồm thì bạn sẽ thấy xung quanh bề mặt của tủ sẽ bám một màng hơi nước mỏng. Ngoài ra không chỉ với tủ lạnh mà khi quan sát các đồ đạc khác trong nhà, bạn cũng sẽ thấy chúng đều bị bám hơi nước.
Tình trạng này sẽ không làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tủ. Tuy nhiên, bạn cũng không được quá chủ quan. Nếu để hơi ẩm bám quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến các linh kiện khác của tủ. Từ đó, tủ sẽ gặp phải hỏng hóc, chập mạch.
Khi vấn đề về thời tiết thì bạn không cần phải sửa chữa gì nhiều. Chúng ta chỉ cần lau chùi tủ thường xuyên để tủ luôn được khô thoáng, tránh nước đọng làm cản trở trao đổi nhiệt hoặc gây ẩm mốc hay han gỉ thiết bị.
Một số trường hợp làm cho hơi lạnh bị thất thoát là không đóng kín cửa tủ, hơi lạnh bay ra bên ngoài và ngưng đọng ở mép tủ (khu vực bị hở), gây nên lỗi tủ đông bị đổ mồ hôi. Thông thường, tủ đông không thể đóng kín do 2 nguyên nhân chính:
Ảnh hưởng:
Cách tủ đông được khép kín sẽ gây ra tình trạng hơi lạnh bị thoát ra ngoài một cách liên tục. Từ đó, nó sẽ làm nhiệt độ trong tủ không đáp ứng được nhiệt độ chúng ta cài đặt và gây ra các tình trạng nhanh hỏng hơn ở thực phẩm.
Không những thế mà trong lúc tủ đông hoạt động một cách liên tục để bù đắp nhiệt lượng đã mất. Tất nhiên, tủ tiêu tốn điện năng nhiều hơn bình thường và đông thời tuổi thọ của thiết bị cũng sẽ bị rút ngắn.
Cách khắc phục:
Sau khi bạn dùng xong thì cần đóng kín cửa tủ và chặt lại. Nếu lớp đệm cao su đã bị hỏng thì bạn hãy phục hồi lại khả năng đàn hồi và độ bám của tủ đông bằng cách sau. Bạn hãy tháo lớp đệm cao su của tủ ra và ngâm vào nước nóng hoặc dùng máy sấy tóc để dãn nở. Tuy nhiên, khi đã áp dụng cách trên mà vẫn không giải quyết được thì bạn nên thay lớp đệm mới.
Trường hợp này là do lớp cách nhiệt của tủ nhà bạn bị hỏng hoặc thủng trong lúc dùng hay vận chuyển. Lúc này, lớp cách nhiệt sẽ không còn công dụng và làm cho khí lạnh thoát ra tấm cách nhiệt. Dấu hiệu nhận biết là khi bạn quan sát tủ đông và thấy trình trạng đọng nước diễn ra ở toàn bộ xung quanh tủ thì rất có thể là tủ đã bị hỏng lớp xốp cách nhiệt. Đây là nguyên nhân nghiêm trọng nhất.
Nếu gặp tình trạng này thì tủ đông sẽ phải vận hành liên tục để làm lạnh thực phẩm đạt tới mức chúng ta đã cài đặt. Bởi vậy, điện năng của tủ bị tiêu tốn rất nhiều. Bên cạnh đó, việc hoạt động công suất liên tục, quá mức còn dẫn đến tuổi thọ của tủ bị giảm một cách nhanh chóng. Ngoài ra, tình trạng này khiến tủ chạy liên tục nhưng không lạnh. Kết quả là thực phẩm trong tủ bị hư nhanh hơn do nhiệt độ lạnh không đáp ứng đủ điều kiện bảo quản của chúng.
Bạn cần phải liên hệ ngay với bên bảo hành tủ đông hay gọi cho thợ sửa chữa để được kiểm tra và giải quyết. Tuy nhiên, nếu tình trạng hư của lớp cách nhiệt quá nghiêm trọng thì bạn chỉ có thể đổi một thiết bị mới mà thôi.
Tủ đông bị đổ mồ hôi hay còn gọi là đọng sương, đây là một hiện tượng mới nghe có vẻ không thể xảy ra nhưng lại là một tình trạng hoàn toàn có thật, và chỉ xảy ra trong một số điều kiện đặc biệt.
Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực điện lạnh, tủ đông bị đổ mồ hôi là hơi ẩm động lạnh thành nước và bám lên thành tủ đông. Do các giọt nước li ti đọng lại với số lượng lớn, khi nhìn từ ngoài vào sẽ tạo cảm giác như tủ đông bị chảy mồ hôi.
Hiện tượng này hoàn toàn không đáng lo bởi nó ít làm ảnh hưởng đến bất kỳ chức năng nào khác. Nguyên nhân chính làm chúng ta nhận thấy hiện tượng này là bởi:
Trên thực tế, cả hai điều kiện trên thị trường xuất hiện ở miền Bắc nhiều hơn là phía Nam. Mùa Nồm chỉ xuất hiện khi trời rét và khô nhưng lại có độ ẩm trong không khí cao (đến 90%). Hơi ẩm này khi gặp gió rét sẽ ngưng tụ lại trên bề mặt các đồ vật trong nhà tạo ra những giọt nước li ti. Nhiệt độ càng thấp, lượng hơi nước ngưng tụ lại càng nhiều.
Bên cạnh mùa Nồm, khi tủ đông bị đặt ở những nơi có độ ẩm cao cũng có thể xảy ra tình trạng tương tự. Trong cách tình hương này, người dùng không cần phải gọi thợ sửa mà chỉ cần lau nước khỏi bề mặt tủ thường xuyên để tủ được thông thoáng là đủ.
Để tránh trình trạng tủ đông bị đổ mồ hôi thì tủ đông cần phải được sử dụng đúng cách.
Đầu tiên, bạn nên xem chỉ dẫn của nhà sản xuất để đặt thực phẩm vào đúng vị trí và đúng nhiệt độ cần thiết.
Khoảng cách của các loại thức ăn bên trong tủ phải hợp lý, không được đặt chúng quá sát nhau, điều này giúp cho nhiệt lạnh trong tủ tỏa đều và làm đông/mát chúng tốt nhất. Hơn nữa, bạn cũng dễ dàng lấy ra khi cần thiết.
Không nên đặt chai, lon nước ngọt có gas vào tủ đông với nhiệt độ dưới 0 độ C. Điều này làm cho áp suất gas có trong nước ngọt tăng lên làm cho lon dễ biến dạng và phát nổ.
Hầu như tất cả thực phẩm đều chứa nước nên khi đông lạnh thì lượng nước trong thực phẩm sẽ mất đi. Do đó, bạn cần dùng bọc hoặc hợp kín để đựng thực phẩm khi bỏ vào tủ đông. Cách này cũng giúp bạn hạn chế được mùi tanh/hôi của thực phẩm động lại bên trong tủ.
Tủ đông tuyệt đối không được đựng các chất dễ cháy, dễ bay hơi, kiềm mạnh, Acid mạnh, dầu hỏa…
Nếu bạn muốn làm Yaourt hoặc sinh tố cho gia đình thì nên trang bị khay rổ nhựa giúp cho hơi lạnh đối lưu vào trong tủ, giúp thực phẩm đông lạnh nhanh hơn.
Trong lúc lắp đặt, bạn cần đặt tủ ở bề mặt bằng phẳng. Bạn cũng không được cắm điện ngay khi bạn vừa vận chuyển xong. Phải để tủ ít nhất 1-2 tiếng để tủ nghỉ ngơi và ổn định.
Khoảng cách để bạn đặt tủ là cách tường nhỏ nhất 15cm và xung quanh 30cm.
Vị trí tốt nhất để đặt tủ là ở nơi khô thoáng và mát mẻ, bạn nên chọn ở khu vực có bề mặt phẳng và tránh ánh nắng mặt trời.
Bạn cũng cần tránh xa những chỗ đặt bồn nước, nơi có nguồn nhiệt cao như bếp và chất bay hơi.
Bước 1: Rút nguồn dây tủ đông ra khỏi ổ cắm điện trước khi lau chùi.
Bước 2: Lấy hết tất cả thực phẩm bên trong tủ ra ngoài.
Bước 3: Tháo gỡ giỏ đựng đồ, khay đựng (nếu có) và làm sạch.
Bước 4: Dùng khăn mềm lau chùi, vệ sinh bề mặt bên trong tủ.
Bước 5: Vệ sinh lỗ thoát nước, không được để nó bị nghẹt bởi bụi bẩn, rác.
Bước 6: Dùng khăn mềm lau sạch bề mặt bên ngoài tủ
Bạn không được sử dụng nước sôi, axit, xăng dầu và các chất lỏng, chất hóa học có tính ăn mòn để vệ sinh tủ. Thay vào đó, bạn chỉ có thể dùng nước rửa chén hoặc xà phòng pha loãng, nước rửa chuyên dụng khi làm sạch tủ.
Tuyệt đối, bạn không được sử dụng các vật sắt nhọn để cạy tuyết hoặc vết bẩn. Điều này có thể dẫn đến tủ bị nứt, vở.
Để thực phẩm được tươi ngon, bảo quản được trong thời gian dài thì cần phải vệ sinh định kỳ 1 lần 1 tháng để đảm bảo tủ đông kháng khuẩn và khử mùi hoạt động tốt và độ bền cao.
Trên đây là tất cả những thông tin về nguyên nhân và cách để giải quyết hiện tượng tủ động bị đổ mồ hôi. Một khi tủ gặp vấn đề này sẽ rất tiêu tốn điện năng. Bởi máy nén phải làm việc liên tục nhằm bù đắp số lượng nhiệt thất thoát. Chính vì thế, bạn cần sớm kiểm tra và xác định được nguyên nhân và đưa ra cách khắc phục. Nếu bạn cần mua tủ đông, vui lòng liên hệ với chúng tôi. Sumikura tự hào là đơn vị chuyên cung cấp các thiết bị điện lạnh uy tín và chất lượng.