Điều hòa là thiết bị quan trọng hầu như nhà nào cũng sở hữu riêng cho mình. Thời tiết thay đổi thất thường, để chống chọi với cái nắng nóng gần như lên đến 40 độ C thì nhiều gia đình có thói quen bật điều hòa 24/24 từ ngày này đến ngày khác. Điều này có thể dẫn đến nhu cầu dùng tăng cao làm máy hoạt động quá tải và có thể làm điều hòa bị cháy nổ không hề an toàn cho người sử dụng. Bài viết này nêu ra những lý do, dấu hiệu và những cách phòng tránh cho trường hợp này.
Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực điện lạnh, điều hòa cũng tương tự như những thiết bị điện tử khác trong nhà của bạn: bóng đèn điện, quạt điện, nồi cơm điện…đều có tuổi thọ nhất định. Do đó, nếu bạn sử dụng quá tải thì tuổi thọ của chúng càng ngắn, thậm chí có thể xảy ra cháy nổ khi đang sử dụng. Dưới đây, chúng tôi liệt kê một số lý do có thể dẫn đến trình trạng này mà bạn có thể tham khảo:
Mùa hè chính là lúc nắng nóng cao điểm, nhiều gia đình có thói quen cài đặt điều hòa ở nhiệt độ thấp, sử dụng liên tục khiến cho hệ thống bị quá tải. Hệ thống phải làm việc không ngừng nghỉ, quá mức cho phép trong thời gian dài khiến cho cục nóng phải hoạt động liên tục, sinh ra lượng nhiệt rất lớn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ.
Hơn nữa, điều hòa sử dụng nguồn điện làm nguyên liệu để máy vận hành nên khi có sự cố cháy nổ xảy ra sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe của người tiêu dùng. Bên cạnh việc các thiết bị của hệ thống điều hòa bị hư hỏng có thể dẫn đến chập cháy đường điện và các thiết bị sử dụng điện khác trong gia đình.
Thậm chí một số người vẫn nghĩ rằng mùa hè nên dùng điều hòa 24/24 liên tục nhiều ngày sẽ tiết kiệm điện hơn. Đây là một sai lầm nghiêm trọng có thể gây cháy nổ do điều hòa bị quá tải. Dàn nóng của máy phải kích hoạt xuyên suốt nên lượng nhiệt sinh ra nhiều hơn bình thường. Do đó, khả năng cháy nổ xảy ra rất cao.
Đây là một trong số những lý do gây nên vấn đề trên. Sử dụng lâu ngày mà điều hòa bị bẩn và bị bụi bám đầy tấm lọc, trên dàn nhôm, cánh quạt hay bộ cảm biến…Chúng sẽ làm cản trở sự trao đổi nhiệt khiến điều hòa phải hoạt động nhiều hơn để làm mát, tốn điện và giảm tuổi thọ. Đặc biêt bụi tích tụ càng dày và lâu ngày dẫn đến trình trạng quá tải sẽ gây cháy.
Dàn nóng (cục nóng) điều hòa là bộ phận tỏa ra rất nhiều nhiệt lượng nên có thể dễ dàng làm các vật liệu gần nó bắt lửa bất cứ lúc nào. Vì thế mà người ta thường được đặt ngoài trời hoặc đặt ở ban công chung cư hoặc các căn hộ cao cấp…và treo trên tường bằng giá chuyên dụng.
Do không gian ngày càng hẹp nên vị trí đặt cục nóng rất hạn chế. Nhiều gia đình tận dụng phía dưới ban công hoặc trên ban công (cạnh giá treo quần áo). Điều này làm cho việc lưu thông gió của thiết bị bị cản trở do ni lông, nhựa… hoặc quần áo cuốn vào dàn tản nhiệt hoặc quạt dàn lạnh, tiềm ẩn nhiều sự cố chập cháy.
Đây cũng là hậu quả của việc chúng ta dùng lâu ngày mà không bảo dưỡng, vệ sinh thiết bị. Các bộ phận của máy có thể gặp lỗi mà người dùng không hề hay biết. Trình trạng này có thể dẫn đến một vấn đề khác như: các bộ phận hư hỏng, không hoạt động cũng là lý do gây nên hiện tượng cháy nổ. quạt dàn lạnh có thể bị kẹt hoặc gãy, quay rất chậm và tỏa ra một lượng nhiệt lớn. Cũng có thể là lốc điều hòa bị ngắt do quá nóng hoặc tụ điện bị hỏng dẫn đến quạt và máy nén bị nhiễu điện, dễ dẫn đến chập cháy.
Nhu cầu lắp đặt điều hòa tăng cao vào mùa hè tăng cao. Một số thợ lắp đặt muốn thi công nhanh, đẩy nhanh tiến độ để được lắp đặt nhiều đơn hàng hơn. Chính vì thế, việc này dẫn đến một số lỗi do lắp đặt cẩu thả như: sử dụng dây điện kém chất lượng, dây không đúng kích cỡ tiêu chuẩn, vị trí đấu nối cẩu thả…
Nếu như chúng ta sử dụng mà không để ý những trình trạng điều hòa đang gặp phải thì sẽ phát sinh những sự cố như: hư hỏng dây dẫn điện, các mối nối bị oxy hóa, tiếp xúc thấp hoặc ẩm ướt gây hiện tượng đoản mạch hoặc phóng tia lửa điện gây hỏa hoạn.
Mùi gas bị rò rỉ cũng là một trong dấu hiệu cảnh báo đến người dùng. Nếu như bạn ngửi thấy mùi gas khi bật điều hòa thì nên thận trọng và gọi thợ đến bảo dưỡng. Điều này rất dễ gây cháy nổ điều hòa, cực kỳ nguy hiểm.
Có nhiều người chủ quan trong vấn đề không lắp Aptomat cho điều hòa. Aptomat giúp vận hành ổn định, không ảnh hưởng đến các thiết bị điện khác trong nhà khi có sự cố về điện. Trường hợp có rò điện, chập điện, aptomat tự động ngắt nhằm đảm bảo an toàn khi xảy ra sự cố cho thiết điện cũng như tính mạng của con người. Khi không dùng nên ngắt Aptomat để vừa tiết kiệm điện vừa không gây hư hỏng cho điều hòa.
Mọi người cứ tin rằng để nhiệt độ thấp thì phòng sẽ mát lạnh nhanh hơn. Tuy nhiên, thực tế thì nó trái ngược lại hoàn toàn. Việc bạn cài đặt mức nhiệt quá thấp khiến cho nhiệt độ bên trong và bên ngoài chênh lệch nhiều khiến cục bộ bị quá tả dễ gây cháy nổ. Hơn nữa, điều này còn ảnh hưởng không tốt đến với chúng ta.
Vào mùa hè, nhu cầu sử dụng thiết bị điện để làm mát tăng cao làm cho nguồn điện không đủ cung cấp cho tất cả thiết bị. Một số yếu tố dẫn đến nguồn điện yếu có thể kể đến như dùng cùng lúc nhiều thiết bị điện hay thợ điều hòa sử dụng dây cấp điện cho điều hòa có khả năng chịu tải yếu không đảm bảo…Nếu bạn vẫn duy trì bật các thiết bị này cùng điều hòa thì sẽ không đủ cấp điện năng để máy hoạt động, nguy cơ cháy máy rất cao.
Ví dụ, điện áp định mức dành cho điều hòa nhà bạn là 220V thì nguồn điện gia đình phải nằm trong phạm vi cho phép khoảng 198V đến 242V. Nếu điện áp thấp hơn hay cao hơn con số 198V-242V đều có thể dẫn tới hiện tượng máy không khởi động được, khi chạy làm lạnh kém, không bảo đảm an toàn hoặc dẫn đến sự cố cháy nổ.
Có rất nhiều hộ gia đình sử dụng ổn áp để điều chỉnh dòng điện đưa vào sử dụng về mức ổn định (220V-110V). Khi đó ổn áp sẽ tiêu thụ khoảng 5% tổng lượng điện thiết bị điện sử dụng. Nếu dùng ổn áp cho càng nhiều thiết bị thì tổng số điện bị tổn thất do thiết bị này càng cao. Ngoài ra, công suất ổn áp lại cao hơn công suất của thiết bị điện cần dùng. Nếu công suất không đảm bảo, các thiết bị vẫn có thể bị ảnh hưởng giống như chưa sử dụng.
Nếu bạn muốn nhận biết điện áp yếu hay mạnh, thông qua ánh sách hoặc công suất của các thiết bị khác như: bóng đèn không đủ sáng, máy điều hòa chạy yếu…Tuy nhiên, phương pháp này không hoàn toàn chính xác, vì thế nguy cơ gây cháy máy điều hòa rất cao. Tốt nhất, khi điện áp thất thường, bạn nên dùng vôn kế trong nhà để kiểm tra và theo dõi. Hoặc để an toàn hơn, cần có sự tính toán các công suất của các nguồn điện sử dụng trong nhà, công suất chịu tải của dây dẫn… từ đó bạn mới có thể sử dụng sao cho phù hợp, tránh quá tải.
Nếu máy điều hòa nhà bạn là thiết bị sử dụng công nghệ On/Off hoặc biến tần inverter, trong máy đã có sẵn bộ phận tự động ngắt máy khỏi nguồn điện để bảo vệ máy nén và bo mạch không bị cháy nếu điện áp quá thấp hoặc quá cao. Vì thế, với các loại máy này, bạn có thể không cần lắp đặt thêm bộ bảo vệ nữa.
Biện pháp phòng trường hợp này là chỉ cần bạn kiểm tra thường xuyên cục nóng, vị trí đặt cục nóng cách ly phòng máy lạnh, nơi lắp thông thoáng không bị cản trở bởi vật dụng nào đặc biệt là vật dễ bắt lửa. Thực hiện vệ sinh, bảo dưỡng cục nóng định kỳ để nắm bắt kịp thời các nguyên nhân dẫn đến chập cháy hay hỏng hóc cục nóng.
Việc đầu tiên, bạn nên kiểm tra xem trình trạng máy bị bám bẩn như thế nào. Thực hiện vệ sinh điều hòa, làm sạch tấm lọc, dàn nhôm, cánh quạt để máy chạy nhẹ nhàng. Điều hòa bẩn lâu ngày không vệ sinh không chỉ gây chập cháy mà còn là nguyên nhân gây nhiễm các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Vì vậy, hãy chú ý đến vệ sinh định kỳ để máy làm việc hiệu quả và đảm bảo an toàn cho người dùng.
Đây là lý do khó khăn cho chúng ta khi không có chuyên môn cũng như dụng cụ sửa chữa. Chúng ta không thể kiểm soát được trình huống này. Do đó để đảm bảo các bộ phận vẫn hoạt động tốt cũng như hạn chế tình trạng cháy nổ bạn nên lựa chọn những đơn vị uy tín lâu năm. Khi lắp máy xong, chúng ta tiến hành chạy thử máy và kiểm tra dây dẫn xem có nóng hay không. Nếu dây mới chạy mà đã nóng thì nên yêu cầu kỹ thuật tiến hành thay dây mới.
Cần kiểm tra đường ống thoát nước, nếu đường ống bị bám bụi bẩn cần vệ sinh cặn bẩn bên trong đường ống. Nhưng nếu bị vỡ hoặc rò rỉ thì cần thay lại đường ống mới.
Khi lắp đường ống thoát nước cho thiết bị điều hòa cần tạo độ dốc hợp lý. Điều này giúp cho nước trong dàn lạnh dễ dàng thoát ra ngoài chứ không bị chảy ngược lại.
Tháo lưới lọc ra khi tiến hành vệ sinh điều hòa. Với bụi bẩn khó rửa có thể dùng nước rửa bát pha loãng để làm sạch.
Liên hệ với thợ sửa chữa điều hoà đến kiểm tra và nạp thêm gas cho máy điều hoà, sửa chữa các sự cố đừng nên tự ý sửa chữa để tránh phát sinh cháy nổ.
Việc bảo dưỡng định kỳ sẽ làm cho hiệu quả sử dụng thiết bị ổn định, giảm lãng phí điện năng hơn và thiết bị sinh nhiệt nên hạn chế được nguy cơ cháy nổ. Hãng điều hoà Sumikura luôn khuyên khách hàng thực hiện vệ sinh và bảo dưỡng điều hòa định kỳ giúp cho thiết bị hoạt động hiệu quả hơn, nhân viên kỹ thuật sớm phát hiện ra vấn đề và xử lý kịp thời. Đồng thời không khí trong phòng luôn được lọc sạch bụi bẩn, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Chúng tôi đã liệt kê những lý do dễ dẫn đến cháy điều hòa trong gia đình. Qua đó, bạn cần lưu ý để thực hiện phòng chống cũng như khắc phục kịp thời để không xảy ra sự cố đáng tiếc. Nếu bạn cần bảo trì, sửa chữa hay vệ sinh điều hòa, đừng quên đặt dịch vụ của Sumikura để được hỗ trợ nhanh nhất.