Giữa nhịp sống bận rộn ngày nay, việc dự trữ thực phẩm trở thành thói quen quen thuộc của nhiều gia đình. Thay vì phải đi chợ, siêu thị mỗi ngày, nhiều người chọn cách mua sắm theo tuần, thậm chí theo tháng để tiết kiệm thời gian và chi phí. Chính vì vậy, tủ đông gia đình ngày càng trở thành thiết bị thiết yếu trong căn bếp hiện đại. Tuy nhiên, giữa hàng loạt mẫu mã, thương hiệu, công nghệ và mức giá khác nhau, không ít người đặt câu hỏi: tủ đông gia đình loại nào tốt, bền, tiết kiệm và dễ sử dụng nhất?
Bài viết này sẽ không chỉ giúp bạn trả lời câu hỏi đó một cách khách quan, mà còn cho thấy rõ những sai lầm, khó khăn mà các gia đình khác đã gặp phải khi sử dụng tủ đông. Từ đó, bạn sẽ có được cái nhìn toàn diện để đối chiếu với nhu cầu của bản thân mình, tự xác định các tiêu chí lựa chọn riêng để sở hữu chiếc tủ đông ứng ý.
Trong nhịp sống hiện đại, các gia đình — đặc biệt là những nhà đông người, nhiều thế hệ cùng chung sống — cần ưu tiên dự trữ lượng thực phẩm lớn. Do đó, tủ lạnh thông thường là không đủ đáp ứng yêu cầu vì vừa thiết dung tích vừa không đủ độ lạnh. Tủ đông với khả năng duy trì môi trường âm sâu là giải pháp đơn giản mà hiệu quả để nâng cấp chất lượng bảo quản thực phẩm. Tủ sẽ được sử dụng song song với tủ lạnh, chuyên dùng đựng thịt, cá, hải sản, cùng nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn.
Tuy có thể làm đông tốt, nhưng tủ với thiết kế thông thường đang cho thấy nhiều bất tiện khi sử dụng tại hộ gia đình. Dưới đây là những vấn đề nổi cộm hơn cả.
Quá trình đông giúp chất lượng thực phẩm tạm thời được giữ nguyên. Nhưng điều khiến người dùng bận tâm là khi rã đông để sử dụng, thực phẩm cũng bị mất nước, mất vị, khô xơ và nhũn bở. Thậm chí, lượng dinh dưỡng bên trong cũng hao hụt đáng kể sau khi rã đông. Điều này một phần xuất phát từ việc cấp đông không đều, hoặc không kiểm soát được nhiệt độ phù hợp. Nhưng hơn hết, nó đòi hỏi người nội trợ phải nghiên cứu cách rã đông đúng để giữ tối đa chất lượng, tiết kiệm công sức và thời gian.
Bên cạnh đó, do thiếu phân chia rõ ràng trong khoang chứa, người dùng thường phải “lục tung” mọi thứ để tìm một gói thịt nào đó phía đáy tủ. Lộn xộn, kém vệ sinh và tốn thời gian cho mỗi lần sử dụng dường như là vấn đề chung của các khoang tủ rộng theo thiết kế nằm. Sự chia khay thiếu hợp lý với nhu cầu của gia đình, thiết kế đơn điệu sẽ khiến việc sắp xếp thực phẩm trở thành “ác mộng”.
Đó là lý do vì sao khi đặt câu hỏi “tủ đông gia đình loại nào tốt”, bạn nên xem xét cả yếu tố thiết kế khoang tủ và khả năng bảo quản thực phẩm một cách tối ưu, chứ không chỉ dừng ở dung tích hay giá bán.
Tủ đông nằm với cánh cửa kiểu nắp vali mở lên là phổ biến và quen thuộc hơn cả. Các mẫu truyền thống này có dung tích lớn, đổi lại là chiếm nhiều diện tích mặt sàn. Nhưng không phải gia đình nào cũng có đủ không gian để bố trí một thiết bị cồng kềnh như thế. Nhiều người dù rất muốn sắm tủ đông riêng nhưng lại lo ngại vấn đề không gian, đặc biệt là với những căn hộ chung cư hoặc nhà phố có bếp nhỏ.
Để đảm bảo mỹ quan và tránh ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt, người dùng có thể cân nhắc các loại tủ đông đứng. Chúng được thiết kế mở rộng theo chiều cao, phù hợp với góc bếp nhỏ và nhất là đồng bộ hơn khi đặt cạnh tủ lạnh.
Một trong những yếu tố khiến nhiều người e ngại khi mua tủ đông là nỗi lo “ngốn điện”. Tủ hoạt động liên tục 24/7 nên nếu không có công nghệ tiết kiệm điện, chi phí hóa đơn hàng tháng có thể tăng đáng kể.
Không chỉ vậy, nếu chọn phải những mẫu tủ không đạt chuẩn, dễ bị thoát nhiệt hay làm lạnh không đồng đều, hiệu suất sẽ giảm, thực phẩm dễ hỏng, còn người dùng thì phải đối mặt với tình trạng “mua rẻ hóa đắt”.
Vì vậy, lựa chọn một chiếc tủ đông tiết kiệm điện — đặc biệt là có công nghệ Inverter và thiết kế cách nhiệt tốt — là yếu tố cực kỳ quan trọng giúp tối ưu chi phí về lâu dài.
Khó chịu nhất khi sử dụng tủ đông truyền thống có lẽ là tình trạng đóng tuyết dày đặc trong khoang tủ. Sau một thời gian sử dụng, lớp tuyết này sẽ ngày càng dày lên, làm chiếm diện tích lưu trữ, cản trở luồng khí lạnh và khiến tủ hoạt động kém hiệu quả hơn. Đây là phần không thể tránh khỏi trong cơ chế cấp đông cũ, nên người dùng buộc phải dọn dẹp định kỳ. Sau khoảng vài tuần hoặc vài tháng tùy theo cường độ sử dụng, bạn cần ngắt điện, lấy đồ ra ngoài, chờ tuyết tan hết, làm khô khoang tủ rồi tiếp tục sử dụng.
Việc này không chỉ phiền phức mà còn tốn thời gian, làm gián đoạn quá trình bảo quản thực phẩm. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến nhiều người ưu tiên dùng ngăn đông nhỏ của tủ lạnh chứ không muốn mua tủ đông chuyên dụng. Tin vui là hiện nay, các mẫu tủ đông mới đã loại bỏ được nỗi phiền này nhờ hệ thống quạt đối lưu và công nghệ làm lạnh hiện đại.
Tùy vào số lượng thành viên và nhu cầu trữ đông, bạn sẽ chọn dung tích phù hợp để tránh lãng phí hoặc thiếu hụt không gian sử dụng. Gia đình nhỏ có thể chọn tủ từ 100 đến 250 lít để dùng cùng tủ lạnh. Còn nhà đông người hoặc có buôn bán nhỏ nên chọn tủ 300 lít trở lên.
Ngoài dung tích, cấu trúc thiết kế bên trong cũng cực kỳ quan trọng. Các mẫu tủ có thiết kế đứng, chia tầng rõ ràng, có ngăn kéo hoặc khay riêng biệt giúp bạn dễ dàng phân loại, sắp xếp khoa học. Điều này không chỉ tiện dụng mà còn giúp hạn chế thất thoát nhiệt mỗi khi mở tủ.
Công nghệ làm lạnh ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bảo quản thực phẩm. Hiện nay, ngoài độ âm sâu thì bạn cũng nên quan tâm đến khả năng xử lý tuyết đóng. Tủ có công nghệ NoFrost (không đóng tuyết) hoặc xả tuyết tự động (Auto Defrost) sẽ giúp quá trình sử dụng trở nên thoải mái hơn rất nhiều.
Một chiếc tủ đông gia đình loại tốt còn phải vận hành tiết kiệm và ổn định. Khi chọn mua, bạn nên chú ý đến nhãn năng lượng và các công nghệ tiết kiệm điện như Inverter, ECO,... Đầu tư vào một chiếc tủ hiện đại có thể đắt hơn nhưng sẽ giúp bạn cắt giảm cắt giảm phí vận hành. Đặc biệt trong điều kiện khí hậu nóng như ở Việt Nam, tủ đông luôn phải làm việc ở cường độ cao.
Không ai muốn bỏ tiền mua một sản phẩm chỉ dùng được vài năm rồi phải thay mới. Vì vậy, độ bền và chất lượng linh kiện là yếu tố cần đặc biệt lưu tâm. Bạn nên ưu tiên các thương hiệu uy tín, lâu năm trên thị trường, đồng thời xem xét thời gian bảo hành cũng như khả năng thay thế linh kiện sau này.
Một hệ thống bảo hành tốt không chỉ phản ánh chất lượng sản phẩm mà còn là cam kết của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng. Ngoài ra, mạng lưới trung tâm bảo hành hoặc tốc độ hỗ trợ kỹ thuật cũng là các yếu tố đáng cân nhắc.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là yếu tố tiện dụng. Một chiếc tủ đông tốt cần có giao diện điều khiển rõ ràng, dễ thao tác. Núm xoay cơ vẫn tốt nhưng bảng điều khiển điện tử thì thân thiện với người dùng hơn. Nó cho phép điều chỉnh nhiệt độ chính xác, dễ dàng và an tâm hơn rất nhiều.
Nếu bạn tìm kiếm thiết bị bảo quản hiệu quả, tiết kiệm điện năng và tiện lợi trong sử dụng, dòng sản phẩm SKFU của SK Sumikura là một lựa chọn rất đáng cân nhắc với các ưu điểm:
Không gian lưu trữ khoa học, tận dụng diện tích tối đa: Thiết kế dạng thẳng đứng, chia ngăn rõ ràng giúp người dùng phân loại thực phẩm ngăn nắp, dễ tìm, dễ lấy. Đặc biệt tiết kiệm diện tích sàn, phù hợp với không gian bếp gia đình hiện đại.
Không cần xả tuyết thủ công: Công nghệ NoFrost hiện đại giúp tủ không bị đóng tuyết trong quá trình sử dụng. Bạn sẽ không còn cảnh ngắt điện, chờ tan đá, dọn tủ như trước kia. Không chỉ tiết kiệm thời gian, công nghệ này còn giúp thực phẩm khô ráo, không bám đá, không dính vào nhau.
Làm lạnh đều, chuẩn độ âm: Tủ sử dụng hệ thống quạt đối lưu khí lạnh, giúp luồng hơi lạnh lan tỏa đến mọi vị trí.
Tiết kiệm điện vượt trội: Phiên bản mới được trang bị máy nén biến tần hiện đại, cho khả năng điều chỉnh công suất thông minh theo lượng thực phẩm và nhiệt độ thực tế.
Tủ đông đứng NoFrost SK Sumikura là giải pháp cân bằng giữa hiệu quả, tiết kiệm và tiện nghi - ba yếu tố then chốt để xác định “tủ đông gia đình loại nào tốt đáng mua nhất hiện nay”. Nếu bạn quan tâm và muốn được tìm hiểu chi tiết, hãy liên hệ hotline 1900 545 537 để được tư vấn nhé.