Hiện tượng máy lạnh chảy nước rất thường gặp trong thực tế. Nó gây phiền toái cho người dùng điều hòa và chắc chắn biểu hiện hoạt động bất thường của máy. Nhưng ảnh hưởng cụ thể của nó ra sao?
Để biết rõ, hãy bắt đầu từ cách lượng nước này sinh ra. Theo nguyên tắc vật lý, hơi nước gặp lạnh sẽ ngưng tụ, đến đủ lượng thì hóa lỏng, tạo thành nước. Trong quá trình máy hạ nhiệt độ không khí, lượng hơi nước trong đó dĩ nhiên cũng bị ngưng tụ theo. Bình thường, lượng nước này sẽ theo đường ống thoát nước chảy ra ngoài. Nhưng nếu có lý do nào đó làm máy hoạt động bất thường, lượng nước này sẽ nhỏ giọt ngay tại dàn lạnh hoặc đường ống dẫn gas ở dàn nóng.
Thông thường, bạn sẽ thấy máy lạnh vẫn hoạt động trong khi đang chảy nước. Như vậy có thể hiểu đây không phải là một lỗi quá nghiêm trọng. Ngay cả việc tạo ra dòng nước cũng là hiện tượng bình thường. Nên bạn có thể không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa là bạn có thể bỏ mặc hiện tượng này. Nước nhỏ giọt sẽ gây cảm giác khó chịu cho người trong phòng trước tiên. Nếu để lâu, nó có thể dẫn đến những hư hỏng nặng hơn khác.
Nước đọng trong phòng khi điều hòa bị chảy sẽ làm tăng độ ẩm trong phòng. Ở miền Nam hoặc nếu trong mùa khô, bạn có thể cảm thấy lượng nước này không gây phiền toái gì đáng kể. Nhưng nếu máy chảy nước vào đúng mùa mưa/nồm, độ ẩm vốn cao lại càng tăng lên. Lúc này, cảm giác khó chịu sẽ trở nên rõ rệt. Trước hết, nó tạo cảm giác bí bách, ẩm ướt. Sau đó, nó tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây mùi. Trong môi trường như thế, người cao tuổi, trẻ nhỏ và những ai yếu đề kháng sẽ nhiễm bệnh hô hấp đầu tiên.
Độ ẩm cao không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn gây hại cho chính căn phòng và thiết bị nội thất bên trong. Nước và hơi nước vốn là kẻ thù của thiết bị điện tử. Độ ẩm phòng càng cao thì khả năng hơi nước lọt vào trong thiết bị điện như TV, loa, máy tính,... càng nhiều. Lâu dần, vi mạch của thiết bị bị ăn mòn, dẫn đến hư hỏng. Còn đối với tường, sàn, độ ẩm thấm vào cũng sẽ làm vật liệu mục nát, biến dạng, giảm độ chắc chắn,...
Nếu thứ tác động không phải hơi ẩm mà là giọt nước, quá trình hư hỏng của thiết bị và bản thân căn phòng sẽ càng nhanh hơn.
Đã là bất thường trong hoạt động thì chắc chắn hiện tượng chảy nước sẽ làm giảm hiệu suất hoạt động của máy lạnh. Hậu quả này thể hiện ở cả hai mặt biểu hiện của hiệu suất là khả năng làm lạnh và điện năng tiêu thụ.
Giảm khả năng làm lạnh: Khi máy lạnh chảy nước, nước sẽ tiếp xúc với các bộ phận quan trọng như cục nóng và các ống dẫn lạnh. Điều này làm tăng độ ẩm và có thể gây đóng băng bên trong, dẫn đến tắc nghẽn và cản trở tạo ra hơi lạnh. Kết quả là máy sẽ hoạt động lâu hơn và không tạo được nhiệt độ mát mong muốn.
Tăng tiêu thụ điện năng: Khi hiệu quả làm lạnh của máy đã bị giảm, thì thời gian block hoạt động dĩ nhiên phải kéo dài ra. Như vậy nó sẽ cần sử dụng nhiều năng lượng hơn để duy trì độ mát, dẫn đến tăng tiêu thụ điện năng. Tiêu thụ nhiều kéo theo lãng phí nhiều và chi phí vận hành càng lớn.
Tác hại sau cùng của việc máy lạnh bị nhỏ nước là về mặt mỹ quan. Bỏ qua hết vấn đề về hiệu quả làm lạnh, độ an toàn sức khỏe, thì khi bước vào căn phòng có điều hòa nhỏ nước cũng sẽ khiến người ta cảm thấy mất cảm tình. Bạn hẳn sẽ không muốn vẻ gọn gàng, ngăn nắp của phòng mình bị phá vỡ bởi nhúm giẻ hoặc xô thấm nước. Nếu hiện tượng nhỏ nước không được xử lý sớm và dứt điểm, nó có thể để lại những dấu vết khó xóa đi. Ví dụ như một mảng ố trên tường, hoặc sàn gỗ cong vênh, chuyển màu vì mốc,...
Trong phần lớn trường hợp, hiện tượng chảy nước bắt nguồn từ nguyên nhân máy không được vệ sinh đúng thời hạn và đúng cách. Thông thường, chỉ khoảng 3 - 6 tháng là lưới lọc điều hòa đã bị đóng 1 lượng bụi dày. Lớp bụi này không chỉ làm ô nhiễm không khí mà còn cản trở quá trình thoát nước ra ngoài, tạo hiện tượng nhỏ nước.
Cách khắc phục vấn đề này thì rất đơn giản thôi. Bạn chưa cần gọi thợ đến làm gì mà hãy tự mình mở mặt nạ để làm sạch lớp lưới lọc và các bộ phận bên trong như quạt, cánh đảo gió,... Thao tác mở mặt nạ và vệ sinh máy kỳ thực rất đơn giản, không cần dụng cụ và kỹ năng phức tạp. Bạn hãy thực hiện mỗi 3 - 6 tháng theo hướng dẫn tại đây tùy vào tần suất và điều kiện sử dụng để máy không bị chảy nước nữa.
Xét theo nguyên lý hoạt động bình thường, nước tạo ra sẽ theo đường ống thoát đi ra ngoài. Vậy ta có thể dễ dàng đoán ra, nếu máy lạnh bị chảy nước, nhiều khả năng đường ống này đã bị tắc nghẽn, bể vỡ nên mới không thực hiện được chức năng vốn có.
Với trường hợp đường ống bị vỡ, đương nhiên chỉ còn cách thay mới. Hãy kiểm tra xem máy lạnh nhà bạn còn trong thời hạn bảo hành hay không. Nếu còn, bạn gọi thợ đến thay miễn phí. Nếu đã qua hạn bảo hành, bạn gọi thợ hoặc tự mình thay đều được. Thao tác thay ống cũng không quá phức tạp với những ai muốn tiết kiệm chi phí.
Với trường hợp đường ống bị tắc nghẽn thì lại có nhiều kiểu tắc và cách xử lý khác nhau. Kiểu đơn giản nhất là do dị vật rơi vào ống. Lúc này, bạn chỉ cần lấy dị vật ra là xong. Vấn đề nghẽn do dị vật cũng sẽ đồng thời được phòng tránh và xử lý sớm nếu bạn tuân thủ lịch vệ sinh định kỳ đã đề cập ở phần trên. Ngoài ra, vẫn còn những kiểu nghẽn phức tạp hơn do hiện tượng đóng băng trong dàn ống. Hiện tượng này xuất phát từ các kiểu lỗi khác nhau sẽ được giới thiệu tiếp dưới đây.
Bên cạnh đường ống, một bộ phần khác liên quan chặt chẽ đến nguyên nhân chảy nước này là máng nước nứt, vỡ. Cách xử lý đối với máng nước cũng giống với khi đường ống nứt, vỡ.
Trên thực tế vẫn có không ít nhân viên kỹ thuật thiếu kinh nghiệm nên có sai sót trong quá trình lắp đặt. Chính những điểm lắp đặt sai kỹ thuật này gây ra trình trạng máy lạnh bị chảy nước. Dễ thấy nhất là việc tính toán độ dốc đặt đường ống thoát sai nên nước không thể chảy ra ngoài được. Hoặc như thợ đi đường ống thoát quá dài nhưng lại không có lỗ thông gió nên nước bị đọng lại, lâu ngày thành tràn. Ít gặp hơn là dàn lạnh không cần bằng, lắp bị nghiêng làm nước dồn sang một bên. Những lý do này đều dẫn đến hiện tượng máy lạnh bị chảy nước.
Để tránh tình trạng này, bạn nên chọn mua máy từ các cửa hàng uy tín vì họ thường sở hữu đội thợ chuyên nghiệp. Nếu không may phạm vào lỗi lắp đặt, những cửa hàng này cũng sẽ chịu trách nhiệm khắc phục miễn phí. Ngoài ra, khi thợ lắp đặt, bạn cũng nên để mắt theo dõi để đưa ra phản hồi, điều chỉnh cần thiết.
Máy lạnh chảy nước do thiếu gas cũng xảy ra khá phổ biến. Khi thiếu hoặc hết gas, dù bạn không thấy mát nhưng thực tế là máy vẫn đang hoạt động. Dàn lạnh vẫn liên tục bị làm lạnh nên sinh ra tinh thể tuyết đóng bên trong. Lớp tinh thể này lẽ ra sẽ tan chảy và thoát ra theo chu kỳ tăng giảm nhiệt độ bình thường của gas thì nay bị đóng dày bên trong dẫn đến nghẽn ống.
Ngoài ra, cũng còn một số nguyên nhân chảy nước khác đến từ lỗi hoạt động như là:
Quạt dàn lạnh bị hỏng: Quạt không quay hoặc quay chậm làm nước không chảy xuống máng hứng được, sau một thời gian đông thành tuyết hoặc nhỏ trực tiếp nuống phòng.
Lỗi bo mạch: Mối nối giữa đường ống xả và dàn hư hỏng khiến bo mạch bị hao mòn, thành lỗi dính tiếp điểm rơle. Lúc này, khi tắt bằng điều khiển thì máy lại không tắt mà vẫn chạy, dẫn đến đóng tuyết hoặc chảy nước ra nhà.
Đối với những nguyên nhân do lỗi hoạt động này, bạn không nên tự mình xử lý mà hãy liên hệ đội ngũ thợ điện lạnh chuyên nghiệp. Họ sẽ trực tiếp kiểm tra và thông báo cho bạn chính xác nguyên nhân cùng phương pháp khắc phục hiệu quả nhất. Đừng lo nếu lỗi này xảy ra khi thời hạn bảo hành đã hết vì các hãng máy lạnh vẫn tiếp nhận hỗ trợ. Bạn chỉ cần trả khoản phí tương ứng loại lỗi mà thôi.
Thông thường, nếu máy lạnh chảy nước vì lỗi kỹ thuật, người dùng sẽ không thể nhận biết được nguyên nhân. Nên việc của bạn chỉ là vệ sinh máy cẩn thận, kiểm tra tắc nghẽn, bể vỡ ở ống thoát và máng nước. Nếu đã thực hiện hết mà tình trạng chảy nước vẫn còn, bạn gọi cho thợ để được kiểm tra các bước sau.
Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu đúng về hiện tượng máy lạnh bị chảy nước. Qua đó, loại bỏ những lo lắng và trải nghiệm tiêu cực trong quá trình sử dụng vì bạn đã biết các xử lý hiệu quả. Nếu bạn cần được hỗ trợ thêm về các vấn đề liên quan đến máy lạnh SK Sumikura, vui lòng liên hệ 1900 545 537 để được giải đáp.