Đèn xanh của tủ đông có nhiệm vụ báo hiệu cho bạn biết tủ đã sẵn sàng hoạt động. Tuy nhiên, khi bạn sử dụng tủ đông lâu ngày, đột nhiên đèn của tủ không sáng mà không rõ nguyên nhân thế nào. Để hiểu rõ hơn và xử lý kịp thời tình trạng này mời bạn cùng chúng tôi tham khảo bài viết bên dưới.
Hai nguyên nhân thường gặp nhất làm cho đèn xanh của tủ đông không sáng là tủ chưa cắm điện hoặc tủ bị xảy ra vấn đề từ bên trong. Cụ thể như sau:
Một số lý do sau đây dẫn đến tủ đông chưa được cấp điện:
Nếu tủ nhà bạn vẫn được cấp điện đầy đủ mà đèn xanh vẫn không sáng thì có thể do hư hỏng bên trong nên tủ không hoạt động được. Vì vậy, bạn tuyệt đối không nên tự ý tháo máy để sửa chữa khi chưa rút nguồn điện.
Những phương pháp khắc phục bên dưới đây mà chúng tôi đề ra chỉ mang tính tham khảo chỉ áp dụng được khi bạn có kinh nghiệm về các thiết bị điện lạnh. Nếu không, bạn hãy gọi nhân viên kỹ thuật đến khắc phục để đảm bảo an toàn nhất. Dưới đây là 3 gợi ý để khắc phục lỗi này như sau:
Khi bạn kiểm tra nguồn điện thì cần dùng đến những thiết bị thử điện, đồng hồ đo chuyên dụng và làm đúng như các nguyên tắc an toàn điện. Thông thường, nguyên nhân đèn tủ đông không sáng thường là do nguồn điện ngoài chưa được cấp.
Nếu bạn nhìn thấy dây tủ đông chưa được ghim vào ổ điện, bạn cần cắm ngay vào ổ điện để kiểm tra đèn xanh của tủ đông sáng chưa và tủ đông đã hoạt động chưa nhé.
Trường hợp nguồn điện cắm trong ổ điện ổn định, hoạt động tốt, hãy kiểm tra xem dây điện có bị đứt hoặc hỏng kết nối hay không. Lưu ý, bạn cần nhớ rút nguồn điện trước khi kiểm tra để đảm bảo an toàn.
Nếu bạn đã kiểm tra những bước trên nhưng không tìm ra những nguyên nhân. Tủ đông của nhà bạn có thể mắc lỗi hoạt động của máy hoặc nguồn điện không được đảm bảo. Lúc này, bạn cần thực hiện tiếp bước 2 và bước 3.
Máy ổn áp chính là giải pháp an toàn và hiệu quả để bạn điều chỉnh được điện áp trong nhà. Điều này nhờ vào công dụng tự động ổn định điện áp của nó. Khi điện áp đầu vào thay đổi vượt quá phạm vi hoạt động cho phép máy sẽ tự động thay đổi nguồn điện được cân bằng.
Thông thường gia đình, siêu thị, cửa hàng hiện nay thường dùng rất nhiều thiết bị điện cùng lúc như tủ lạnh, máy giặt, điều hòa, tủ đông, tủ mát…Do đó, chúng tôi khuyên các đơn vị nên trang bị thêm máy biến thế hoặc ổn áp tùy nhu cầu và khả năng.
Nếu bạn gặp trường hợp nguồn điện trong tủ đông bị đứt hoặc hỏng kết nối, ổ cắm điện đang gặp vấn đề, tủ bị hỏng bo mạch hoặc tủ không sáng đèn xanh nhưng tủ đông vẫn có điện…chắc chắn tủ đông đang gặp vấn đề. Bạn cần liên hệ đến trung tâm sửa chữa điện lạnh uy tín ở gần nơi bạn ở, để được nhân viên có nhiều kinh nghiệm đến kiểm tra và sửa chữa giúp bạn. Bạn không được tự ý tháo gỡ nếu chưa có kiến thức vì có thể gây nguy hiểm hoặc hỏng hóc máy nặng hơn.
Để hạn chế được những vấn đề này, bạn cần biết các mẹo để sử dụng đúng cách và hiệu quả. Bên dưới đây, chúng tôi liệt kê một số cách để bạn có thể áp dụng tại nhà dễ dàng.
Trước khi kích hoạt tủ đông, bạn cần phải kiểm tra kỹ nguồn điện của tủ trong sách hướng dẫn sử dụng, thường thì điện áp của tủ đông là 220/50~60H. Chính vì thế, bạn cần phải kiểm tra nguồn điện trước khi ghim thiết bị vào ổ điện.
Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế các nguy hiểm khi sử dụng điện bằng cách dùng ổ cắm riêng cho tủ đông, tránh dùng chung một ổ cấp điện giữ tủ đông với các thiết bị nặng điện khác như: máy giặt, lò vi sóng…
Dây điện nguồn tối thiểu phải chịu tải ít nhất là 6A.
Sau khi vừa ghim điện, bạn cần điều chỉnh nhiệt độ ở mức 4, đồng thời đèn xanh và đèn đỏ bật sáng, nếu có lớp tuyết mỏng bám bên trong thành tủ, chứng tỏ tủ đang hoạt động rất tốt.
Nếu như điện nhà nhà đột ngột tắt hoặc bạn dây tủ đông bị lỏng hoặc bạn chủ động rút điện ra thì bạn phải chờ ít nhất 5 phút sau mới bật lại được.
Điều này dẫn đến trình trạng không phù hợp. Nếu bạn có nhu cầu cần lưu trữ nhiều loại thực phẩm cùng một ngăn, nên cho thực phẩm có nhiệt độ cao hơn vào trước sau đó đến thực phẩm có nhiệt độ đông thấp hơn. Hoặc bạn có thể tạo vách ngăn bằng miếng xốp ngăn giữa các loại thực phẩm.
Khoảng cách giữa các thực phẩm trong tủ phải hợp lý, bạn cần chú ý không xếp thực phẩm quá khít nhau để hơi lạnh có thể lan tỏa đều, làm lạnh cho tất cả thực phẩm.
Đối với những tủ có quạt gió thì không nên xếp thức ăn che kín quạt. Điều này sẽ làm giảm hiệu năng làm việc của tủ.
Đặc biệt khi bạn cần làm lạnh nhanh nên đặt thực phẩm vào hộp thép, inox thay cho hộp nhựa vì kim loại dẫn nhiệt tốt hơn.
Đa số thực phẩm đều có một lượng nước lớn nên khi đông lạnh, lượng nước bị mất đi. Vì vậy chúng ta nên dùng bọc hoặc hộp kín đựng thực phẩm khi bỏ vào tủ đông. Cách này cũng giúp bạn hạn chế mùi hôi của thực phẩm động lại trong tủ.
Tuyệt đối, bạn không được đặt chai, lon nước ngọt có gas vào tủ đông khi nhiệt độ dưới 0 độ. Lúc này, áp suất gas trong nước bị thay đổi có thể dẫn đến nổ, biến dạng.
Bạn không dùng tủ đông trong khoảng 5-7 ngày thì không cần phải rút điện. Bạn chỉ cần cài đặt nhiệt độ của tủ xuống mức hoạt động thấp nhất. Phương pháp này không những giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ cho tủ lạnh mà còn đảm bảo tình trạng hoạt động ổn định cho đến khi tủ được sử dụng trở lại.
Nếu buộc phải tạm ngưng không dùng đến tủ đông trong nhiều ngày thì cần ngắt điện hoàn toàn chúng và thực hiện thêm các bước sau:
Sau khi vận chuyển, bạn không nên cắm điện tủ đông liền mà phải đợi 1-2 tiếng để ổn định gas. Bên cạnh đó, bạn không để tủ ở bề mặt không bằng phẳng để giảm trường hợp hư hỏng do di chuyển.
Tủ hoạt động hiệu quả và an toàn khi khoảng cách tối thiểu từ tủ đến tường xung quanh 15cm. Hơn nữa, bạn nên tránh đặt tủ ở nơi ẩm ướt, có độ ẩm cao, gần nguồn nước có thể làm cho thân tủ đọng nước gây cháy nổ, bị chập điện và hư hỏng các linh kiện khác.
Bạn cần lưu trữ thực phẩm nhưng với số lượng không nhiều, bạn nên cài đặt nhiệt độ làm lạnh/đông ở mức trung bình hoặc thấp để tiết kiệm điện. Và ngược lại khi bảo quản nhiều thực phẩm thì bạn nên chỉnh mức nhiệt cao. Tùy vào từng loại thực phẩm mà bạn có cách điều chỉnh khác nhau:
Bất cứ thiết bị điện nào muốn tăng tuổi thọ đều phải vệ sinh, bảo dưỡng thường xuyên. Thế nên, tủ đông cũng vậy, chúng ta cần vệ sinh tủ đông theo định kỳ từ 2 đến 4 tuần 1 lần. Nhớ đó, tủ được kéo dài tuổi thọ mà còn hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc và đảm bảo được an toàn sức khỏe.
Bạn nên hạn chế việc đóng/mở cửa tủ đông nhiều lần trong ngày trừ khi thật sự cần thiết. Khi chúng ta mở tủ, hơi lạnh bên trong thất thoát ra ngoài, khiến tủ phải hoạt động bù lại và làm tiêu tốn nhiều điện năng, đặc biệt là vào những ngày thời tiết nắng nóng cao. Vì vậy, bạn chỉ nên mở tủ đông khi thật sự cần thiết.
Vậy là chúng tôi đã chia sẻ xong về các thông tin khi gặp lỗi tủ đông không sáng đèn xanh trong bài viết này. Hy vọng bạn nắm rõ và tìm ra được nguyên nhân cũng như cách khắc phục kịp thời. Cảm ơn các bạn đã theo dõi. Nếu bạn cần thêm bất cứ tư vấn, hỗ trợ nào, bạn có thể gọi cho Sumikura nhé.